Xã hội phát triển và đi cùng với đó là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mở ra rất nhiều cơ hội việc làm cho ai lựa chọn học công nghệ thông tin và xác định gắn bó lâu dài. Vậy người học công nghệ thông tin ra trường làm gì? Bài viết này sẽ cung cấp đầy đủ thông tin bạn cần biết.

1. Ngành công nghệ thông tin là gì?

Ngành học công nghệ thông tin (CNTT) là gì?

Ngành công nghệ thông tin là một trong những mũi nhọn cần được tập trung phát triển ở mọi quốc gia và Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Ngành CNTT là vô cùng rộng lớn và bao hàm gần như toàn bộ về các sản phẩm công nghệ mà bạn sử dụng ngày nay. Điện thoại, máy tính, mạng internet, phần mềm, ứng dụng… đều là các sản phẩm của ngành CNTT. Càng ngày, các sản phẩm ứng dụng của CNTT càng trở nên phổ biến và không thể thiếu được khỏi cuộc sống, mang đến một nhu cầu nhân lực khổng lồ.

Học công nghệ thông tin ra trường làm gì?
Học công nghệ thông tin ra trường làm gì?

Ngành CNTT đào tạo những gì?

Vì phạm trù của ngành CNTT rất rộng nên những kiến thức được đào tạo cũng vì thế mà phân hóa đa dạng hơn. Tuy vậy, các kiến thức sẽ phân hóa thành hai nhóm chính là các kiến thức về phần mềm và kiến thức về phần cứng. Các kỹ năng phần mềm sẽ bao gồm các mảng liên quan đến lập trình ứng dụng, web… Bên cạnh đó cũng có cả những kiến thức phục vụ cho việc bảo mật, kiểm tra độ hiệu quả của các sản phẩm phần mềm. Các kiến thức phần cứng sẽ tập trung vào việc phát triển hệ thống phần cứng để tạo nền tảng cho phần mềm phát triển. Bên cạnh đó sẽ có các kiến thức về lắp đặt, bảo trì, vận hành các thiết bị phần cứng.

2. Học công nghệ thông tin ra trường làm gì?

Học CNTT không có nghĩa là lúc nào bạn cũng phải làm việc với những dòng code!
Học CNTT không có nghĩa là lúc nào bạn cũng phải làm việc với những dòng code!

Công việc trong ngành CNTT là rất rộng lớn và ngày càng có nhiều công việc mới được ra đời theo quá trình phát triển của công nghệ. Dưới đây là một số những nghề phổ biến khi học CNTT để bạn có thể biết học công nghệ thông tin làm gì:

Lập trình viên Công nghệ thông tin – IT programmer

Lập trình viên Công nghệ thông tin – IT programmer có công việc xoay quanh các phần mềm, ứng dụng. Họ là người tạo ra, theo dõi sửa lỗi cũng như tiến hành nâng cấp cho các phần mềm. Đây là một trong những nghề đang có nhu cầu khá lớn tại cả các doanh trong và ngoài nước.

Chuyên gia phân tích hệ thống – System Analyst

Chuyên gia phân tích hệ thống – System Analyst sẽ đóng vai trò là người thiết kế nên một hệ thống giải quyết vấn đề cho doanh nghiệp như hệ thống quản lý đơn hàng, hệ thống quản lý nhân sự… Nếu đã có hệ thống, họ sẽ là người kiểm tra, phân tích và đưa ra những cải tiến cần thiết để hệ thống vận hành hiệu quả hơn.

Quản trị cơ sở dữ liệu – Database Administrator

Một Database Administrator có nhiệm vụ quản lý và tạo ra cách thức truy cập các tài nguyên dữ liệu của doanh nghiệp sao cho đảm bảo độ hiệu quả cũng như tính bảo mật. Đồng thời, họ cũng là người tiến hành sao lưu và backup cơ sở dữ liệu trong những trường hợp cần thiết.

Quản trị cơ sở dữ liệu Database Administrator
Quản trị cơ sở dữ liệu Database Administrator

Nhà quản lý hệ thống thông tin – Information System Manager

Một Information System Manager sẽ đảm nhiệm công việc gần giống như một leader. Họ sẽ là người giám sát các IT programmer, System Analyst, Database Administrator hay là cả những nhân viên khác chung trong bộ phận. Thông thường một Information System Manager sẽ là người đã có kinh nghiệm làm việc ở các nghề kể trê.

Chuyên gia mật mã – Cryptographer

Đúng như tên gọi, một Cryptographer sẽ có nhiệm vụ mã hóa hoặc giải mã các đoạn mật mã. Họ cũng có nhiệm vụ phá vỡ các mật mã bảo mật hoặc ngược lại. Có khá nhiều Cryptographer đang làm việc và trong đó có một bộ phận không nhỏ những người làm việc cho chính phủ.

Quản trị mạng – Network Administrator

Trong công ty, tập đoàn sẽ có những kết nối mạng LAN giữa các máy tính với nhau và một Network Administrator sẽ có nhiệm vụ giám sát, duy trì hoạt động của hệ thống mạng này.

Quản trị mạng – Network Administrator
Quản trị mạng – Network Administrator

Kỹ sư phần mềm – Software Engineer

Software Engineer sẽ có nhiệm vụ tìm hiểu nhu cầu người dùng và viết nên những ứng dụng, phần mềm giải quyết nhu cầu đó. Software Engineer là một trong những nghề đang rất được ưa chuộng bởi có nhiều ứng dụng trong đời sống.

Quản trị Web – Webmaster

Hầu như các công ty đều sở hữu một trang web riêng và một Webmaster sẽ có nhiệm vụ quản lý tất cả các tài nguyên trên web. Đồng thời, họ cũng là những người cập nhật, phát triển, vá lỗi cho website cũng như phối hợp cùng team marketing để phân tích hiệu quả chiến dịch quảng cáo.

Kỹ thuật viên máy tính – Computer Technicians

Một Computer Technicians sẽ là người có kiến thức sâu về cả phần cứng và phần mềm máy tính để có thể hỗ trợ, lắp đặt các hệ thống máy tính và sửa chữa những vấn đề phát sinh

Chuyên viên viết tài liệu kỹ thuật – Technical Writer

Một Technical Writer là người chuyên viết các văn bản kỹ thuật, các bản hướng dẫn về các vấn đề trong ngành CNTT. Đây là một công việc không quá phổ biến và thường xuất hiện trong các tổ chức nhà nước.

Chuyên viên viết tài liệu kỹ thuật – Technical Writer
Chuyên viên viết tài liệu kỹ thuật – Technical Writer

3. Học công nghệ thông tin ở đâu?

CNTT là một trong những ngành có những biến đổi và chuyển biến không ngừng với các nghề mới xuất hiện mỗi ngày. Không chỉ vậy, CNTT là một trong những ngành thường xuyên học và sử dụng tài liệu quốc tế để tránh sự lỗi lời do chuyển biến nhanh chóng của ngành.

FPT Aptech là đơn vị đã bắt đầu đào tạo CNTT theo tiêu chuẩn quốc tế từ năm 1999 tại Việt Nam và đem tới hơn 100.000 nhân sự chất lượng cho ngành CNTT. FPT Aptech là sự kết hợp của ông lớn trong ngành giáo dục Việt Nam – FPT và tổ chức đào tạo CNTT quốc tế – Aptech. Do đó, giáo trình sử dụng trong giảng dạy là những giáo trình chuẩn quốc tế, được thay đổi liên tục để phù hợp hơn với thời đại. Quy trình giám sát và đào tạo của Aptech cũng đã được cấp chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9001 kiểm định về chất lượng.

Quan trọng hơn cả, khi đến với trường FPT Aptech, bạn sẽ được đào tạo chú trọng vào thực hành dưới sự hướng dẫn của các giáo viên nhiều năm kinh nghiệm. Hệ thống đào tạo lập trình viên quốc tế FPT Aptech cũng sẽ kết hợp với các doanh nghiệp để sinh viên được tham gia vào những chiến dịch thực tiễn của các công ty lớn, giúp sinh viên tích lũy kinh nghiệm từ sớm. Các sinh viên cũng sẽ được bổ sung các kỹ năng cần thiết để việc ứng tuyển sau khi ra trường được kết quả tốt hơn.

Trên đây là ngành nghề dành cho người học công nghệ thông tin? Hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn về ngành và đưa ra được định hướng chính xác trong tương lai. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, vui lòng truy cập địa chỉ aptech.fpt.edu.vn để nhận được sự tư vấn tận tình từ phòng đào tạo.

Câu hỏi thường gặp

Học Aptech ra có thể liên thông lên đại học lấy bằng cử nhân CNTT được không?

Được. Đó chính là tính quốc tế của Aptech. Sinh viên tốt nghiệp 2 năm học Lập trình viên tại Aptech có thể học tiếp 3 kỳ học để lấy bằng Bachelor’s Degree of IT của các trường Đại học nước ngoài (với điều kiện phải có bằng tiếng Anh IELTS 6.0). Có thể chọn 2 cách:

Du học tại Úc: Học tại Trường Đại Học Sourthern Cross University và Swinburne University
Du học tại chổ: Học tại trường Đại Học RMIT của Úc đặt tại Việt Nam (Áp dụng đối với một số trung tâm được lựa chọn)

Con gái có nên học công nghệ thông tin không?

Với những ai cảm thấy yêu thích và có tố chất phù hợp với công nghệ thông tin đều có thể học và theo đuổi ngành này bất kể giới tính. Dù phần lớn nhân sự công nghệ thông tin đều là nam, tuy nhiên những bạn nữ làm trong ngành này cũng rất nhiều. Nữ giới cũng sở hữu khá nhiều lợi thế khi học công nghệ thông tin như khả năng Multitask hay kỹ năng làm việc với khách hàng khéo léo hơn so với nam giới…

Bên cạnh đó, trong thời đại mà công nghệ thông tin được ứng dụng trong mọi lĩnh vực, có rất nhiều project mà tệp khách hàng là nữ giới. Các bạn gái sẽ có lợi thế hơn rất nhiều nếu tham gia vào các project này nhờ sự tương hợp trong những sở thích chung. Vậy nên các bạn đừng ngần ngại lựa chọn công nghệ thông tin nếu đã có sẵn niềm yêu thích với ngành nhé!

Chương trình đào tạo Aptech dành cho những đối tượng nào?

Đối tượng đào tạo của Aptech không phân biệt lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, từ học sinh, sinh viên đến những người đang đi làm trong các công ty, tất cả những ai quan tâm và cần đến tin học trong công việc và cuộc sống như một nghề nghiệp chuyên môn hay như một công cụ hỗ trợ.

Học CNTT ra trường làm nghề gì?

CNTT có một tương lai việc làm vô cùng ổn định và đa dạng trong tương lai 5 năm, thậm chí là 10 năm hoặc dài hơn nữa. Công việc của nhân sự CNTT có thể kể đến như lập trình website, ứng dụng hoặc hệ thống… Bạn cũng có thể đóng vai trò phụ trách bảo mật thông tin và khắc phục lỗ hổng hệ thống phần mềm cho doanh nghiệp. Nếu không thích làm việc với những dòng lệnh, bạn có thể học và trở thành những nhân viên kiểm thử phần mềm. Ngoài ra, do ngành CNTT đang đứng trước những bước chuyển mình mạnh mẽ nên chắc chắn sẽ có rất nhiều công việc mới với mức thu nhập tốt hơn rất nhiều.

FPT Aptech trực thuộc Tổ chức Giáo dục FPT có hơn 25 năm kinh nghiệm đào tạo lập trình viên quốc tế tại Việt Nam, và luôn là sự lựa chọn ưu tiên của các sinh viên và nhà tuyển dụng.
0981578920
icons8-exercise-96