Với sự thay đổi không ngừng của môi trường kỹ thuật số và số lượng khách hàng mua sắm trực tuyến ngày càng tăng, Bronx Luggage đặt mục tiêu xây dựng một sự hiện diện mạnh mẽ trên Internet. Để đạt được điều đó, công ty cần một website dạng ứng dụng một Trang (SPA) hiện đại, thân thiện với người dùng và có khả năng hiển thị linh hoạt. Website về hành lý và phụ kiện du lịch của Bronx Luggage sẽ là nền tảng trung tâm nơi khách hàng có thể khám phá và mua sản phẩm, đọc đánh giá và tiếp cận hỗ trợ khách hàng một cách hiệu quả.
Bronx Luggage, tọa lạc tại Festival Marketplace, nổi tiếng với việc cung cấp đa dạng các loại hành lý chất lượng cao nhằm đáp ứng mọi nhu cầu du lịch. Từ các bộ vali giá cả phải chăng đến các thương hiệu cao cấp, họ phục vụ nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Ngoài vali, Bronx Luggage còn cung cấp ba lô, phụ kiện du lịch, cặp táp và nhiều sản phẩm khác.
Các thành viên trong nhóm đã thực hiện dự án gồm:
- Võ Minh Hùng
- Huỳnh Nhựt Khôi
- Lê Minh Trí
Nội dung
Mục tiêu của dự án
- Hiển thị sản phẩm thân thiện với người dùng
Khách hàng cần có khả năng dễ dàng xem nhiều loại vali và phụ kiện du lịch, đi kèm mô tả chi tiết và hình ảnh chất lượng cao. Website cần cho phép người dùng lọc và sắp xếp sản phẩm dễ dàng để tìm được món phù hợp nhất với nhu cầu du lịch của họ.
- Thông tin sản phẩm đầy đủ
Mỗi sản phẩm sẽ có mô tả chi tiết, hình ảnh, thông số kỹ thuật và đánh giá của người dùng, giúp khách hàng đưa ra quyết định mua hàng sáng suốt. Thông tin sản phẩm rõ ràng và có tổ chức giúp tăng tính minh bạch và cải thiện trải nghiệm người dùng.
- Đánh giá và gợi ý từ khách hàng
Website sẽ có một mục để người dùng đánh giá và xếp hạng sản phẩm. Người mua tiềm năng có thể đọc phản hồi từ những khách hàng trước để tự tin hơn khi đưa ra quyết định.
- Hỗ trợ khách hàng hiện tại
Khách hàng cần hỗ trợ về các vấn đề như bảo hành hay hướng dẫn sử dụng sản phẩm có thể truy cập mục dịch vụ khách hàng. Mục này sẽ bao gồm thông tin liên hệ như số điện thoại, email và tùy chọn trò chuyện trực tuyến.
- Tìm cửa hàng bằng định vị địa lý
Khách hàng muốn xem sản phẩm trực tiếp trước khi mua có thể sử dụng tính năng định vị cửa hàng. Tính năng này sẽ tích hợp API định vị như Google Maps để hướng dẫn người dùng đến cửa hàng Bronx Luggage tại Festival Marketplace.
- Ưu tiên thiết bị di động và tương thích trình duyệt
Website sẽ được thiết kế linh hoạt để hoạt động mượt mà trên mọi thiết bị, bao gồm máy tính để bàn, máy tính bảng và điện thoại thông minh. Nó cũng sẽ tương thích với các trình duyệt phổ biến như Chrome, Firefox, Internet Explorer và các trình duyệt khác.
- Trải nghiệm mua sắm liền mạch
Trang web sẽ tích hợp giỏ hàng và quy trình thanh toán đơn giản, an toàn, giúp khách hàng đặt hàng nhanh chóng và thuận tiện.
Các bước triển khai chính
Bước 1: Tham khảo những website đã có để tìm thêm ý tưởng
Bước 2: Giai đoạn chuẩn bị & phân tích yêu cầu
- Xác định mục tiêu và phạm vi dự án
- Xác định tính năng chính của dự án
- Lập kế hoạch và phân chia công việc cho từng thành viên
Bước 3: Thiết kế giao diện
Bước 4 : Phát triển dự án
Công nghệ nhóm sử dụng để phát triển dự án
Website sẽ được xây dựng dưới dạng ứng dụng một Trang (SPA) bằng cách sử dụng các công nghệ phát triển web hiện đại:
- HTML5 và CSS3 để tạo cấu trúc và thiết kế giao diện.
- Các framework JavaScript như React.js để xây dựng giao diện người dùng tương tác và linh hoạt.
- API định vị địa lý (GeoLocation APIs) (ví dụ: Google Maps) để triển khai tính năng tìm cửa hàng.
- Kỹ thuật thiết kế web phản hồi (Responsive) để đảm bảo khả năng tương thích với mọi kích thước thiết bị.
Khó khăn trong quá trình thực hiện dự án
- Thiếu kinh nghiệm thực tế
Dự án lần này là cơ hội đầu tiên để nhóm áp dụng kiến thức sau ba tháng học lập trình từ con số 0. Do đó, việc chuyển từ lý thuyết sang thực hành thực tế đã khiến nhóm gặp không ít bỡ ngỡ, đặc biệt là trong việc xây dựng cấu trúc dự án, xử lý giao diện động, tích hợp API và kiểm soát lỗi trong quá trình lập trình.
- Phân chia công việc hợp lý
Vì kỹ năng và tốc độ làm việc của các thành viên trong nhóm còn chênh lệch, nên việc phân công công việc sao cho phù hợp với năng lực từng người là một bài toán khó. Nhóm phải thử nhiều cách phân chia khác nhau để đảm bảo khối lượng công việc được phân bố đồng đều, tránh tình trạng một số thành viên quá tải trong khi người khác chưa phát huy được khả năng.
- Quản lý tiến độ và thời gian
Việc đảm bảo tiến độ theo kế hoạch của giảng viên cũng là một thách thức lớn. Trong một số giai đoạn, có thành viên không thể hoàn thành công việc đúng hạn, dẫn đến việc cả nhóm bị chậm trễ. Một số phần code bị lỗi, chưa thể tích hợp ngay vào hệ thống chung, ảnh hưởng đến quá trình phát triển và kiểm thử. Nhóm đã phải dành thời gian rà soát lại tiến độ, trao đổi để hỗ trợ nhau, cũng như điều chỉnh lịch trình và nhiệm vụ để đảm bảo toàn bộ dự án được hoàn thành đúng thời hạn.
Những bài học và kinh nghiệm sau dự án
Sau khi hoàn thành dự án, nhóm đã rút ra nhiều bài học và kinh nghiệm quý báu, không chỉ về mặt kỹ thuật mà còn trong kỹ năng làm việc nhóm và quản lý thời gian.
- Tư duy giải quyết vấn đề
Dự án giúp nhóm nhận ra rằng, trong quá trình làm việc thực tế, không phải lúc nào cũng có sẵn lời giải. Việc gặp lỗi, không hiểu API hay thiếu kiến thức không còn là rào cản lớn nếu nhóm biết cách bình tĩnh phân tích vấn đề, tìm hiểu tài liệu, thử nghiệm các hướng tiếp cận khác nhau, và kiên trì xử lý từng bước.
- Kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp
Làm việc nhóm không chỉ đơn giản là chia việc cho mỗi người, mà còn là khả năng lắng nghe, phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau. Việc giao tiếp rõ ràng, chủ động cập nhật tiến độ và thẳng thắn khi gặp khó khăn đã giúp nhóm duy trì sự gắn kết, tránh hiểu lầm, và vượt qua được những giai đoạn áp lực.
- Quản lý thời gian và lập kế hoạch
Thông qua việc theo sát tiến độ giảng viên đưa ra, nhóm học được cách lên kế hoạch hợp lý hơn, biết đánh giá khối lượng công việc và chia nhỏ thành từng giai đoạn để theo dõi dễ dàng. Đồng thời, nhóm cũng nhận ra tầm quan trọng của việc dự phòng thời gian cho các tình huống phát sinh ngoài kế hoạch.
- Hiểu rõ hơn về quy trình phát triển dự án thực tế
Từ việc phân tích yêu cầu, thiết kế giao diện, lập trình, cho đến kiểm thử và hoàn thiện sản phẩm, nhóm đã có cơ hội trải nghiệm một quy trình gần giống với dự án thực tế. Điều này giúp nhóm hiểu rõ hơn về vai trò của từng giai đoạn, cũng như cách phối hợp giữa các khâu để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh.
Cùng xem chi tiết phần giới thiệu về dự án của sinh viên FPT Aptech trong video dưới đây:
Giảng viên Phạm Thị Lánh
FPT Aptech trực thuộc Tổ chức Giáo dục FPT có hơn 25 năm kinh nghiệm đào tạo lập trình viên quốc tế tại Việt Nam, và luôn là sự lựa chọn ưu tiên của các sinh viên và nhà tuyển dụng. |