Trong một xã hội đã và đang phát triển không có điểm dừng cũng đã vô tính tạo ra những áp lực hữu hình hay vô hình với mỗi chúng ta. Dựa trên câu chuyện có thật, cựu sinh viên FPT Aptech đã nhỏ to những bí mật chưa kể ai nghe tại Zoom Talk “Biến áp lực thành động lực” tối 12/11 vừa qua.

Cuộc cách mạng công nghiệp đặt con người vào vòng xoay cuồn cuộn như “vòi rồng” của nhịp sống hối hả vô tình tạo ra những áp lực vô hình hoặc hữu hình lên mỗi người. Và hai người chia sẻ tại Zoom Talk cũng chính là cựu sinh viên FPT Aptech cũng không ngoại lệ.

Hai người chia sẻ là bạn Quế Công và Quang Anh đều là cựu sinh viên FPT Aptech. Họ là những người trẻ nhưng đã trải qua muôn vàn khó khăn, thử thách để đến với đam mê của mình. 

Quế Công hiện đang tập trung vào công việc Freelance Developer sau một thời gian là thông dịch viên Tiếng Nhật, còn Quang Anh đang làm việc tại Trung tâm Ứng cứu Khẩn cấp Không gian mạng Việt Nam. Dù công việc khá bận rộn nhưng hai bạn vẫn nhiệt tình chia sẻ rất nhiều câu chuyện lý thú, xuất phát từ kinh nghiệm người thật người thật của bản thân về câu chuyện “áp lực – động lực”

Quế Công thì đã là người đàn ông của gia đình quyết tâm rẽ ngang từ nghề thông dịch viên qua Developer, Quang Anh đã từng trượt nguyện vọng vào ngành CNTT thi Đại học nhưng hiện tại anh chàng cũng đã theo làm đúng lĩnh vực mà mình yêu thích. Cả hai người chia sẻ đều từng học chung lớp tại FPT Aptech.

Ai cũng có những áp lực riêng của mình là điều mà chúng ta không thể phủ nhận. Chính vì vậy, những chia sẻ của Quế Công hay Quang Anh về áp lực như áp lực xuất phát từ đâu (bạn bè, cuộc sống, con nhà người ta, tự bản thân mình…); Áp lực là gì?; Phương pháp định hướng để giúp giải tỏa áp lực… từ góc nhìn của mỗi bạn kể từ những câu chuyện thật mà mình đã từng trải qua.

Đơn giản hóa khái niệm áp lực

Những hình dung quá cao siêu về áp lực hay những hình thức cường điệu hóa của áp lực điều là biểu hiện cho chứng bệnh tâm lý hơn là một trạng thái tâm lý căng thẳng như áp lực. Hiểu một cách đơn giản, áp lực là. Chúng ta có thể liên hệ một cách thú vị với công thức tính vật lý p = F/S, trong đó F là áp lực từ môi trường, đối tượng xung quanh chúng ta (cha mẹ, thầy cô…), S là giới hạn chịu đựng áp lực của chúng ta. 

Định nghĩa “Áp lực” từ góc nhìn vật lý đầy mới mẻ từ kiến thức mà chúng ta đã từng học để đơn giản hóa về khái niệm này.

Không thể phủ nhận rằng, phần lớn áp lực là do vật chất gây nên: “Cơm, áo, gạo, tiền” luôn là nỗi đau đầu muôn thuở kể cả khi xã hội phát triển hay là không, bởi đó là nhu cầu sống cơ bản của con người. Áp lực cũng đến từ những cá nhân xung quanh chúng ta (bạn bè, người thân, gia đình, người yêu…), nó được tác động lên bởi sự kỳ vọng, so bì, tin tưởng quá mức… dần dà, những điều này khiến các cá nhân chịu ảnh hưởng bị stress cực độ, thậm chí là trầm cảm. 

Mỗi một lứa tuổi có áp lực riêng. Khi còn nhỏ chúng ta tị nạnh vì bộ quần áo của người khác đẹp hơn, khi bước vào độ tuổi vị thành niên chúng ta áp lực vì điểm số trong lớp, khi đủ 18 tuổi đi học đại học chúng ta bị áp lực về học hành, mối quan hệ, việc làm, khi đến tuổi lập gia đình chúng ta áp lực vì chuyện kiếm tiền, lo toan cho cuộc sống riêng. Vậy đó, con người ai cũng có áp lực ở bất cứ độ tuổi nào. Vậy nên, hãy cố gắng thích nghi với nó.

Những kỳ vọng khiến nhiều người cảm thấy áp lực, sợ hãi khi không hoàn thành những điều mà bản thân hay người khác mong chờ.

Ai cũng có áp lực của mình!

Chẳng có ai là không có áp lực, chỉ khác là họ có biểu hiện hay không, tính chất áp lực của họ có lớn hay không, nguồn cơn áp lực của họ đến từ đâu… Những áp lực này sẽ thay đổi chúng ta theo ba xu hướng: Tệ đi do áp lực quá mức, gây nên trạng thái chán nản, buông bỏ hay tuyệt vọng; Tốt lên do biết cách biến áp lực thành động lực, biết cách coi nó như một thứ thuốc kích thích bản thân phát triển chứ không phải là thứ khiến bản thân rơi vào trầm cảm, stress; hay không có thay đổi gì vì bản thân nghĩ rằng cá nhân mỗi người khác nhau, không nên so bì làm gì để rồi tự tìm áp lực cho mình. Do vậy, cách chúng ta xử lý hay “hòa hợp” với áp lực sẽ giúp chúng ta tệ đi, tốt lên hay chẳng thay đổi gì cả.

Nhật Bản, một quốc gia từ lâu được biết đến với một áp lực cực kỳ cao và trách nhiệm lớn khi quốc gia họ không có nhiều điều kiện để phát triển cho nên tự bản thân những con người của quốc gia này phải tự đặt bản thân vào khuôn phép, tập trung tối đa cho sự phát triển. Và dần dà, điều này vô hình chung khiến họ có một tâm lý cực kỳ sợ hãi: Làm 16 tiếng một ngày, đặt bản thân sau các yếu tố như gia đình, công việc, bạn bè…Công việc, cuộc sống áp lực quá lớn cũng đã khiến cho Nhật Bản là một quốc gia có tỷ lệ tử vong cao trên cả nước, thậm chí ở Nhật còn có một khu rừng tên là “Rừng tự sát” – nơi để những người có chứng bệnh tâm lý, áp lực quá mức vào đây kết liễu đời mình.

Video Ký sự làm việc của một chàng trai tại Nhật Bản cho chúng ta thấy rõ ràng cuộc sống của người Nhật áp lực đến mức độ nào.

Bản thân Quang Anh cũng từng chia sẻ áp lực vào lúc “chạng vạng 18” của mình. Năm đó anh trượt NV1 vào đại học, trượt học bổng đi du học. Điều này khiến anh thật sự áp lực, khoảng thời gian đó khiến anh rơi vào trầm cảm. Nhưng dù chông gai và áp lực cũng có rất nhiều, nhưng với tinh thần cố gắng và bền bỉ của mình thì anh đã làm quen với ngành học, bắt kịp với nhịp độ và đặc thù ngành. 

Quang Anh đã từng ám ảnh vì câu nói “con nhà người ta” và “tại sao mình không làm được”.

Anh Quế Công cũng từng có áp lực mang tên “80 triệu” – đó là quyết định bảo lưu vì cảm thấy bản thân chưa thực sự sẵn sàng học tiếp hay là cứ tiếp tục học đi vì nếu bảo lưu sẽ bị bỏ lỡ nhiều thứ tại FPT Aptech. Thật may là sau cùng, anh đã chọn học tiếp và cũng có thời gian làm việc đúng chuyên ngành này. Thông qua câu chuyện của bản thân, Quế Công cũng khuyên mọi người không nên bảo lưu vì thời gian chính là thứ để chúng ta trau dồi và rèn luyện bản thân.

Hay lúc mới sang Nhật, anh Công cũng bị áp lực vì bất đồng ngôn ngữ, kinh tế và cả về văn hóa. Anh kể, anh vẫn nhớ lần đầu tiên ăn Tết tại Nhật May sao, sau đó anh đã chăm chỉ học tập, làm việc, làm quen với văn hóa cũng như bắt kịp với nhịp sống tại Nhật.

Đêm 30 Tết mình vẫn đang làm việc, một mình một công xưởng, ở Nhật thì chẳng ai biết đến hôm nay là đêm 30. Mình gọi về gia đình thấy mọi người ăn uống đoàn viên vui vẻ, kể từ giây phút đó mình đã rơi nước mắt, tự nhủ cần cố gắng hơn để sớm có thể quay trở về quê hương”.

Cách biến áp lực thành động lực

Thực tế thì áp lực không xấu như chúng ta vẫn tưởng, theo lý thuyết – áp lực sẽ giúp tác động lên hệ thần kinh giao cảm và các hormone giúp chúng ta luôn trong trạng thái sẵn sàng. Tuy nhiên, chúng ta hay nhầm lẫn áp lực với nỗi sợ nhưng chúng ta nên biết rằng áp lực tạo động lực, nỗi sợ tạo sự sợ hãi, giống như “một sợi dây thun, kéo căng quá sẽ đứt”. Do vậy, hãy để áp lực khiến chúng ta trở nên “co dãn” thích nghi và bắt kịp với nhịp sống của thời cuộc chứ đừng nên để chúng ta “bị đứt”.

Một vài bí kíp từ kinh nghiệm bản thân mà Quế Công và Quang Anh đã có thể biến áp lực thành động lực.

Ngày nay, Peer – pressure (áp lực đồng trang lứa) khiến thế hệ trẻ cảm thấy ngột ngạt bí bách khi tự so sánh và cảm thấy mình quá kém với những người bạn, khi họ đã đạt được rất nhiều thành tựu còn bản thân mình thì không. Vậy, làm thế nào để deal with peer-pressure? Khi đối diện với chính bản thân mình, chúng ta hãy tự hỏi bản thân mình là ai, có giá trị riêng nào? Mỗi chúng ta đều là những cá thể riêng biệt, có xuất phát điểm và đặc tính không giống nhau. Do vậy, đừng biến áp lực đó thành thứ khiến bản thân mình tệ đi mà hãy biến nó thành thứ thúc đẩy chính bản thân mình tốt lên.

Một vài cách được hai diễn giả cũng như các bạn tham gia gợi ý để có thể biến áp lực thành động lực như: 

Tự định hướng bản thân mình (những áp lực giúp ta một lần nữa nhìn lại và đối diện với bản thân. Chúng ta hãy dành thời gian để “độc thoại” với chính mình, tự đặt cho mình những câu hỏi về nguyên nhân và tìm giải pháp cho tình trạng mà bản thân đang gặp phải).

“Đánh thức” nguồn năng lượng tích cực bên trong (ai hẳn cũng có một “kho báu” những suy nghĩ và giá trị tích cực, việc của chúng ta là “lôi” nó ra ngoài và khai thác triệt để);

Áp dụng công thức ADS – (ACCOMPLISH) (A): chấp nhận âu lo để gặt hái thành tựu cụ thể – (DOMINATED) (D): chuyển hóa nỗi buồn thành động lực tiến tới thành công – SUCCESS (S): đạt được kết quả cuối cùng).

Và còn nhiều cách phù hợp nữa chúng ta có thể áp dụng để luôn tạo động lực cho bản thân.

“Kiên trì, nhìn nhận lại và nỗ lực” của Quế Công và “Tin tưởng – kiên cường – vững tin” của Quang Anh chắc hẳn sẽ là những từ khóa quan trọng để giúp chúng ta tiếp nhận và vượt qua “Áp lực”.

Trong phần này, có bạn đặt câu hỏi là “Làm sao nếu thiếu động lực?”. Lời khuyên được đưa ra là “Hãy tự tạo cho mình mục tiêu rõ ràng, muốn học cái gì, muốn làm gì để bản thân thấy có định hướng rõ ràng và có nhiều sự quyết tâm động lực để theo đuổi mục tiêu”. Người bạn đó đã phản hồi lại câu trả lời của hai người chia sẻ rằng sẽ quyết tâm vượt qua những sự lười hay lo nghĩ để bắt đầu thay đổi từ ngày mai.

Hay một bạn đặt câu hỏi “Làm sao nếu lười biếng?” – “Hãy tạo áp lực để mình cảm thấy bản thân nên làm gì cho bớt lười biếng, để nâng cao giá trị của bản thân lên chứ cứ lười mãi thì thời gian trôi còn bản thân mình vẫn mãi là như vậy”. Và bạn ấy đã chia sẻ lại rằng đúng là hiện bạn đang chưa thể vượt lười và sẽ cố gắng trở nên tốt hơn. 

Bạn Đoàn Việt Phát cũng có chia sẻ câu chuyện của mình rằng bản thân không áp lực vì bị so sánh “con nhà người ta” mà lại bị chính áp lực là chủ thể “con nhà người ta” khiến bản thân rơi vào căng thẳng, trầm cảm. Sau Zoom Talk này, bạn đã được khuyên nên trò chuyện, bày tỏ lòng mình với bố mẹ, thầy cô.

Chắc hẳn sau Zoom Talk này, những người tham gia sẽ có một cái nhìn tích cực và mới mẻ hơn về áp lực, học cách biến áp lực thành động lực: “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”. Không có thành công nào là không có những khó khăn và áp lực, vượt qua được tất cả, chúng ta nhất định sẽ nhìn thấy hành trình ấy mình đã đi qua thật kiên cường và luôn theo đuổi được mọi đam mê của chính mình.

Lộc Toàn

FPT Aptech trực thuộc Tổ chức Giáo dục FPT có hơn 25 năm kinh nghiệm đào tạo lập trình viên quốc tế tại Việt Nam, và luôn là sự lựa chọn ưu tiên của các sinh viên và nhà tuyển dụng.
0981578920
icons8-exercise-96