(Post 16/07/2009) Thầy Phạm Hữu Tùng cùng với 2 giảng viên của FPT-Aptech vừa trở về Việt Nam sau 3 tuần training tại Ấn Độ. Chúng ta cùng nghe thầy chia sẻ về chuyến đi này.

Thầy Phạm Hữu Tùng – Giảng viên FPT-APTECH

PV: Xin chào thầy! xin thầy “bật mí” một chút thông tin về bản thân.

Thầy Tùng: Xin chào các sinh viên Aptech. Tôi quê ở Hải Dương, tốt nghiệp ĐH Công nghệ năm 2002, tốt nghiệp cao học năm 2005 tại ĐH tổng hợp Maxtcơva. Tôi tham gia FPT- Aptech từ năm 2007. Trước khi vào FPT- Aptech thì tôi đã tham gia giảng dạy ở một trường Đại học và một trung Aptech khác, và cuối cùng tôi chọn FPT- Aptech vì thấy mình phù hợp với môi trường làm việc ở đây.

PV: Được biết thầy vừa trở về sau chuyến đi training tại Aptech Ấn Độ?

Thầy Tùng: Đây là lần đầu tiên tôi tham gia khóa training tại Ấn Độ, được “mục sở thị” văn hóa, đất nước, con người Ấn Độ. Training cho các giảng viên là hoạt động hỗ trợ thường niên của Aptech Ấn Độ, được tổ chức 2 năm một lần. Mục đích của khóa đào tạo là nhằm nâng cao kỹ năng và cập nhật kiến thức công nghệ cho các giảng viên Aptech. Các giảng viên sau khi tham gia khóa học khi trở về sẽ hỗ trợ cho các giảng viên khác của trung tâm.

PV: Thầy cho biết các hoạt động chính trong chuyến đi?

Thầy Tùng: Chúng tôi được học và sinh họat trong khuôn viên trường đào tạo của Aptech cách Mumbai khỏang 80Km. Điều kiện sinh họat và học tập có thể nói là rất lý tưởng. Khóa học gồm có 2 phần: công nghệ Java và công nghệ .Net. Bên cạnh họat động đào tạo thì phía Aptech Ấn Độ có tổ chức cho các giảng viên đi tham quan một số danh lam thắng cảnh, một số trung tâm thương mại ở Mumbai.

PV: Theo thầy, sinh viên Aptech Ấn Độ có gì giống và khác so với sinh viên Aptech Việt Nam?

Thầy Tùng: Về chương trình đào tạo thì cả sinh viên Aptech Ấn Độ và Aptech Việt Nam đều giống nhau. Sinh viên Ấn Độ học có lợi thế hơn sinh viên Việt Nam về tiếng Anh và có nhiều cơ hội việc làm tốt hơn vì Ấn Độ hiện hiện tại là quốc gia có số một về outsourcing.

Thông tin về chuyến đi training Academic ở Ấn Độ

– Thời gian: từ ngày 15/05/2009 – 03/06/2009

Địa điểm: Mumbai Ấn Độ

– Nội dung training: Công nghệ Java và .Net

– Thành phần tham gia: Các trung tâm Aptech Việt Nam, Mông-cổ, LB Nga

– Đại diện FPT-Aptech gồm: Phạm Hữu Tùng, Nguyễn Ngọc Tú, Trần Phước Sinh

PV: Những kỷ niệm của thầy về đất nước & con người Ấn Độ, về Aptech Ấn Độ?

Thầy Tùng: Về văn hóa thì Ấn Độ có nhiều nét khác xa so với văn hóa Việt Nam, ví dụ như họ lái xe bên trái đường, khi ăn họ dùng tay không dùng đũa như Việt Nam, khẩu vị rất khác của người Việt Nam. Khí hậu thì rất nóng so với Việt Nam.

Con người Ấn Độ để lại trong tôi rất nhiều ấn tượng. Ấn tượng đầu tiên đó là sự hiếu khách. Ngày đầu tiên đoàn chúng tôi sang, họ nấu đồ ăn theo kiểu Ấn Độ. Các giảng viên Việt Nam cũng như các bạn Nga, Mông cổ ăn đều không thấy hợp khẩu vị. Họ đã rất chú ý lắng nghe ý kiến của chúng tôi, và họ thay đổi món ăn từng bữa và thường xuyên hỏi đồ ăn hôm nay thế nào. Trên lớp thì họ phục vụ nước, café, bánh ngọt rất đầy đủ và tận tình. Chỗ ở thì họ dọn phòng hàng ngày. Một Ấn tượng nữa về con người Ấn Độ đó tính kỷ luật và trách nhiệm bản thân với công việc. Ở trong khuôn viên trường có qui định không hút thuốc, nên ở trong ký túc xá, thậm chí là trong toilet bạn sẽ không gặp bất kỳ ai hút thuốc. Trong phòng bảo vệ của trường, các bạn sẽ không thấy cảnh bảo vệ ngồi xem tivi hay nghe đài,…như ở Việt Nam. Đêm hôm có chung kết cup C1, mấy anh em chúng tôi chờ đến giờ xuống phòng hội trường để xem bóng đá, mấy đồng chí bảo vệ vui vẻ mở cửa cho vào, bật lên, chuyển kênh anh em chúng tôi mới ngớ người ra là tivi đó chỉ mở duy nhất kênh tin tức 24h! Bạn sẽ không tìm mua được rượu bia vì không có căng tin cũng như hàng quán nào xung quanh trường bán vì trong trường câm uống rượu bia.

Bên cạnh những ấn tượng đó, tôi thực sự thấy thương cảm cho con người Ấn Độ khi họ phải sinh sống ở vùng gần xích đạo nên khí hậu rất nóng bức. Vào mùa nắng họ không trồng và không nuôi được con gì. Dọc đường chúng tôi đi lên Mumbai không nhìn thấy một ruộng lúa, ruộng rau hay một con vật nuôi nào. Điều đó khiến cho tôi càng thấy nể phục hơn con người Ấn Độ khi họ không chỉ là cường quốc về công nghệ thông tin, mà còn là quốc gia sản xuất ra chiếu ôtô rẻ nhất thế giới, quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân…

PV: Suy nghĩ của thầy sau chuyến đi, đặc biệt trong dịp hướng tới kỷ niệm 10 năm Aptech Việt Nam?

Thầy Tùng: Tôi thấy mình thật may mắn và vinh dự khi được tham gia khóa đào tạo này tại Aptech Ấn Độ. Qua khóa đào tạo như thế, kỹ năng và kinh nghiệm của các giảng viên Aptech được nâng cao rất nhiều. Đây cũng là dịp tốt để các giảng viên thuộc hệ thống đào tạo Aptech trên toàn cầu trao đổi với những nhà quản lý của Aptech Ấn Độ về các vấn đề Academic, trao đổi với chuyên gia của Aptech Ấn Độ về những vấn đề về chuyên môn còn vướng mắc trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy.

Aptech đã có mặt tại Việt Nam được 10 năm, và Aptech Việt Nam đã trở thành một thương hiệu lớn trong lĩnh vực đào tạo nguồn lực Công nghệ Thông tin. Tôi xin chúc Aptech Việt Nam ngày càng phát triển và là địa chỉ lựa chọn số một của các bạn sinh viên khi chọn lĩnh vực Công nghệ Thông tin làm sự nghiệp của mình.

PV: Xin cảm ơn và chúc thầy sức khỏe!

PV

FPT Aptech trực thuộc Tổ chức Giáo dục FPT có hơn 25 năm kinh nghiệm đào tạo lập trình viên quốc tế tại Việt Nam, và luôn là sự lựa chọn ưu tiên của các sinh viên và nhà tuyển dụng.
0981578920
icons8-exercise-96