Trong thời đại công nghệ số như hiện nay, IoT là một thuật ngữ rất quen thuộc. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu về IoT là gì, cấu trúc như thế nào, hoạt động ra sao và những tính ứng dụng của IoT. Hiểu được điều đó, bài viết hôm nay sẽ cập nhật tất cả các thông tin liên quan đến IoT, mời bạn cùng đón đọc với chia sẻ từ Aptech.

IoT là gì? 

IoT là viết tắt của Internet of Things dịch là Internet vạn vật, đây là một hệ thống bao gồm các thiết bị tính toán, kỹ thuật số, máy móc cơ khí và thậm chí cả con người, được kết nối với nhau thông qua mạng Internet. Những thiết bị này có khả năng truyền tải dữ liệu mà không cần sự tương tác trực tiếp giữa con người và máy tính.

IoT – hệ thống thông minh hoạt động qua mạng InternetIoT – hệ thống thông minh hoạt động qua mạng Internet

Ý tưởng về một mạng lưới thiết bị thông minh này đã được đưa ra từ năm 1982, khi một chiếc máy bán nước Coca-Cola tại Đại học Carnegie Mellon được tùy chỉnh để kết nối với Internet. Thiết bị này có thể báo cáo tình trạng kiểm kho và độ lạnh của những chai nước mới bỏ vào máy, đánh dấu bước đầu tiên trong sự phát triển của IoT.

Cấu trúc của hệ thống IoT 

Hệ thống IoT có bốn lớp chính: lớp cảm biến, lớp mạng, lớp xử lý dữ liệu và lớp ứng dụng. Cụ thể:

  • Lớp cảm biến: Thu thập dữ liệu từ các nguồn như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng và âm thanh.
  • Lớp mạng: Kết nối và truyền dữ liệu giữa các thiết bị và Internet.
  • Lớp xử lý dữ liệu: Phân tích và diễn giải dữ liệu để sử dụng cho các hành động tiếp theo.
  • Lớp ứng dụng: Cung cấp giao diện và chức năng cho người dùng tương tác và điều khiển thiết bị IoT.

Nguyên lý hoạt động của IoT 

Hệ thống IoT hoạt động bằng cách thu thập và trao đổi dữ liệu trong thời gian thực. Một hệ thống IoT hoàn chỉnh gồm ba thành phần chính:

  • Thiết bị thông minh: Các thiết bị như tivi, camera an ninh và thiết bị tập thể dục có khả năng thu thập và truyền dữ liệu qua Internet.
  • Ứng dụng IoT: Phần mềm tích hợp và phân tích dữ liệu từ các thiết bị IoT, sử dụng trí tuệ nhân tạo và máy học để đưa ra quyết định và phản hồi thông minh.
  • Giao diện đồ họa người dùng: Người dùng quản lý các thiết bị IoT qua giao diện như ứng dụng di động hoặc trang web.

Internet of Things hoạt động nhờ việc thu thập, trao đổi dữ liệuInternet of Things hoạt động nhờ việc thu thập, trao đổi dữ liệu

Ưu và nhược điểm của IoT 

Để hiểu hơn về  IoT là gì, việc nắm bắt về những ưu điểm và lược điểm của chúng là điều không thể bỏ qua:

Ưu điểm của IoT

  • Truy cập thông tin bất kỳ lúc nào, ở bất kỳ đâu, trên mọi thiết bị.
  • Nâng cao khả năng giao tiếp giữa các thiết bị điện tử kết nối với nhau.
  • Chuyển dữ liệu qua mạng Internet giúp tiết kiệm thời gian và chi phí.
  • Tự động hóa các nhiệm vụ, cải thiện chất lượng dịch vụ cho doanh nghiệp.

Nhược điểm của IoT

  • Khi nhiều thiết bị kết nối và chia sẻ thông tin, nguy cơ bị hacker tấn công và đánh cắp thông tin bí mật tăng lên.
  • Doanh nghiệp phải đối mặt với việc quản lý số lượng lớn thiết bị IoT và việc thu thập, xử lý dữ liệu từ chúng có thể là một thách thức.
  • Nếu hệ thống gặp lỗi, có thể gây ảnh hưởng đến tất cả các thiết bị kết nối.
  • Thiếu tiêu chuẩn quốc tế về khả năng tương thích, khiến các thiết bị từ các nhà sản xuất khác nhau khó có thể giao tiếp hiệu quả với nhau.

Những ứng dụng trong đời sống của IoT

Với sự đặc biệt của mình, IoT được ứng dụng rất rộng rãi và đầy ấn tượng trong đời sống. Cụ thể:

Ứng dụng IoT với người dùng 

IoT đã làm cho ngôi nhà, văn phòng và các phương tiện di chuyển trở nên thông minh hơn, dễ dàng sử dụng và đo lường hơn. Cụ thể:

  • Các thiết bị thông minh như Google Home hay Amazon Echo giúp người dùng phát nhạc, đặt hẹn giờ và thực hiện nhiều tác vụ khác một cách dễ dàng.
  • Máy điều hòa thông minh cho phép bạn sưởi ấm ngôi nhà trước khi về đến nhà, giúp tăng cường sự thoải mái.
  • Các cảm biến môi trường cho bạn biết về mức độ ô nhiễm và độ ồn xung quanh.
  • Những chiếc xe hơi tự lái và thành phố thông minh đang thay đổi toàn diện cách xây dựng và quản lý không gian công cộng.

IoT ứng dụng với người dùng qua các thiết bị thông minhIoT ứng dụng với người dùng qua các thiết bị thông minh

Tuy nhiên, việc ứng dụng những công nghệ này cũng đặt ra những thách thức về quyền riêng tư cá nhân.

Ứng dụng IoT với các doanh nghiệp 

IoT không chỉ mang lại lợi ích cho người dùng cá nhân mà còn hỗ trợ mạnh mẽ cho các doanh nghiệp. Lợi ích của IoT trong doanh nghiệp tùy thuộc vào cách triển khai hệ thống nhưng nhìn chung, IoT giúp doanh nghiệp có quyền truy cập vào dữ liệu sản phẩm và hệ thống nội bộ nhiều hơn.

Các nhà sản xuất hiện nay đã tích hợp cảm biến vào sản phẩm để theo dõi và truyền dữ liệu về cách chúng hoạt động, giúp phát hiện lỗi trước khi gây ra thiệt hại. Ứng dụng IoT cho doanh nghiệp có thể chia thành hai phân khúc chính:

  • Dịch vụ dành riêng cho ngành: Như cảm biến trong nhà máy phát điện hoặc thiết bị định vị thời gian thực trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.
  • Thiết bị IoT trong công nghiệp: Chẳng hạn như hệ thống điều hòa không khí thông minh, hệ thống an ninh và nhiều thiết bị khác hỗ trợ hoạt động kinh doanh.

Doanh nghiệp sử dụng IoT qua các cảm biến phát triển hệ thốngDoanh nghiệp sử dụng IoT qua các cảm biến phát triển hệ thống

Một vài thiết bị IoT tiêu biểu hiện nay 

Với tính ứng dụng đặc biệt trong đời sống đối với người dùng và doanh nghiệp như ở trên, có không ít các thiết bị IoT tiêu biểu được đánh giá cao.

Nhà thông minh 

Các thiết bị trong nhà thông minh tập trung vào hiệu quả hoạt động, tính an toàn và mạng lưới kết nối trong nhà. Những ví dụ điển hình bao gồm:

  • Ổ điện thông minh: Giám sát mức tiêu thụ điện, kết hợp với bộ điều nhiệt thông minh giúp kiểm soát nhiệt độ hiệu quả hơn.
  • Hệ thống thủy canh: Sử dụng cảm biến IoT để quản lý vườn trồng một cách tối ưu.
  • Máy báo khói IoT: Phát hiện và thông báo khi có khói thuốc lá hoặc nguy cơ cháy.
  • Hệ thống an ninh gia đình: Bao gồm khóa cửa, camera, máy phát hiện rò nước, giúp phát hiện và cảnh báo sớm các mối nguy hiểm cho chủ nhà.

Xe hơi thông minh 

Với sự phát triển của công nghệ, ô tô ngày nay có thể kết nối Internet thông qua nhiều phương tiện như camera hành trình, hệ thống giải trí và các cổng kết nối khác. Quá trình này bao gồm thu thập dữ liệu từ các bộ phận như chân ga, phanh, đồng hồ tốc độ và bình xăng để giám sát hiệu suất của người lái và tình trạng phương tiện. Xe hơi thông minh mang lại các lợi ích như:

  • Giám sát đội xe cho thuê, tăng hiệu quả sử dụng nhiên liệu và giảm chi phí.
  • Giúp phụ huynh theo dõi hành vi lái xe của con cái.
  • Tự động thông báo khi xảy ra tai nạn.
  • Dự đoán và giảm nhu cầu bảo dưỡng xe.

Xe hơi ứng dụng IoT thông minh giúp tăng giá trị sử dụngXe hơi ứng dụng IoT thông minh giúp tăng giá trị sử dụng

Công trình thông minh 

Trong các khuôn viên trường đại học hoặc công trình thương mại, IoT được ứng dụng để thúc đẩy hoạt động hiệu quả hơn. Các mục tiêu chính bao gồm:

  • Giảm mức tiêu thụ năng lượng.
  • Tận dụng không gian giúp làm việc hiệu quả hơn.
  • Giảm chi phí trong việc bảo trì công trình.

Có thể thấy, trong cuộc sống hiện đại, IoT là một công nghệ mới và rất quan trọng với tính ứng dụng cao. Khi đã hiểu rõ IoT là gì và cách hoạt động của IoT sẽ giúp bạn tận dụng được những cơ hội mà nó mang lại. Với sự phát triển không ngừng, IoT hứa hẹn sẽ tiếp tục cách mạng hóa nhiều lĩnh vực và thay đổi cách chúng ta sống và làm việc.

FPT Aptech trực thuộc Tổ chức Giáo dục FPT có hơn 25 năm kinh nghiệm đào tạo lập trình viên quốc tế tại Việt Nam, và luôn là sự lựa chọn ưu tiên của các sinh viên và nhà tuyển dụng.
Mục nhập này đã được đăng trong Blog. Đánh dấu trang permalink.
0981578920
icons8-exercise-96