11 IoT trong nông nghiệp tại Việt Nam

Việt Nam là nước có bề dày trong sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, ứng dụng IoT vào lĩnh vực nông nghiệp đang là mảnh đất đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp công nghệ. Hiện ở Việt Nam có không ít nhà đầu tư đã và đang tiến hành nghiên cứu và đưa IoT ứng dụng vào trong sản xuất nông nghiệp.

Một số ví dụ tiêu biểu có thể kể đến: MimosaTEK – một trong số các công ty hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp đã có sản phẩm và thương mại hóa. Giải pháp của MimosaTEK cho phép hệ thống tưới được vận hành từ xa dựa vào việc phân tích các dữ liệu về môi trường, loại cây và giai đoạn sinh trưởng của cây và người dùng có thể theo dõi các thông số này theo thời gian thực.

Công ty CP Global CyberSoft (Việt Nam) giới thiệu ứng dụng SmartAgri – ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tự động hóa quy trình trồng trọt, chăn nuôi và thủy hải sản. Hệ thống này ứng dụng phần mềm, chip cảm biến, công nghệ điện toán đám mây… vào sản xuất góp phần làm tăng năng suất, chất lượng của cây trồng và tiết giảm chi phí đầu tư so với phương thức truyền thống. Hệ thống này đã được triển khai tại một số nước trên thế giới và cũng đang được ứng dụng tại nhà màng trồng dưa lưới tại Công viên Phần mềm Quang Trung.

Tại Việt Nam, các hoạt động hỗ trợ đào tạo cải tiến công nghệ trong nông nghiệp đang được nói nhiều hơn. Đầu tháng hai vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ mong muốn có gói tín dụng 100.000 tỷ đồng để hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

Bên cạnh đó, ngày 26/5, Google cũng đã công bố hoạt động hỗ trợ Hội Nông dân Việt Nam nhằm tổ chức các khóa đào tạo kỹ năng kỹ thuật số thiết yếu cho hơn 30.000 nông dân ở 9 tỉnh của Việt Nam trong vòng 3 năm sắp tới.

Ngoài những thuận lợi, việc áp dụng IoT trong nông nghiệp cũng gặp không ít khó khăn. Khó khăn đầu tiên thường được nhắc đến là vấn đề về chi phí triển khai hệ thống IoT. Thực tế nó không hề cao. Mà cao nhất trong chi phí này thuộc về khâu thiết kế ứng dụng để nhờ đó, người nông dân có thể sử dụng thông qua smartphone. Nhưng ngày nay, những ứng dụng này đã có những công ty khởi nghiệp trẻ giải quyết. Cái khó khi áp dụng công nghệ không hẳn vì công nghệ khó mà vì người nông dân ngại thay đổi thói quen canh tác.

Tiếp theo là vấn đề về ý tưởng khi hiện IoT trong nông nghiệp tại Việt Nam ý tưởng không nhiều, chủ yếu xoay quanh cảm biến, lập trình tưới, trồng thủy canh tự động trong nhà và chỉ áp dụng cho doanh nghiệp quy mô giá cao. Chuỗi cung ứng thực phẩm ở Việt Nam hiện nay vẫn qua nhiều khâu trung gian, chưa có nhật ký sản xuất canh tác và cần phải truy xuất nguồn gốc.

Các nông hộ, hợp tác xã là nhân tố chính xác nhất trong nền nông nghiệp Việt Nam, nhưng họ vẫn bỡ ngỡ với công nghệ cao hoặc công nghệ bình dân. Vì vậy cần phải có người đồng hành, xúc tiến đứng ra bao tiêu, áp dụng quy trình, áp dung công nghệ đơn giản, linh hoạt để nông sản trở thành hàng hóa chủ lực có giá trị và chất lượng.

Nhìn chung, Việt Nam với nhiều lợi thế trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, nông nghiệp Việt Nam chủ yếu nằm ở quy mô sản xuất nhỏ dựa vào kinh tế hộ gia đình, năng suất lao động còn thấp. Vì vậy, ứng dụng công nghệ thông tin trong nông nghiệp sẽ tạo cơ hội lớn cho các hộ nông dân trở thành một doanh nghiệp có năng suất và giá trị vượt trội cùng với chất lượng cuộc sống ngày càng tốt hơn.

 

(theo FPT TechInsight)

FPT Aptech – Hệ Thống Đào Tạo Lập Trình Viên Quốc Tế

FPT Aptech trực thuộc Tổ chức Giáo dục FPT có hơn 25 năm kinh nghiệm đào tạo lập trình viên quốc tế tại Việt Nam, và luôn là sự lựa chọn ưu tiên của các sinh viên và nhà tuyển dụng.
0981578920
icons8-exercise-96