(Post 18/06/2010) Bạn muốn cho mọi người thưởng thức đoạn video của mình theo cách riêng của họ? Bài viết sẽ hướng dẫn bạn cách biến một đoạn video YouTube thông thường trở nên có khả năng tương tác.

Bạn muốn cho mọi người thưởng thức đoạn video của mình theo cách riêng của họ? Bài viết sẽ hướng dẫn bạn cách biến một đoạn video YouTube thông thường trở thành đoạn video có khả năng tương tác. Dĩ nhiên, trước đó bạn phải đăng ký làm thành viên để có tài khoản YouTube và tải lên (upload) video của mình lên đó.

Tương tác với YouTube ư? Thật dễ dàng: chỉ cần gõ ngắn gọn nội dung muốn xem vào hộp tìm kiếm trên trang web, kết quả sẽ trả về hàng trăm đoạn video bạn chỉ cần ngồi và thưởng thức những đoạn video nào thích xem nhất. Tuy nhiên, việc xem video YouTube không chỉ dừng lại như thế, ít ra là cho đến nay.

Bạn nên biết rằng YouTube có khá nhiều công cụ trong hệ thống biên tập phim, cho phép chỉnh sửa đôi chút khả năng tương tác cho video của chính bạn. Việc hiệu chỉnh này sẽ không tương tác theo kiểu game Flash hay các ứng dụng thông thường, nghĩa là bạn chỉ có quyền thực hiện trong một cửa sổ duy nhất, nhưng đổi lại bạn sẽ có khả năng làm nhiều thứ hơn cả mong đợi. Một ví dụ điển hình cho trường hợp này là một đoạn phim hướng dẫn cách tự ráp một hệ thống máy tính (find.pcworld.com/62895).

CÁC BƯỚC THỰC HIỆN:

Thiết lập

Bắt đầu bằng cách nhấn vào nút “Annotations”, sau đó chọn chú thích “Spotlight”, đó là một hình vuông hoặc chữ nhật, chỉ có các góc được hiển thị.
Đầu tiên bạn muốn đoạn video tương tác YouTube của mình có một “dàn bài” hẳn hoi. Nhưng hãy từ từ, bạn cứ tiến hành quay phim như mọi lần nhưng sau đó phải bổ sung vài thao tác nữa. Thực tế, video tương tác sẽ có nhiều dạng để lựa chọn, nhưng bạn nên tập trung theo hướng “cứ nhấn vào đoạn phim sẽ tạo ra một thứ gì đó”.

Dựng “dàn bài” cho đoạn phim là cách an toàn nhất để tránh những công việc thừa thải. Hãy hình dung về cái “sườn” cho đoạn phim như một biểu đồ lớn: ví dụ Clip A có thể dẫn đến nhiều kết quả như Clip B, C hay D. Bất kể quyết định tổ chức video như thế nào, hãy chắc chắn rằng bạn có thể tái sử dụng càng nhiều clip càng tốt trong chuỗi tương tác này.

Dưới đây là một ví dụ nhỏ, dựa trên đoạn video hướng dẫn lắp ráp máy tính:

  • Trước tiên, đoạn giới thiệu [A] liên kết đến chế độ xem toàn bộ nội dung [H], đến đoạn tổng quan về thùng máy [B], đến đoạn thành phần bo mạch chủ [C] và đến đoạn gắn dây dẫn [F].
  • Kế tiếp, đoạn tổng quan về thùng máy [B] liên kết đến đoạn thành phần bo mạch chủ [C] và đoạn ổ cứng và ổ quang [E].
  • Cuối cùng, đoạn thành phần bo mạch chủ [C] liên kết đến đoạn nguồn điện [D] và đoạn ổ cứng và ổ quang [E].

Mặc dù đoạn video nói trên tương tác theo cách cho phép người xem chọn đường dẫn để xem theo mục, nhưng thực tế một lô video này chỉ vận hành trên một đường dẫn duy nhất. Bên cạnh đó, chức năng hộp liên kết (Annotation) cũng thể hiện “sức mạnh” của YouTube khi giúp bạn tạo ra nhiều đường đi khác nhau qua một lô đoạn video như đã đề cập. Dù có áp dụng theo mô hình nào, căn bản là vẫn dựa vào việc sử dụng lại những đoạn phim mà bạn quay theo nhiều cách kết hợp khác nhau.

Quay phim

Quá trình quay phim cho YouTube tương tác không khác biệt lắm so với khi bạn quay đoạn video thông thường. Nếu định dùng video độ nét cao, bạn cần đảm bảo máy có thể quay được ở mức chất lượng 1280×720. Và nếu muốn tránh việc phải định lại kích thước cho phù hợp với khuôn hình, hãy chọn định dạng tỉ lệ 16:9 hoặc 4:3. Việc chọn tỉ lệ 16:9 sẽ hoàn toàn hợp lý với chương trình phát trên màn ảnh rộng của YouTube; còn định dạng 4:3 buộc YouTube phải thêm 2 sọc màu đen dọc 2 bên đoạn video.

Cuối cùng, ắt hẳn bạn đã nghĩ ra nơi đặt các hộp liên kết để hỗ trợ vào các đoạn video. Bạn hãy quay làm sao để các hộp liên kết hình chữ nhật không nằm chồng lên những chủ thể quan trọng trong đoạn phim.

Hộp liên kết chỉ nằm 1 nơi nên bạn đừng đặt chúng chồng lên các đối tượng quan trọng như chiếc xe đang chạy hay quả bóng đang nảy.

Một điều nữa, hộp liên kết không thể choán hết bề ngang đoạn phim, nghĩa là nếu muốn hộp liên kết xuất hiện vào cuối đoạn phim để người xem có thể chọn đến các đoạn phim khác, bạn hãy cho máy quay chạy vừa phải để người xem có thời gian chọn lựa.

Thêm hộp liên kết

Nút liên kết: Bạn sẽ bắt đầu thêm hộp liên kết bằng cách nhấn vào nút Annotations. Sau đó, bạn chọn đến nút “Spotlight”. Một khi bạn đã tải hết các đoạn video của mình lên YouTube, hãy đến trang “My Videos” và nhấn nút Annotations đến đoạn video nào mà bạn muốn chọn làm trang giới thiệu. Đoạn video này nên chứa mọi yếu tố tìm kiếm cần thiết của YouTube như tiêu đề, bảng mô tả vắn tắt, thẻ thông tin (tag)… Ngoài ra, các đoạn video bạn muốn liên kết cũng nên đặt tên khác với đoạn video giới thiệu và không nên gán tag cho chúng. Điều cốt lõi của cách này là muốn người xem tìm chính xác được đoạn video chính (giới thiệu).

Liên kết Spotlight: nút liên kết nhỏ này dạng trong suốt, có thể thay đổi kích thước và di chuyển ở bất cứ đâu. Bạn cũng có thể cho chương trình tự động thay đổi kiểu hoặc kích cỡ chữ khi người xem “trỏ chuột” qua hộp liên kết trên đoạn video chính.

Chờ cho đến khi đoạn video tải xuống hoàn tất, bạn sẽ thấy được màn hình hộp liên kết. Để làm cho video có tính tương tác, hãy trượt thanh timeline đến phần video nào mà bạn muốn người xem sẽ chọn. Bạn nên nhấn tạm ngừng đoạn video ngay thời điểm đó và nhấn vào một biểu tượng phía duới góc bên trái. Sau đó, chọn nút liên kết có hình chữ nhật, định vị hộp liên kết mà bạn muốn người xem nhấn vào để thực hiện lựa chọn.

Tính năng của hộp liên kết: bạn có thể điều chỉnh các hiệu ứng lúc liên kết xuất hiện và trong suốt thời gian hộp liên kết hiển thị, cũng như có thể tùy chọn văn bản. Đừng quên thiết lập đường liên kết đến các đoạn video khác trong YouTube.

Để tăng tính trực quan, bạn có thể thiết lập một hộp pop-up chú thích khi người sử dụng “rê” chuột máy tính ngang qua vị trí đó. Bạn cũng có thể thiết lập việc hiển thị chiếc hộp đó và thời gian xuất hiện nhờ vào các công cụ điều khiển thời gian nằm bên phải cửa sổ video. Một khi như ý, bạn nhấn vào biểu tượng dây xích ở bên trái thời gian để thêm URL vào đoạn video YouTube tiếp theo nếu muốn người khác xem các đoạn video kế tiếp.

Một số đoạn video YouTube tương tác rất tốt

Bạn muốn xem vài mẫu ví dụ về video tương tác? Dưới đây là một số đoạn video tương tác được đánh giá là tốt nhất của YouTube tính đến thời điểm này, không theo ưu tiên thứ tự. Hãy xem và lấy cảm hứng cho những tác phẩm sắp tới của bạn.

YouTube Street Fighter: Tái tạo lại game Arcade này để hiển thị trên trình duyệt máy tính. find.pcworld.com/62896

Interactive Fortune Teller: là câu trả lời cho những vấn đề tương lai của bạn. find.pcworld.com/62897.

Interactive Card Trick: hãy thử trên YouTube trước, rồi bạn sẽ biết được những mẹo xiếc bài nổi tiếng. find.pcworld.com/62898.

The Time Machine: chuyến phiêu lưu này là ví dụ rất tuyệt về làm phim chất lượng cao và tính tương tác có thể kết hợp để cho ra 1 tuyệt phẩm trên YouTube. find.pcworld.com/62899.

Lê Duy – PC World USA
(theo PC World VN)

FPT Aptech – Hệ Thống Đào Tạo Lập Trình Viên Quốc Tế

FPT Aptech trực thuộc Tổ chức Giáo dục FPT có hơn 25 năm kinh nghiệm đào tạo lập trình viên quốc tế tại Việt Nam, và luôn là sự lựa chọn ưu tiên của các sinh viên và nhà tuyển dụng.
0981578920
icons8-exercise-96