(Post 29/05/2009) “Google còn hiểu rõ về bạn hơn cả mẹ đẻ của bạn”. Đó là câu mà nhiều chuyên gia phân tích ngày nay đều muốn nói với người dịch vụ tìm kiếm Internet nổi tiếng này.

Minh bạch hay không minh bạch

Trong khi đó Google cho rằng thực tế những lo ngại về tính không minh bạch và lượng dữ liệu người dùng mà hãng này đã thu thập được đã bị thổi phồng một cách quá đáng. Trái lại người dùng Google được cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết ngay trong dịch vụ mà họ sử dụng cũng như có đầy đủ quyền kiểm soát với những thông tin dữ liệu sẽ bị dịch vụ thu thập.

Nhưng trên thực tế dữ liệu mà Google thu thập được từ người dùng lại có cả “phần nổi” và “phần chìm”. Phần nổi là những dữ liệu do người dùng tạo ra – phần này thì người dùng có thể thấy và kiểm soát được – và dữ liệu nhật ký được lưu trên máy chủ của Google.

Có thể thấy phần dữ liệu nhật ký máy chủ là người dùng không thể nào tiếp cận và kiểm soát được. Dữ liệu này có thể bao gồm cookie trình duyệt, mã số nhận dạng PC, yêu cầu truy cập web, lịch sử tìm kiếm, địa chỉ IP … Cho đến nay Google vẫn từ chối cung cấp chi tiết về cấu trúc dữ liệu nhật ký máy chủ mà lúc nào cũng chỉ nói rằng hãng này liên tục duy trì một hệ thống dữ liệu nhật ký máy chủ duy nhất cho mọi dịch vụ.

Google tuyên bố hãng này sẽ không bao giờ cho phép truy cập đến nhật ký yêu cầu tìm kiếm cũng như các loại dữ liệu nhật ký máy chủ khác bởi những dữ liệu này gắn kết đến một trình duyệt hoặc một địa chỉ IP của một PC nhất định chứ không dính dáng gì đến tài khoản cá nhân Google nào hết. Nếu “mở cửa” những dữ liệu này thì sẽ gây ra rất vấn đề bảo vệ tính riêng tư cá nhân mà bản thân hãng này không có đủ năng lực để xử lý.

Mới đây Google đã công bố một thay đổi mới trong chính sách bảo vệ tính riêng tư người dùng nhằm giúp người dùng có thêm quyền kiểm soát đối với những dữ liệu mà họ đã tạo ra. Cụ thể, Google tuyên bố những dữ liệu này sẽ chỉ được lưu trên máy chủ của hãng tối đa là 14 ngày. Đối với Gmail có thể kéo dài lên tới 60 ngày.

Người dùng cũng có thể kiểm soát được những quảng cáo được hiển thị khi họ sử dụng các dịch vụ của Google bằng cách bổ sung hoặc loại bỏ những lĩnh vực quảng cáo được lưu trong Google Ads Preferences Manager hoặc loại bỏ Google Doubleclick Cookie.

Lãnh đạo Google tuyên bố người dùng không có gì phải lo lắng. Các dịch vụ ứng dụng đều chạy trên các máy chủ khác nhau. Tuy nhiên trong một số trường hợp nhất định sẽ có sự chia sẻ dữ liệu giữa các dịch vụ khác nhau. Đa phần những sự chia sẻ này đều bắt nguồn từ phía người dùng là chính.

Ví dụ, người dùng Google Health có một cuộc hẹn đi khám bác sĩ thì chắc chắn họ sẽ muốn lịch hẹn này có trên Gmail và Google Calendar. Rõ ràng nhìn vào thì là do người dùng chủ động liên kết chia sẻ thông tin nhưng thực tế là nếu Google không cho phép thì họ sẽ không thể làm được điều đó. Có thể nói chính sách bảo vệ tính riêng tư do Google soạn ra nên có rất nhiều chỗ có lợi cho họ.

Có vẻ như Google đang mong đợi một điều rằng sự thiếu minh bạch trong chính sách bảo vệ tính riêng tư cá nhân người dùng sẽ được hãng này sử dụng để giúp họ tạo nên tính mạch bạch cho các dịch vụ.

Như ví dụ ở trên thì rõ ràng Google không hề tuân thủ quy định bảo vệ thông tin bí mật liên quan đến bác sĩ – bệnh nhân. Google tuyên bố không cho phép quảng cáo trên Google Health nhưng lại cho phép chia sẻ dữ liệu của dịch vụ này với các dịch vụ khác. Rõ ràng thông tin cá nhân người dùng Google Health vẫn đang được sử dụng ở chỗ khác.

Thay đổi phong cách

Mới đây Google đã quyết định thay đổi phương pháp và định hướng tiếp cận tìm hiểu người dùng nhằm tìm đúng đối tượng quảng cáo cho từng mặt hàng cụ thể. Quyết định này cũng đã ngay lập tức làm dấy lên rất nhiều lo ngại.

Cho đến tận gần đây Google vẫn đặt quảng cáo vào trong Gmail theo phương pháp “thụ động” phụ thuộc vào bối cảnh chủ đề email mà người dùng đang quyệt. Để tránh người dùng Gmail phải đối mặt với những quảng cáo nhạy cảm liên quan đến các chủ đề chủng tộc, tôn giáo, giới tính, sức khỏe, chính trị… hãng đã quyết định loại bỏ hoàn toàn những chủ đề này. Hình ảnh dưới đây sẽ minh họa rõ cách làm của Google.

Có thể thấy kiểu cách quảng cáo này cần rất nhiều thông tin về người dùng. Chính vì thế mà Google đã quyết định từ bỏ phương pháp này.

Ngày 11/3 vừa qua Google chính thức công bố phương pháp “quảng cáo dựa trên sở thích của người dùng”. Điều này có nghĩa rằng Google giờ đây sẽ không cung cấp quảng cáo dựa trên bối cảnh chủ đề nữa mà dựa trên những thông tin hay website mà trước đó người dùng thường xuyên truy cập đến.

Thông tin liên quan đến lịch sử duyệt web của người dùng lại dính rất nhiều đến “cookie trình duyệt”. Mà “cookie trình duyệt” lại không chỉ chỉ rõ một người dùng cụ thể hoặc một loại trình duyệt cụ thể mà còn có thể khiến người dùng phải xem những quảng cáo của những người dùng khác nếu PC đang dùng là PC được dùng chung bởi nhiều người.

Điều này đồng nghĩa với việc Google đã sử dụng những dữ liệu mà người dùng không bao giờ được tiếp cận đến để phục vụ cho mục đích quảng cáo. Đáp lại lo ngại này lãnh đạo Google tuyên bố họ sẽ tìm mọi cách để tăng cường tính minh bạch.

Các nhà hoạt động bảo vệ tính riêng tư cá nhân người dùng lo ngại rằng “quảng cáo dựa trên sở thích người dùng” mới chỉ là bước đi đầu tiên của Google nhằm hướng tới một hình thức quảng cáo khác cao hơn có thể tận dụng hết mọi thông tin mà Google đã thu thập được về người dùng.

Song bên cạnh đó cũng phải thừa nhận rằng Google cũng đã có những động thái cần thiết để giúp người dùng kiểm soát tốt hơn những thông tin mà họ cung cấp. Có thể kể đến ở đây là Privacy Center cùng một số công cụ giúp kiểm soát tốt hơn một số dịch vụ của Google mà họ có sử dụng.

Và Google không phải là hãng duy nhất mà hiện đang có rất nhiều hãng khác cũng đang tập trung hướng tới phát triển phương pháp quảng cáo theo sở thích của người dùng cũng như làm thế nào để tận dụng hết mọi “hiểu biết” về người dùng để cung cấp những quảng cáo phù hợp nhất với họ.

Hình thức quảng cáo này sẽ không thể được thay đổi nếu như người dùng không lên tiếng phản đối. Song có vẻ như người dùng sẽ không làm như thế bởi trong mắt họ hình thức quảng cáo này có vẻ thích thú hơn nhiều so với thư rác.

Nói gì đi chăng nữa thì vấn đề bảo vệ thông tin cá nhân người dùng cần phải được thắt chặt. Song bên cạnh đó nói thẳng ra thì người dùng cũng cần phải “chấp nhận” một chút quảng cáo bởi phải để ngỏ cho những nhà cung cấp như Google “kiếm chút tiền” để trang trải những chi phí mà họ đã bỏ ra để vận hành và cung cấp những dịch vụ hoàn toàn miễn phí như hiện nay.

Còn tiếp…

Hoàng Dũng (Tổng hợp)
(theo VnMedia)

FPT Aptech – Hệ Thống Đào Tạo Lập Trình Viên Quốc Tế

FPT Aptech trực thuộc Tổ chức Giáo dục FPT có hơn 25 năm kinh nghiệm đào tạo lập trình viên quốc tế tại Việt Nam, và luôn là sự lựa chọn ưu tiên của các sinh viên và nhà tuyển dụng.
0981578920
icons8-exercise-96