(Post 26/09/2006) Dần dần, khi bạn đã viết khá nhiều bài, bạn sẽ muốn phân loại chúng ra, như thơ, nhạc, chương trình, v.v. chẳng hạn. Blogger cũ không cho ta làm như vậy, nhưng với Beta Blogger, làm điều này thật dễ dàng, mà lại chẳng phải lập trình gì hết, ai cũng có thể làm được. Sau đây là phần chỉ dẫn cách phân loại các bài viết.
1. Làm nhãn cho từng bài viết
Trước tiên, bạn ấn vào Posting, rồi Create như hình sau.
Thí dụ như bạn muốn cho bài “Hạ Trắng” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn làm tựa cho một bài viết của bạn. Hãy đánh máy vào tựa bài là “Hạ Trắng”, đánh máy thân bài (hay vào trang dactrung.net/nhac rồi cut-n-paste về cho tiện 🙂
Tiếp theo, trong ô “Label for this Post”, đánh máy vào dòng chữ “Trịnh Công Sơn”.
Nếu như bạn đã có các phân loại từ các bài trước rồi, hãy ấn vào chữ “Show all” ở ngay sau ô viết “label” để hiện ra các nhãn đã có sẵn. Thí dụ như tôi có một bài viết có nhãn là “Nhạc” rồi, thì tôi sẽ ấn vào chữ đó, để blogger bỏ thêm vào đuôi của label
Sau này, nếu bạn có thêm một bài nữa cũng của ns Trịnh Công Sơn, bạn khỏi cần đánh lại, mà chỉ cần ấn nút “Show All” để thấy tên nhạc sĩ, rồi ấn vào đó là tên sẽ được thêm vào. Một bài viết có thể được phân loại với nhiều loại nhãn khác nhau. Bạn thấy đó, đây là một loại “on-the-fly database” rất tiện lợi, rất đặc trưng của các tiện ích do Google sáng chế, lại free nữa, chả trách ai cũng muốn dùng.
Khi xem post, bạn thấy ở cuối bài là Mục Lục, với các nhãn “Nhạc” và “Trịnh Công Sơn”. Khi ta ấn vào một trong các nhãn đó thì tất cảc các bài có cùng nhãn sẽ hiện lên.
Xin nói thêm, “Mục Lục” chỉ là một gợi ý cho bạn đặt tên. Trong site của tôi, tôi dùng chữ “Thể loại.” Bạn có thể sửa, bằng cách vào Template -> Page Elements -> Blog Post -> Edit, như tôi đã trình bày trong bài trước
2. Hiển thị Mục Lục của các loại nhãn
Để người đọc có thể dễ dàng tìm đến các bài viết cùng loại, cách hay nhất là tạo một mục lục ở phần di chuyển (navigation sidebar) Làm một phần này rất dễ dàng bạn ạ, không phải lập trình gì hết!
Trước tiên bạn vào phần Template -> Page Elements. Bạn sẽ thấy một vài hình chữ nhật ở giữa trang. Mỗi hình chữ nhật, như bạn đã đoán ra, là biểu trưng cho một phần của trang bạn. Theo mẫu trang trí (template) trong thí dụ này, trước tiên ta có phần đầu trang (header) rồi ở phần thân bài gồm hai cột với tỷ lệ 2/3 và 1/3, là bài viết (post) và cột để di chuyển giữa các trang (navigation sidebar) Cuối cùng là phần cuối trang, nơi bạn có thể viết thông tin về tác quyền (copyright) chẳng hạn.
trong phần navigation sidebar, hãy bấm vào dòng chữ “Add a page element”. Bạn sẽ thấy một pop-up window hiện ra (nếu không hiện ra thì bạn phải điều chỉnh browser để nó cho phép pop-up window hiện ra.)
Đây là tất cả các phần tử mà bạn có thể thêm vào navigation sidebar, như nhãn (Labels), hình ảnh (picture), text (đoạn chữ), Blogger Logo, Feed, v.v.
(Xin nói thêm, Feed là một phần tử rất tiện lợi, cho phép bạn lấy tựa từ site củanhững người bạn của bạn, hay từ msnbc, reuters, hay từ chính site của bạn(!), v.v. để khi bạn mở trang của bạn ra, bạn có thể thấy được những thông tin mới nhất trên các site đó. Tôi dùng một feed như vậy để hiện ra “Những Bài Mới Nhất” ở đầu trang của tôi! tôi sẽ đề cập về “feed” trong một bài hướng dẫn khác sắp tới.)
Bạn hãy ấn vào dòng chữ “Labels” để popup chuyển thành “Configure Labels”
Tiếp theo, sửa Labels thành Mục Lục rồi ấn vào dòng chữ “Save Changes”.
Popup sẽ đóng lại và trên navigation bar của bạn nay có thêm một hình chữ nhật mới với cái tên là Mục Lục.
Ấn vào “View Blog” để xem trang của bạn với “Mục Lục” đã hiện ra. Nay thì người xem đã có cách di chuyển tới các trang cùng chung thể loại.
Nếu bạn “picky” và muốn “Lưu Trữ” ở trên “Mục Lục” thì sao? Xin thưa với bạn, không có gì dễ làm hơn. Bạn chỉ cần hô lên “Drag & Drop” là xong!
Bạn trở lại Template -> Page Elements, rồi dùng con chuột (mouse) kéo nhẹ “Lưu Trữ” lên trên “Mục Lục” để nó nhảy “tọt” vào chỗ là xong.
Sau đó bạn ấn vào nút “Save” và “View Blog” để xem trang đã đổi xong.
Beta Blogger thật tuyệt diệu phải không bạn? Tôi rất ngạc nhiên không thấy người Việt mình tự làm cho mình một trang riêng để có thể tha hồ mà giải bày tư tưởng, mà phải đi vào các forums mà trình bày và lo sợ ngay ngáy người moderator sẽ “chặt” bài viết của mình.
Sau này, khi nhiều người trong chúng ta có blog riêng, chúng ta sẽ liên kết với nhau qua kỹ thuật “Feed” đề có thể đọc tin của nhau ngay trên trang của bạn (vì nó sẽ tự động “feed” tới trang bạn) và làm cho cộng đồng người Việt trên internet càng xích lại gần nhau hơn nữa. Đó là hoài bão của tôi, và là động lực thúc đẩy tôi viết loạt bài viết hướng dẫn cách tạo blog này. Mong bạn sẽ làm theo, rồi lan truyền cách làm này ra, rồi liên kết với nhau nhé bạn.
Chúc bạn làm thành công và hẹn gặp lại bạn trong bài kế tiếp.
(theo hoctro.blogspot.com)
FPT Aptech trực thuộc Tổ chức Giáo dục FPT có hơn 25 năm kinh nghiệm đào tạo lập trình viên quốc tế tại Việt Nam, và luôn là sự lựa chọn ưu tiên của các sinh viên và nhà tuyển dụng. |