(Post 25/10/2007) Dân Aptechite sau khi học xong năm thứ 1, chắc chắn ai cũng có ít nhiều kỉ niệm với những dự án đầu tay mà mình đã làm: buổi họp project đầu tiên, những buổi brainstorming, những buổi họp nhóm vui vẻ bên đĩa nem chua rán dưới “Giọt Nắng”, những “code” trâu bò chạy “deadline”, rồi sự hớn hở và hồi hộp khi chuẩn bị bảo vệ dự án. Với mình, Project học kì II năm 1 với tên gọi Battle Party là project tuyệt vời và đáng nhớ nhất mà mình đã từng tham gia.

Sau một năm học, trải nghiệm qua những ngôn ngữ lập trình thú vị, Battle Party không những là nơi để mình thể hiện những kiến thức đã tích lũy được, nó còn là sản phẩm của việc nỗ lực tìm hiểu công nghệ và khả năng sáng tạo hết mình của cả nhóm.

Nhóm mình ngày đó có 6 người, mỗi người đóng góp một ý tưởng và cuối cùng mọi người thống nhất sẽ xây dựng Battle Party. Mục đích làm game đến một cách rất đơn giản: lý do thứ nhất là những người viết được game hẳn phải là tay say mê và tài năng về kỹ thuật; thứ hai là để làm được một game, chắc chắn mỗi người sẽ học được rất nhiều điều mới mẻ bên dưới những dòng code đầy ma thuật. Battle Partym ra đời từ sự đam mê, yêu thích công nghệ và từ thú vui giải trí khá lớn của một vài thành viên trong nhóm.

Sau buổi brainstorming, bản nháp của trò chơi đã có nhiều dòng thú vị: trò chơi phải làm sao để đạt tham vọng phát triển thành game online kiểu như Gunbound thời bấy giờ; cách thức chơi phải gần giống như chơi cờ bởi dạng game này sẽ dễ lập trình. Nhóm mình cũng đã tham khảo và “implement” một số giải pháp cho game chơi cờ trước đó. Kết quả là Battle Party được phát triển thành một game chơi mạng, có dạng dàn quân chiến đấu giống như phần chiến trận trong game Heroes III.

??? Tìm hiểu thêm:

Tuy Battle Party chưa được hoàn thiện các đầy đủ các tính năng như mong đợi, nhưng về cơ bản, game đã chạy được khá tốt phần chiến trận. Dự án Battle Party đã cho cả nhóm rất nhiều thứ: học được cách lập trình mạng với Java, sử dụng công nghệ RMI, triển khai kĩ thuật RMI callback, truy xuất dữ liệu MySQL với MySQL Java Connector (down trên trang của SUN), lập trình mạng giao tiếp server với client, client với client kết nối nhờ sự hỗ trợ của server… và rất nhiều các kĩ thuật cắt ghép đồ họa cũng như các kĩ thuật khác nữa.

Điểm khó khăn nhất trong quá trình làm game, đó là việc cắt ghép ảnh sao cho khớp với vị trí mình mong muốn. Tiếp đó là việc lập trình game qua mạng, test thử sản phẩm trên hai máy khác nhau.

Trong quá trình thực hiện dự án, chúng tôi cũng nhận thức được vai trò quan trọng của “team leader” – trưởng nhóm bởi người đảm nhiệm công việc này phải phân việc và ghép code của các thành viên một cách chính xác. Thật là khó khăn khi mỗi người có một phong cách code khác nhau và tạo những file code khác nhau đặt tứ tung trong thư mục project để test và lập trình. Kết quả mà trưởng nhóm thường gặp phải là hàng loạt các đoạn code lung tung không rõ để làm gì (đoạn để test lỗi chẳng hạn).

“Bữa tiệc chiến đấu” – BattleParty là một game chơi qua mạng theo thể loại game turn. Mỗi bên sẽ có nhiều nhất 6 nhân vật: Hiệp Sĩ – Warrior, Pháp Sư -Wizard, Tay súng – Gunner, Bácsĩ – Mystic, Người Đá – RockMan, Sát thủ – Assasine, mỗi nhân vật đều có đặc tính tấn công riêng. Mỗi tên có 1 chỉ số AP (ActionPoint) để di chuyển và số lần tấn công nhất định.

Đối với tất cả chúng tôi, Battle Party vẫn thực sự là một bữa tiệc, một bữa tiệc với những cái “Technology Cake” to đùng cần phải nhai, với những chai “Coding Whisky” đậm chát đủ để nhâm nhi say sưa đến tận 2h sáng. Battle Party quả thực là trải nghiệm tuyệt vời nhất đối với mình ở trung tâm đào tạo lập trình viên quốc tế Aptech. Chúc các Aptechite tìm được cho nhóm mình những ý tưởng project thú vị và thực hiện thành công.

FPT Aptech – Hệ Thống Đào Tạo Lập Trình Viên Quốc Tế

FPT Aptech trực thuộc Tổ chức Giáo dục FPT có hơn 25 năm kinh nghiệm đào tạo lập trình viên quốc tế tại Việt Nam, và luôn là sự lựa chọn ưu tiên của các sinh viên và nhà tuyển dụng.
0981578920
icons8-exercise-96