11 7 bí quyết để sở hữu chiếc laptop cũ thật "xịn"

(Post 17/08/2011) Vì một vài nguyên nhân, có nhiều người không muốn hoặc không thể mua cho mình một chiếc laptop mới và hiện đại nhất. Do đó, những thiết bị đã qua sử dụng trở thành sự lựa chọn đáng cân nhắc, nhưng điều này cũng tiềm ẩn vô số rủi ro khi bạn chẳng may mua phải hệ thống quá đát. Vậy hãy cùng chúng tớ theo dõi những hướng dẫn cơ bản sau đây để chọn cho mình một sản phẩm second-hand thật tốt nhé!

1. Bạn dùng máy làm gì?

Đầu tiên, cần phải rõ ràng ngay rằng bạn trông đợi điều gì ở chiếc laptop trong tầm ngắm. Từ đấy, hãy đưa ra những thông số, cấu hình tối thiểu của thiết bị cần có. Để dễ dàng hơn, bạn hãy tham khảo xem phần mềm mình định sử dụng đòi hỏi RAM bao nhiêu, chíp xử lý bao nhiêu… để có thể đi đến quyết định chính xác.

2. Kiểm tra khung máy

Hãy kiểm tra kỹ càng bộ khung, các đường viền và cả gầm máy nữa. Theo đó, bạn hãy để ý xem có dấu vết tác động như rơi hay vỡ bởi va chạm mạnh chưa. Chắc chắn bạn chẳng hề muốn mua những hệ thống có vỏ ngoài ọp ẹp hoặc dính tạm lại bằng băng dính phải không nào!?

Dĩ nhiên, một vài vết xước sẽ thực sự không đáng kể và chỉ làm giảm đi tính thẩm mỹ. Nhưng nếu sản phẩm bị cong, vỡ do va chạm thì hậu quả rất khó lường.

3. Kiểm tra màn hình

Luôn luôn kiểm tra màn hình của chiếc laptop cũ vì đây chính là công cụ giao tiếp trực quan nhất giữa bạn và máy tính. Cụ thể, nếu bộ phận hiển thị xuất hiện những điểm ảnh “chết” hoặc nhấp nháy không ổn định thì bạn nên bỏ qua sản phẩm này. Lý do bởi chi phí sửa chữa thậm chí sẽ còn cao hơn cả tiền mua máy đấy teen ạ!

Ngoài ra, hãy xem thử các bản lề có vấn đề gì không và quá trình mở màn hình có gặp điều gì bất thường hay không nữa.

4. Kiểm tra pin

Điều rất quan trọng của một thiết bị như laptop chính là tính di động và điều đó được quyết định rất nhiều ở pin. Thế nên, hãy yêu cầu người bán sạc đầy pin cho bạn và “test” thử xem tốc độ ngốn pin cũng như thời gian sử dụng của máy là bao lâu.

Thông thường, hệ thống sẽ báo đầy pin trong vòng 1 phút sau khi bạn rút sạc ra, rồi tiếp tục giảm đi rất nhanh. Cũng nên để ý xem liệu sạc tiếp xúc có tốt không và có dễ vào điện hay không nữa nha!

5. Kiểm tra nhiệt lượng khi dùng

Nhiệt độ giống như một khía cạnh rất đáng quan tâm trên laptop, nhất là với những dàn máy cũ. Cần biết rằng khi nhiệt lượng tỏa ra quá lớn, những bộ phận bên trong thường rất dễ bị hỏng, đồng thời gây cho bạn cảm giác khó chịu khi sử dụng. Vì vậy, nếu sản phẩm định mua quá nóng, bạn nên ngay lập tức bỏ ý định này đi.

6. Kiểm tra bàn phím

Hãy kiểm tra càng nhiều phím càng tốt, thử xem độ nảy, cảm giác phản hồi hoặc phím có “ăn” khi gõ không nhé! Ngoài ra, ổ đĩa quang, cổng USB… cũng là những đối tượng cần phải thật sát sao. Theo đó, nếu phát hiện ra bộ phận nào đấy không hoạt động tốt, bạn có thể dựa vào để thương lượng về mức giá thấp hơn, hoặc thậm chí không mua sản phẩm cho nhanh.

7. Kiểm tra những yếu tố khác

Bên cạnh những yếu tố kể trên, bạn cũng nên “check” xem máy có dùng hệ điều hành bản quyền hay không (thể hiện bằng tem nhỏ ghi mã sử dụng bên dưới), có hướng dẫn sử dụng, tháo lắp hay không… Chúng tuy không quá quan trọng nhưng cũng trở thành lý do để bạn tiết kiệm được thêm chút tiền nữa đấy!

FPT APTECH mở ra cho các bạn đam mê học tin học, học công nghệ thông tin chuyên sâu về học lập trình cơ hội được đào tạo Công Nghệ Thông Tin trong môi trường tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO 9001

Học CNTT – Học Aptech – Học tại FPT

Lê Vũ Lâm
(theo PLXH)

FPT Aptech trực thuộc Tổ chức Giáo dục FPT có hơn 25 năm kinh nghiệm đào tạo lập trình viên quốc tế tại Việt Nam, và luôn là sự lựa chọn ưu tiên của các sinh viên và nhà tuyển dụng.
0981578920
icons8-exercise-96