Ông Đặng Trần Phương – Phó Tổng giám đốc FPT Software, Tập đoàn FPT dẫn dắt FPT Mỹ đạt lợi nhuận tăng 11 lần sau nhiều năm không tăng trưởng.

Xuất thân là dân kinh tế, ông Phương theo học FPT Aptech sau khi tốt nghiệp đại học vì tò mò công nghệ thông tin là gì. Tuy nhiên, trong thời gian học tại đây, ông đã được giới thiệu đến Mảng phần mềm của FPT để làm việc.

Xuất thân là dân kinh tế, ông Đặng Trần Phương theo học FPT Aptech sau khi tốt nghiệp đại học
Xuất thân là dân kinh tế, ông Đặng Trần Phương theo học FPT Aptech sau khi tốt nghiệp đại học

Nam giám đốc lúc ấy cũng đi lên từ vị trí Software Developer như bao kỹ sư công nghệ khác. Sau vài năm, ông đảm nhiệm vai trò quản lý dự án, tiếp tục thăng cấp lên giám đốc dự án và giám đốc kinh doanh.

Trong quá trình này, ông đã bắt đầu tiếp cận các dự án với đối tác Mỹ. Năm 2012, ông Phương tham gia buổi đàm phán với công ty sản xuất máy bay hàng đầu thế giới – Boeing kéo dài 10 tiếng. Với kinh nghiệm về cả công nghệ, quản lý và kinh tế, ông đã giúp công ty mang về gói cung ứng phần mềm trị giá hàng triệu USD. Năm 2015, lần đầu tiên công ty này chọn FPT là một trong ba nhà cung ứng (vendor) của dự án lớn với giá trị công việc được giao ước tính khoảng 20 triệu USD.

Tiếp nối thành công, ông Phương còn đàm phán thành công dự án hơn 60 tỷ đồng, hợp đồng lớn nhất trong Mảng phần mềm của FPT thời điểm đó. Theo ông, những “chiến công” này là một trong các yếu tố giúp bản thân được ban lãnh đạo đề bạt trở thành Giám đốc FPT tại Mỹ năm 36 tuổi.

Vị giám đốc sinh năm 1981 kể lại, thời điểm tiếp nhận, doanh số của FPT tại thị trường Mỹ là 51 triệu đô và không ghi nhận tăng trưởng. Ban lãnh đạo kỳ vọng ông có thể tạo nên bước tiến mới cho đơn vị và giao mục tiêu tăng trưởng 30%.

Kết quả, năm đầu tiên, FPT tại thị trường Mỹ tăng trưởng 35% và 40% cho năm thứ hai. Năm 2019, ông đưa FPT Mỹ trở thành đơn vị tăng trưởng tốt nhất Tập đoàn FPT.

Trong suốt 5 năm, công ty đạt mức doanh số cao hơn 5,5 lần, tăng trưởng lợi nhuận cao gấp 11 lần, đưa đơn vị lần đầu tiên  vượt qua FPT Nhật Bản.

“2022 là lần đầu tiên khi FPT Mỹ vượt FPT Nhật Bản, thị trường lớn nhất của FPT từ trước đến giờ”, ông nhấn mạnh.

Ông Đặng Trần Phương, Phó Tổng Giám đốc FPT Software phát biểu tại lễ khai trương văn phòng khu vực Trung Đông của FPT
Ông Đặng Trần Phương, Phó Tổng Giám đốc FPT Software phát biểu tại lễ khai trương văn phòng khu vực Trung Đông của FPT

Bên cạnh đó, dưới sự dẫn dắt của vị giám đốc 8x, số lượng văn phòng của FPT Mỹ tăng gấp đôi với 9 địa điểm và nhân sự tăng 300%. Ông Phương chia sẻ, bản thân mở rộng kinh doanh với phương châm: Thị trường Mỹ không gói gọn trong biên giới của quốc gia này mà mở rộng ra toàn châu lục.

Tính đến năm 2020, ông phụ trách quản lý hơn 400 nhân sự, có mặt tại hơn 25 bang của Mỹ và mạng lưới văn phòng, trung tâm sản xuất tại Canada, Ấn Độ, Columbia…

Mới đây, ông cùng cộng sự tiếp tục đàm phán thành công hợp đồng lịch sử 225 triệu USD với công ty mua bán, giao dịch ô tô lớn nhất Bắc Mỹ. Đây là dự án có giá trị cao nhất từ trước đến nay trong Mảng phần mềm của FPT. Đơn vị sẽ phụ trách toàn bộ ứng dụng hệ thống cho khách hàng lớn này.

“Chúng tôi không thay đổi đội ngũ làm việc trực tiếp với họ từ những ngày đầu đến nay”, ông nhấn mạnh.

Điểm FPT có mà các đơn vị khác không có là sự chuẩn bị về nguồn nhân lực. Công ty cùng trường đại học có thể đào tạo theo yêu cầu thực tiễn, dựa trên công việc vốn có với khách hàng trên toàn cầu.

“FPT có thể huy động lượng nhân sự lớn theo ý muốn ngay khi cần”, ông nói thêm.

Ông Phương (giữa) nhận giải Sao chiến công FPT Hạng nhất từ ban lãnh đạo Tập đoàn FPT. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Ông Phương (giữa) nhận giải Sao chiến công FPT Hạng nhất từ ban lãnh đạo Tập đoàn FPT. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Từ dân kinh tế “đá chéo sân” IT, ông Đặng Trần Phương cho rằng, hành trình này cần nhất là kỹ năng tự học và ý thức học hỏi, nhất là trong môi trường làm việc với công nghệ phần mềm, lĩnh vực thay đổi hằng ngày, thậm chí hằng giờ.

Đồng thời, trong quá trình làm việc cũng như tuyển dụng, ông Đặng Trần Phương đánh giá cao năng lực ngoại ngữ và khả năng giao tiếp. Nhân sự trong lĩnh vực phần mềm cần làm việc với nhiều ngôn ngữ khác nhau, đặc biệt là tiếng Anh. Do đó, ngôn ngữ là công cụ rất quan trọng để giao tiếp và làm việc hiệu quả với cả máy và người, giao tiếp sao để mọi người hiểu ý mình là cách để một người có thể chạm tới thành công.

Đây cũng là những kỹ năng ông Đặng Trần Phương đã tích lũy được từ khi theo học tại FPT Aptech. Lượng kiến thức tại đây rất lớn và tài liệu học hoàn toàn bằng tiếng Anh. “Khi mới vào, tiếng Anh của tôi chỉ ở mức bình thường. Do đó, để học được hết kiến thức cần để làm việc thực tiễn, tôi cũng như các bạn khác đều phải cố gắng tự học, tự nghiên cứu nhiều hơn để tiếp nhận kiến thức nhanh, hiệu quả hơn”, ông kể lại.

Mới đây, ông Đặng Trần Phương được vinh danh là một trong 25 cựu sinh viên tiêu biểu của FPT nhân dịp 25 năm thành lập mảng giáo dục. Câu chuyện về sự nỗ lực không ngừng nghỉ trong việc đưa trí tuệ Việt vào những sản phẩm công nghệ quốc tế của giám đốc 8x này được tin tưởng sẽ truyền lửa cho nhiều bạn trẻ đã, đang và sẽ lựa chọn theo đuổi lĩnh vực công nghệ thông tin.

Theo Cafebiz

FPT Aptech trực thuộc Tổ chức Giáo dục FPT có hơn 25 năm kinh nghiệm đào tạo lập trình viên quốc tế tại Việt Nam, và luôn là sự lựa chọn ưu tiên của các sinh viên và nhà tuyển dụng.
0981578920
icons8-exercise-96