11 Bằng cấp có cản ngăn những ước mơ trở thành lập trình viên?

Bill Gates, Mark Zuckerberg đều là những tỷ phú thành công trong giới công nghệ và họ đã chinh phục ngành Công nghệ thông tin (CNTT) mà không cần đến tấm bằng đại học. Vậy bí quyết nào giúp học sinh tìm được lối đi riêng cho mình?

Trong thời đại công nghệ 4.0, Công nghệ thông tin được biết như một ngành đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của đất nước, chính vì vậy nhiều bạn trẻ lựa chọn theo “ngành nghề không ngừng hot” này vì những lợi ích xung quanh của nó: ứng dụng thực tế vào đời sống, dễ dàng tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp, cơ hội thăng tiến với mức lương hấp dẫn…Nhưng thật không dễ dàng gì khi nhân lực trong ngành CNTT ngày càng thiếu hụt trầm trọng chỉ vì ứng viên không đủ năng lực đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng.

Nhiều quan điểm cho rằng bằng đại học là chìa khóa mở lối thành công

Những lợi thế mà ngành CNTT mang lại khiến nhiều người muốn chinh phục được nó. Nhưng bên cạnh đó lại có một số quan điểm cho rằng: “Làm gì thì làm phải có bằng đại học thì mới thành công”, đồng nghĩa với việc họ nghĩ: “Phải được đào tạo ở cấp bậc đại học trở lên mới có thể phát triển với ngành CNTT hấp dẫn này”. Nhưng thực tế, học sinh không cần phải nỗ lực hết mình để theo đuổi giấc mơ đại học, vì đó không phải là con đường duy nhất giúp bạn thành công trong lĩnh vực này.

Đâu là phương hướng giúp học sinh tìm lối đi cho mình khi “lỡ phải lòng” ngành CNTT

Các ông lớn trong ngành công nghệ như Apple, Google, IBM đã tuyên bố họ tuyển dụng mà không quan tâm đến bằng cấp ứng viên. Chẳng những vậy, nhân viên cao cấp của Google tiết lộ thêm: “Bộ phận tuyển dụng của Google không quan tâm đến điểm số ứng viên, họ chỉ quan tâm đến thái độ và kiến thức thực tế của người được phỏng vấn mà thôi”.

Với thị trường công nghệ trẻ như Việt Nam, hầu hết các doanh nghiệp phần mềm chỉ yêu cầu ứng viên có năng lực chuyên môn là đủ, vì thực chất dù có bằng đại học nhưng ứng viên không thể chứng minh được năng lực về ngành CNTT của mình thì điều này cũng trở nên vô nghĩa.

Có thể nhận thấy, với sự chuyển mình nhanh đến “chóng mặt” của ngành CNTT, việc bắt kịp xu thế phát triển trong thời đại 4.0 là một thách thức vô cùng lớn. Các trung tâm đào tạo, trường giảng dạy chuyên ngành CNTT “thi nhau ra đời” để đáp ứng nhu cầu của người học. Trong vô vàn những sự lựa chọn, cái tên FPT Aptech đã tồn tại 20 năm được xem là “nơi dừng chân” đáng tin cậy của nhiều thế hệ đàn anh đi trước và các bạn trẻ hiện nay.

Được biết đến với tinh thần tiên phong, trường FPT Aptech là ngôi trường hợp tác với tập đoàn Aptech Ấn Độ và đưa chương trình Lập trình viên quốc tế về đào tạo chuyên sâu tại Việt Nam. Khung chương trình được thiết kế dựa trên yêu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp phần mềm và ưu tiên hơn 60% thời gian học là thực hành. Đây cũng chính là lợi thế để các bạn sinh viên có thể rút ngắn thời gian học chỉ trong 2 năm nhưng kĩ năng đạt được là vô cùng vững chắc.

Bên cạnh đó, sau 2 năm, sinh viên có thể nhận được cùng lúc 2 tấm bằng quốc tế giá trị toàn cầu, đó là ADSE (chứng nhận chuyên viên lập trình quốc tế) do Aptech Ấn Độ cấp và L5DC do NCC Anh Quốc cấp. Học phí của chương trình chỉ bằng 1/8 so với chi phí khi đi du học. Như vậy, chỉ cần học trong nước với mức học phí hợp lý, sinh viên vẫn được thụ hưởng kiến thức, kỹ năng như đi du học và nhận 2 bằng CNTT giá trị toàn cầu. Chẳng những vậy, trường còn cam kết giới thiệu việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp tại đây.

Giờ đây, chuyện bằng cấp gần như không còn là “rào cản” đối với thế hệ trẻ nữa vì các thí sinh đã có những suy nghĩ tiến bộ hơn rất nhiều. Điều quan trọng còn lại đó là các bạn phải tìm và lựa chọn cho mình một môi trường đáng tin cậy để học tập, rèn luyện và phấn đấu chinh phục mọi nhà tuyển dụng các bạn nhé!

FPT Aptech trực thuộc Tổ chức Giáo dục FPT có hơn 25 năm kinh nghiệm đào tạo lập trình viên quốc tế tại Việt Nam, và luôn là sự lựa chọn ưu tiên của các sinh viên và nhà tuyển dụng.
0981578920
icons8-exercise-96