11 Chọn laptop nào phù hợp với lập trình viên?

Laptop là một công cụ tuyệt vời vừa để học và làm việc, vừa để xem phim và vui chơi giải trí. Đối với lập trình viên, chiếc laptop còn là một người bạn, người anh em đồng hành tin cậy trên quãng đường viết code và thực hành nghề. Laptop tốt sẽ khiến công việc lập trình “dễ thở” hơn nhiều. Do vậy, trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ một số tiêu chí để chọn laptop lập trình, cùng một số mẫu laptop phù hợp cho các bạn tham khảo nhé.

Cách đây không lâu, trong một cuộc phỏng vấn, anh Mark Zúc Zúc gì đó, CEO Facebook đã từng nói rằng: “Laptop lập trình là điều quan trọng nhất, còn những thứ khác có hay không có, không quan trọng!”

Bill Gates, ngày vừa sáng lập Microsoft, cũng có một câu tương tự: “Có hai thứ mà lập trình viên giỏi nào cũng phải có. Thứ đầu tiên là một người thầy giỏi, động viên và dẫn dắt ta đi đúng hướng. Thứ còn chính là một chiếc laptop nhanh, bền, tốt, luôn bên ta trên con đường học nghề và lập trình.”

Đương nhiên là 2 bác ở trên không nói ra câu này, do Code Dạo chế ra cả thôi. Nói có vẻ đùa nhưng sự thật đúng là như vậy!

Laptop là một công cụ tuyệt vời vừa để học và làm việc, vừa để xem phim heo và vui chơi giải trí. Đối với developer, chiếc laptop còn là một người bạn, người anh em đồng hành tin cậy trên quãng đường viết code và thực hành nghề. Laptop tốt sẽ khiến công việc lập trình “dễ thở” hơn nhiều!

Do vậy, trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ một số tiêu chí để chọn laptop lập trình, cùng một số mẫu laptop phù hợp cho các bạn tham khảo nhé.

Laptop nào mà chả lập trình được? Sao phải chọn?

Đương nhiên là hầu như laptop nào cũng dùng để lập trình được, nhưng một chiếc laptop mạnh sẽ làm tăng năng suất làm việc của bạn hơn. Đừng tiếc tiền mà dùng máy dỏm, vì một chiếc laptop có hiệu năng cao sẽ tiết kiệm của bạn rất nhiều thời gian và tiền bạc về sau.

Giả sử bạn dùng laptop 8-10 tiếng một ngày thì chiếc máy nhanh hơn 10% sẽ giúp bạn tiết kiệm mỗi ngày 1 tiếng, 1 năm tiết kiệm được 365 tiếng… tức hơn 2 tuần.

Chọn một chiếc laptop tử tế ngay từ đầu cũng sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều chi phí để nâng cấp, sửa chữa về sau. Chưa kể, nếu bạn muốn theo nghiệp lập trình game, lập trình di động thì phải có laptop mạnh hoặc chuyên biệt thì mới đáp ứng được nhu cầu.

Tất nhiên, khi đi làm thì thường công ty sẽ cung cấp cho bạn một cỗ máy đủ mạnh để code và làm việc. Tuy nhiên, những lúc tự học, tự test công nghệ mới, làm dự án cá nhân, bạn vẫn phải nghịch ngợm trên chiếc laptop nho nhỏ của mình thôi ;).

Những yếu tố cần lưu ý khi lựa chọn laptop

Laptop cũng có 5 – 7 loại, đắt có rẻ có, tha hồ chọn lựa. Sau đây, mình sẽ liệt kê một số tiêu chí các bạn cần lưu ý khi lựa chọn laptop để lập trình:

Cấu hình:

  • CPU: Càng nhanh càng tốt, ít nhất lên mua chip i5 hoặc i7, tốc độ xử lý từ 3Ghz lên là ok.
  • RAM: Càng nhiều càng tốt, ít nhất phải là 8GB vì có một số IDE ăn RAM rất khủng. Nếu được thì mua luôn 16GB sẽ dễ thở hơn, muốn chạy máy ảo cũng không phải lo nghĩ gì.
  • Ổ cứng: Nên chọn loại có ổ SSD hoặc lắp thêm ổ SSD. Chi phí bỏ ra không nhiều nhưng lại tăng tốc độ của máy lên nhiều lần. Ổ cứng nên kiếm khoảng 500GB-1TB vì sẽ cần lưu trữ nhiều: tài liệu học tập, các phầm mềm khủng,…
  • Card đồ hoạ: Thật ra cái này không cần lắm, dùng card onboard vẫn code bay tóc rồi. Tuy nhiên, nếu làm lập trình game, làm đồ hoạ hoặc cần encode video thì nên sắm loại có card rời. Nếu muốn chơi game thì kiếm con nào card ổn ổn một tí nhé.

Tuy nhiên, nhiều bạn khi mua máy cứ chăm chăm vào cấu hình mà quên các yếu tố khác rất quan trọng.

Vậy ngoài cấu hình thì cần để ý cái chi?

  • Màn hình: To hay nhỏ? Màn hình có đủ sáng, hiển thị ok không?
  • Trọng lượng: Máy nặng hay nhẹ, có dễ mang đi hay không? Nếu hay di chuyển thì nên mua loại nhẹ, màn hình nhỏ. Nếu ít di chuyển thì nên mua loại to và nặng hơn, code cho sướng.
  • Pin và tản nhiệt: Pin trâu hay pin yếu, tản nhiệt như thế nào, xài lâu có bị nóng không?
  • Bàn phím: Bàn phím để code gõ có thoải mái không? Đây là thứ rất quan trọng vì bạn phải gõ code rất nhiều. Ngoài ra, chúng ta thường hay code đêm nên hãy ưu tiên loại có đèn bàn phím.
  • Độ bền: Máy có bền hay không, bảo hành bao lâu? Laptop sẽ theo bạn ít nhất 4 năm đại học nên hãy hỏi bạn bè xem hãng đó máy xài bền hay mau hỏng, chế độ bảo hành thế nào?
  • Giá: Giá cả ra sao? Có phù hợp túi tiền không?

Một số mẫu laptop phù hợp

Dưới đây, mình có khuyến khích một số loại laptop dựa theo ý kiến cá nhân, nếu có loại nào ổn hơn anh em cứ giới thiệu nhé:

Ngon bổ rẻ:

  • HP 15-AY013NR 15.6-inch: Giá không cao, CPU i5-6200U, RAM 8GB, SSD 128GB (nên gắn thêm), card onboard Intel. Quá đủ để code.

Cho các bạn có nhiều tiền:

  • Dòng Macbook Pro: Máy đẹp, chụp tự sướng trông rất bảnh, nhẹ nên tiện dụng dễ mang theo, pin trâu 7-8 tiếng. Máy chạy bền và ổn định, tắt mở rất nhanh, hỗ trợ command line và các công cụ lập trình rất tốt. Nhược điểm là giá hơi cao, đôi khi cần cài thêm Windows để code một số thứ. Ngoài ra Mac không thích hợp chơi game nên game không nhiều, khó chạy các game khủng.
  • Dòng Alienware: Cấu hình ngon, chơi game và code đã, máy ngầu hầm hố. Tuy nhiên giá hơi cao và do “hầm hố” nên máy và cục sạc hơi nặng, vác theo rất mệt.
  • Dell Latitude E7470 Business Ultrabook
  • Asus K501UW-AB78 15.6-inch
  • Dòng Dell XPS 13

Tầm trung:

  • Lenovo Yoga 710 15.6-inch
  • Asus Q304ua 13.3-inch 2-in-1 Touchscreen Full Hd
  • Toshiba Satellite L55 15.6-inch

Tầm thấp, giá rẻ đủ code:

  • HP 14-AN013NR 14-inch Notebook
  • Acer Chromebook CB3-131-C3SZ
  • Acer Aspire ES 15

Kết

Xét cho cùng, laptop là công cụ nên việc dùng công cụ thế nào còn tùy thuộc rất lớn vào bản thân người sử dụng.

Bạn có laptop xịn 40-50 triệu mà chỉ dùng để suốt ngày chơi game, lướt Facebook thì cũng chỉ tổ phí tiền, còn không bằng thằng bạn chỉ có laptop 6-7 triệu nhưng dùng để lướt blog Tôi đi code dạo, đọc Medium, học code online, làm dự án cá nhân để học.

Hi vọng bài viết giúp các bạn lựa chọn được người bạn ưng ý trên bước đường lập trình nhé. Có thắc mắc hay góp ý gì mọi người cứ viết trong mục comment nha!

Thông tin tác giả

Anh Phạm Huy Hoàng hiện đang theo học Thạc sĩ ngành Computer Science tại Đại học Lancaster, UK. Hoàng cũng là chủ blog Tôi Đi Code Dạo khá nổi tiếng tại Việt Nam với hơn 2.5 triệu lượt xem và 30000 lượt follow fanpage.

Anh có hơn 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phần mềm và đam mê nghiên cứu về bảo mật, công nghệ web, các công nghệ mới. Anh từng phát hiện và công bố lỗ hổng bảo mật của Lotte Cinema và Lozi.vn

 

(theo GenK)

FPT Aptech trực thuộc Tổ chức Giáo dục FPT có hơn 25 năm kinh nghiệm đào tạo lập trình viên quốc tế tại Việt Nam, và luôn là sự lựa chọn ưu tiên của các sinh viên và nhà tuyển dụng.
0981578920
icons8-exercise-96