Mặc dù, công nghệ thông tin là một ngành luôn dẫn đầu trong top các ngành được đăng ký tuyển sinh mỗi năm. Thế nhưng nhiều phụ huynh vẫn còn rất chần chừ khi cho con quyết định theo đuổi ngành công nghệ thông tin, liệu con cái có việc làm khi tốt nghiệp ra trường không?

Ở độ tuổi 18,19 tuổi các bạn học sinh vẫn chưa có nhiều trải nghiệm và đủ kiến thức về một ngành nghề nào đó, nên sẽ có xu hướng đi theo xu hướng gia đình, nghĩ rằng cha mẹ là người đi trước đã và va chạm với cuộc sống bên ngoài, từng trải hơn rất nhiều vì vậy họ có kinh nghiệm quý báu rút ra từ bản thân. 

Tuy nhiên, ngoài đam mê, sở thích, các bạn cần phải có năng lực nhất định để có thể học và theo đuổi ngành nghề sau khi tốt nghiệp. Thực tế có những ngành, chẳng hạn như ngành học công nghệ thông tin, đòi hỏi người làm việc phải liên tục cập nhật, tái đào tạo nếu không sẽ bị lạc hậu bởi công nghệ thay đổi rất nhanh.

Nội dung

Nhu cầu của cha mẹ khi tuyển sinh là gì?

Cha mẹ thường xác định hướng đi nghề nghiệp của con cái theo kế hoạch và mong muốn của bản thân. Các bậc cha mẹ cho rằng họ có kinh nghiệm và luôn muốn dành những điều tốt nhất cho con cái và gia đình với nền tảng chuyên môn ổn định. Vì vậy, nhiều phụ huynh cho rằng việc chọn ngành, chọn trường là hoàn toàn hợp lý để phụ huynh quyết định.

Thường cha mẹ và các con chọn ngành dựa trên dự định rằng mỗi ngành học sẽ dẫn đến một nghề nghiệp nhất định, “học gì làm đó”. Ví dụ con theo học ngành kế toán thì sau này nghĩ con sẽ làm kế toán, kiểm toán, học giáo viên mầm non thì chỉ dạy trong các trường mẫu giáo,…

Các con hiểu ngành theo “lĩnh vực chung”, ví dụ ngành marketing chỉ tìm hiểu về từ “marketing” mà chưa mở rộng tìm hiểu ra các khối ngành khác như: trong ngành kinh doanh quốc tế sẽ có chuyên ngành marketing, quản trị kinh doanh,…

Cha mẹ thường quyết định dựa trên sự an toàn hay sự hấp dẫn của một nghề nghiệp nào đó ở thời điểm hiện tại, hay truyền thống.

Cha mẹ thường định hướng sẵn cho con theo 1 ngành nào đó từ nhỏ, hoặc theo truyền thống gia đình nên việc theo đuổi một ngành học khác, họ sẽ rất khó chấp nhận cho con dẫn đến nhiều tình cảnh éo le cho các bạn học sinh.

Bạn Lê Nguyễn Huyền My (học sinh trường THPT chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa) chia sẻ: “Mình muốn chọn ngành liên quan đến Quản trị nhà hàng – khách sạn, nhưng bố mẹ mình thì phản đối gay gắt khi mình chọn ngành này và có cái nhìn ‘tiêu cực’ với nó. Bố mẹ ép mình phải theo ngành Kinh tế, Công nghệ thông tin hoặc Ngân hàng, vì cả dòng họ mình không ai theo ngành Quản trị nhà hàng – khách sạn. Trong khi, mình học ban xã hội (Ban C – Văn, Sử, Địa), mình biết bản thân mình yếu kém các môn tự nhiên khối A, B và không có năng lực ở lĩnh vực mà cha mẹ mong muốn. Mặc dù mình đã thuyết phục, học ngành này sau khi có bằng đại học, trau dồi thêm kiến thức về ngoại ngữ, thì có thể xin việc dễ dàng, nhưng cha mẹ vẫn kiên quyết, bảo thủ với suy nghĩ tiêu cực đó, đánh đồng ngành Nhà hàng – khách sạn gắn với nhậu nhẹt và bia ôm. Mình cảm thấy bất lực và chán nản trước quyết định đó của cha mẹ, nhưng lại không thể làm gì khác ngoài việc nghe theo”. (Theo báo anninhthudo.vn)

Tại sao ba mẹ thường sợ con học công nghệ thông tin

Sợ con phải cực khổ vì thấy nhân viên sửa chữa điện phải leo dây điện, kéo dây cáp bất kể nắng mưa, hay chỉ đi đưa thư,… hay dán mắt vào màn hình với những trò chơi.

Một phần do cha mẹ thiếu sự lắng nghe, con cái thì không có nhiều kinh nghiệm, chỉ nghe tư vấn từ bạn bè, môi trường xung quanh,…

Một trong những lý do không cho con theo đuổi ngành công nghệ thông tin là Ba mẹ luôn mong muốn con mình sau này có công ăn việc làm ổn định chứ không phải đi làm vất vơ ngoài đường.

Chia sẻ thêm về ngành công nghệ thông tin, ThS Phùng Quán – trưởng phòng thông tin truyền thông Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) – cho biết ngành này hiện có nhu cầu nhân lực khoảng 400.000 người mỗi năm trong khi các trường chỉ có thể cung cấp được khoảng 320.000 người. Đó là chưa kể nhiều bạn tốt nghiệp ra nước ngoài làm việc. Nguồn cung nhân lực thiếu nhưng không phải ai tốt nghiệp ngành này cũng có việc làm.

Lý giải điều này, ông Quán chia sẻ: chỉ riêng ngành công nghệ thông tin, TP.HCM đã có hơn 70 trường đào tạo. Với ngành này, các trường chia 3 hướng đào tạo chính là lập trình, hệ thống máy tính – kỹ thuật máy tính, mạng máy tính và an toàn thông tin. Mảng thứ 3 hiện nay được các trường đào tạo là kiểm thử phần mềm.

“Chất lượng đào tạo khác nhau nên dù nguồn cung nguồn thiếu hụt nhưng không phải sinh viên nào tốt nghiệp cũng có việc làm, phải có chuyên môn và kỹ năng tốt. Mình cần chọn trường có thương hiệu, uy tín. Điểm chuẩn ngành này ở các trường trong năm 2019 dao động từ 15 đến 28. Theo học ngành này, sinh viên phải có đam mê đủ lớn, học tập liên tục, tái đào tạo liên tục bởi nếu sau 3 năm không cập nhật sẽ bị lạc hậu bởi công nghệ thay đổi rất nhanh” – ông Quán nói thêm.

Vậy bạn nên thuyết phục ba mẹ để theo đuổi ngành công nghệ thông tin?

  • Cung cấp thông tin về sự phát triển của ngành CNTT

Cha mẹ có thể không biết họ phải học ngôn ngữ lập trình nào, hoặc bảo mật mạng. Nhưng các bậc phụ huynh chắc chắn sẽ quan tâm đến triển vọng nghề nghiệp này.

Bạn có thể ngay lập tức đưa nhu cầu tại thị trường Việt Nam lên cao và sẽ cần 500.000 lao động vào năm 2020. Nhu cầu ngày càng tăng, và chỉ có 50.000 sinh viên tốt nghiệp mỗi năm.

  • Nhu cầu nhân lực IT tại Việt Nam 2018 -2022

Trong 5 năm trở lại đây, nhu cầu nhân lực IT tại Việt Nam không ngừng tăng cao. Dựa trên báo cáo thị trường IT năm 2020 của Topdev và tốc độ tăng trưởng số lượng lập trình viên tại Việt Nam, năm 2021. Việt Nam cần 450 000 nhân lực CNTT. Tuy nhiên tổng số lập trình viên hiện tại ở Việt Nam là 430000, có nghĩa là 20000 vị trí lập trình viên sẽ không được lắp đầy trong tương lai gần. Sự thiếu hụt này xuất phát từ sự chênh lệch giữa trình độ của lập trình viên và các yêu cầu kinh doanh. Hiện nay chỉ có khoảng 16 500 sinh viên trong tổng số 55 000 sinh viên chuyên ngành công nghệ thông tin  đáp ứng của doanh nghiệp.

Trong 5 năm đầu tiên, lương lập trình viên dao động từ $342 (Fresher) đến dưới $1.161 cho Mid-Senior. Đối với cáclập trình viên từ 5 năm kinh nghiệm, mức lương chênh lệch chủ yếu dựa trên vị trí và trách nhiệm đối với hoạt động kinh doanh. Giám đốc hoặc cấp cao hơn sẽ có mức lương ít nhất là $2.200. Mức lương của cấp quản lý kỹ thuật sẽ cao hơn so với cấp quản lý / giám đốc theo định hướng kinh doanh

3 ngành có thu nhập cao hàng đầu hiện nay là An ninh, Công nghệ cao và Fintech. Du nhập vào Việt Nam từ năm 2015, lĩnh vực Công nghệ cao (AI, IoT, Điện toán đám mây, …) được coi là chìa khóa mang lại lợi thế cạnh tranh, là xu hướng bắt buộc trong năm 2021. Đối với Fintech, đây được coi là ngành thực sự cần thiết đối với các ngân hàng và tất cả các hệ thống quản trị doanh nghiệp. Dù nằm trong top những ngành có mức lương cao nhưng các doanh nghiệp vẫn gặp thách thức khi tìm kiếm nhân sự cho hầu hết các vị trí IT.

Tiếp theo, nếu có thể, hãy nói với bố mẹ về mức lương trong ngành này Theo báo cáo từ trang tin tuyển dụng hàng đầu Việt Nam, mức lương của sinh viên IT mới ra trường cao nhất trong tất cả các ngành. Và mức lương trung bình của ngành này luôn được xếp vào top 5 những ngành nghề được trả lương cao nhất.

  • Cuối cùng, bạn cần nhấn mạnh rằng đây là niềm đam mê của bạn

Hãy vững vàng, mạnh mẽ và dũng cảm lựa chọn chuyên ngành theo sở thích và ước mơ của mình, vì đây là chuyên ngành sẽ đồng hành cùng bạn trong suốt cuộc đời. Nếu không có tình yêu, đam mê và năng lực thì làm sao nói đến mối quan hệ lâu dài?

Thể hiện sự nghiêm túc khi đưa ra quyết định theo đuổi ngành công nghệ thông tin và tạo cho cha mẹ niềm tin vào sự lựa chọn của mình. Đặc biệt, nếu bạn đã tìm hiểu về chương trình học của Aptech, hãy cho bố mẹ biết bạn đang được học tập trong môi trường tiêu chuẩn quốc tế và đào tạo theo mô hình làm việc – học trước – làm – làm ngay nhé.

FPT Aptech – Hệ Thống Đào Tạo Lập Trình Viên Quốc Tế

FPT Aptech trực thuộc Tổ chức Giáo dục FPT có hơn 25 năm kinh nghiệm đào tạo lập trình viên quốc tế tại Việt Nam, và luôn là sự lựa chọn ưu tiên của các sinh viên và nhà tuyển dụng.
0981578920
icons8-exercise-96