Ngày 09/01/2020 vừa qua, Hệ Thống Đào Tạo Lập Trình Viên Quốc Tế FPT Aptech đã tổ chức chương trình tham quan công ty Nichietsu với gần 30 bạn sinh viên đang theo học tại đây.
Tham quan doanh nghiệp là hoạt động định kỳ của Viện giúp sinh viên trải nghiệm môi trường làm việc thực tế để các bạn có cái nhìn cụ thể hơn về con đường nghề nghiệp của mình.
Trong chuyến tham quan đầu năm này, các bạn sinh viên được tìm hiểu về công ty Nichietsu, là công ty công nghệ của Nhật Bản với quy mô gần 100 nhân viên. Hiện Nhật Bản một trong những nước đầu tư và tuyển dụng nhiều nhân sự CNTT ở Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực lập trình, nên dễ thấy không ít lập trình viên nước ta hiện đầu quân cho các công ty Nhật.
Vậy làm việc cho một công ty Nhật bản sẽ như thế nào, hãy cùng nhìn lại hành trình khám phá công ty Nichietsu của các bạn sinh viên để hiểu thêm nhé.
Công ty Nichietsu toạ lạc trên đường Nguyễn Ngọc Phương, Quận Bình Thạnh, với cư dân xung quanh đa phần là người Nhật. Các dịch vụ chính của Nichietsu là System development (Web system development, Business system development, Smartphone/mobile site development,…) và Web design.
Nắm bắt rất tốt tinh thần kỷ luật, đúng giờ của người Nhật, dù 13 giờ 30 phút chương trình mới bắt đầu nhưng chỉ 13 giờ là gần hết các bạn sinh viên nhà FPT Aptech đã tập trung đầy đủ.
Khởi đầu chương trình anh Đặng Hữu Thắng (chuyên viên đào tạo tại công ty LFT, lĩnh vực đào tạo ngôn ngữ, kỹ năng, văn hoá Nhật phục vụ cho việc đi làm và du học) chia sẻ những điều thú vị về đất nước Nhật Bản cũng như hướng dẫn cách chào hỏi cơ bản.
Tương tự như văn hoá Việt Nam thì Nhật Bản cũng xem trọng lễ nghĩa, thứ bậc trong xã hội. Tuỳ vào vai vế, ngữ cảnh thì họ sẽ tuỳ biến chào 15, 30 hay 45 độ. Và mỗi thời điểm trong ngày sẽ có những cách chào khác nhau, cũng như trong văn hoá doanh nghiệp thì đồng nghiệp sẽ chào nhau như thế nào đều được anh Thắng mô tả sinh động và hấp dẫn.
Kết thúc phần tìm hiểu văn hoá Nhật, gia đình FPT Aptech tham gia vào trò chơi nho nhỏ trả lời các quizz về Nhật Bản để giành phần thưởng hấp dẫn. Trong đó câu hỏi tiêu diệt 90% thí sinh là Tokyo không phải thủ đô của Nhật, thực ra đất nước này không có thủ đô khiến ai cũng vô cùng bất ngờ về điều này!
Sau đó là phần ký kết thoả thuận hợp tác giữa FPT Aptech và công ty Nichietsu, tại đây các nhân sự cấp cao lần lượt chia sẻ những cơ hội nghề nghiệp trong ngành nói chung cũng như trong công ty nói riêng.
Qua chia sẻ của anh Lê Nguyễn Khánh Dũng (giám đốc công ty LFT, GETalent), anh Trần Hữu Hoàng (giám đốc công ty Nichietsu) và ông Su Yan (giám đốc công ty Progress), các bạn sinh viên hiểu rõ hơn về thị trường tuyển dụng CNTT hiện tại, tình hình nhân lực cụ thể cho từng ngành để có những sự trang bị phù hợp.
Sau khi dùng tea break, gia đình FPT Aptech được chị Thương là trưởng bộ phận nhân sự hướng dẫn tham quan toàn bộ công ty. Qua việc quan sát thực tế, các bạn có những thông tin cơ bản về môi trường làm việc, điều mà rất khó để một cá nhân chưa phải nhân viên được phép tự do đi lại, quan sát các phòng ban làm việc.
Sinh viên được giới thiệu về doanh nghiệp, bao gồm bộ máy tổ chức, cách thức hoạt động của các phòng ban như thế nào. Mọi người chú tâm làm việc nhưng bầu không khí vẫn rất cởi mở, trao đổi giúp đỡ nhau.
Không những vậy, tại đây các bạn còn có dịp trao đổi với những vị tiền bối là những cựu sinh viên. Có thể kể đến anh Dũng, anh Hoàng đều đã từng là sinh viên FPT Aptech hiện đang nắm giữ vị trí đứng đầu trong công ty, ngoài ra còn có một số anh chị là thuộc core team, trưởng dự án đều xuất thân từ Viện đào tạo quốc tế FPT.
Ở lầu cao nhất là khu vực công ty DSC, đối tác của Nichietsu, tại đây anh Hoàng Lê Minh Tuấn – fouder của công ty chia sẻ về quy trinh làm việc của team, cách phối hợp của từng bộ phận để dự án được diễn ra suôn sẻ.
Anh Tuấn cũng từng là cựu học sinh và có thời gian giảng dạy tại FPT Aptech nên hiểu rất rõ khả năng của sinh viên và chia sẻ rằng sinh viên Aptech khi tốt nghiệp hoàn toàn có khả năng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp hiện tại.
Quay lại phòng Sakura, các bạn sinh viên nêu lên những trăn trở, thắc mắc của mình và được anh Dũng tư vấn kỹ càng hơn về về định hướng nghề nghiệp trong ngành.
Theo anh với những bạn còn đang mơ hồ về tương lai thì đầu tiên các bạn phải xác định là “Mình có code được không?” để thấy có thể theo tiếp con đường phía trước. Chỉ cần sau 1-2 học kì là các bạn có thể tự trả lời câu hỏi này bằng việc kiểm chứng xem các chương trình bạn viết có chạy được không.
Nhưng đừng lo vì học lập trình không chỉ có làm developer mà còn có những nhánh đi khác như Tester hay Business Analyst,… đều là những vị trí đều khát nhân lực. Như chia sẻ của anh bản thân anh cũng học lập trình nhưng không làm Dev, việc học lập trình giúp anh có thể làm việc, quản lý team tốt hơn ở cương vị là Project Manager.
Từ những quan sát, tiếp xúc thực tế với môi trường làm việc tại công ty cùng những chia sẻ và trao đổi của các chuyên gia đang làm việc tại đây, sinh viên FPT Aptech đã có được những trải nghiệm “người thực, việc thực” trong việc định hướng nghề nghiệp, công việc tương lai.
Quan trọng hơn nữa là sau chuyến đi thực tế, các bạn sinh viên có thể tự đánh giá được bản thân, nhìn nhận nghiêm túc hơn về công việc để phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu, bổ sung những kiến thức, kỹ năng còn thiếu nhằm chuẩn bị cho mình hành trang vững vàng trước khi tốt nghiệp.
HỌC LẬP TRÌNH – HỌC TẠI FPT APTECH
Phòng Hợp Tác Doanh Nghiệp FPT Aptech
Hệ Thống Đào Tạo Lập Trình Viên Quốc Tế FPT Aptech
FPT Aptech trực thuộc Tổ chức Giáo dục FPT có hơn 25 năm kinh nghiệm đào tạo lập trình viên quốc tế tại Việt Nam, và luôn là sự lựa chọn ưu tiên của các sinh viên và nhà tuyển dụng. |