Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, ngành kỹ sư phần mềm cũng ngày càng trở nên cấp thiếp hơn. Kỹ sư phần mềm đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển và duy trì các chương trình, ứng dụng mà chúng ta sử dụng hằng ngày. Trong bài viết dưới đây, Aptech sẽ cùng bạn tìm hiểu kỹ hơn về công việc, mức lương và giải đáp một số câu hỏi khi bạn theo đuổi ngành kỹ sư phần mềm nhé! 

Kỹ sư phần mềm là gì?

Kỹ sư phần mềm với tên tiếng anh là Software Engineer, là người có chuyên môn về lĩnh vực công nghệ đặc biệt là ngôn ngữ lập trình, hệ điều hành. Khác với lập trình viên, những người chủ yếu làm việc với mã nguồn, kỹ sư phần mềm thường thực hiện các công việc ở mức độ tổng thể và hệ thống hơn. Họ không chỉ viết mã mà còn còn tham gia vào toàn bộ quy trình phát triển phần mềm, bao gồm từ giai đoạn lập kế hoạch, thiết kế, kiểm thử đến bảo trì hệ thống.

Kỹ sư phần mềm thường chia làm hai mảng chính:

  • Phát triển phần mềm ứng dụng: Xây dựng các ứng dụng phục vụ trực tiếp cho người dùng, ví dụ như ứng dụng di động, phần mềm văn phòng, hoặc các ứng dụng giải trí.
  • Phát triển phần mềm hệ thống: Xây dựng các phần mềm ở mức hệ thống, như hệ điều hành hoặc các phần mềm điều khiển, quản lý tài nguyên hệ thống.
Kỹ sư phần mềm là gì?
Kỹ sư phần mềm là gì?

Công việc của kỹ sư phần mềm là gì?

Nghiên cứu, tìm hiểu và xác định nhu cầu khách hàng

Trước khi bắt tay vào thiết kế và phát triển phần mềm, kỹ sư phần mềm cần hiểu rõ mục tiêu của sản phẩm, nghiên cứu kỹ lương nhu cầu và mong muốn của người dùng. Công việc này không chỉ đơn thuần là nắm bắt ý tưởng mà còn đòi hỏi họ đặt ra những câu hỏi cụ thể như: “Khách hàng gặp vấn đề gì cần giải quyết?”, “Sản phẩm nào dễ sử dụng nhất với họ?”, “Họ kỳ vọng gì ở phần mềm mới?”. Sau khi tổng hợp các câu trả lời, kỹ sư phần mềm có thể xây dựng một sản phẩm phù hợp và có giá trị thực tiễn cao. Đây là bước quan trọng để đảm bảo phần mềm phát triển đúng mục đích và đạt hiệu quả tối ưu.

Nghiên cứu, tìm hiểu và xác định nhu cầu khách hàng
Nghiên cứu, tìm hiểu và xác định nhu cầu khách hàng

Thiết kế chương trình phần mềm mới

Dựa trên các yêu cầu đã thu thập, kỹ sư phần mềm tiến hành thiết kế cấu trúc phần mềm, từ giao diện đến các chức năng, luồng dữ liệu và cơ sở dữ liệu. Dựa trên sự sáng tạo, kinh nghiệm và kiến thức kỹ thuật của mình, Software Engineer sẽ xây dựng cấu trúc phần mềm, xác định tính năng cần có và lên kế hoạch để tạo ra một hệ thống phần mềm tối ưu nhất. Mục tiêu cuối cùng của việc thiết kế là tạo ra sản phẩm dễ sử dụng, hoạt động mượt mà và đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.

Điều phối, hướng dẫn lập trình viên tạo mã code

Khi bản thiết kế hoàn thiện, kỹ sư phần mềm sẽ chuyển sang giai đoạn điều phối và hướng dẫn đội ngũ lập trình viên. Công việc của họ bao gồm giải thích chi tiết về các yêu cầu kỹ thuật, mục tiêu của dự án và định hướng để lập trình viên phát triển mã code chính xác theo thiết kế ban đầu. Kỹ sư phần mềm đóng vai trò như một cầu nối, giúp các lập trình viên hiểu rõ về ý tưởng của phần mềm và đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng không chỉ đáp ứng kỹ thuật mà còn phù hợp với yêu cầu người dùng.

Điều phối, hướng dẫn lập trình viên tạo mã code
Điều phối, hướng dẫn lập trình viên tạo mã code

Kiểm tra và cài đặt chương trình 

Trước khi phần mềm được bàn giao cho khách hàng, kỹ sư phần mềm sẽ tiến hành kiểm tra toàn diện để phát hiện và sửa lỗi nếu có. Công việc này bao gồm thử nghiệm các chức năng của phần mềm, đánh giá hiệu suất và đảm bảo tính ổn định của hệ thống. Sau khi kiểm tra, kỹ sư phần mềm sẽ tiến hành cài đặt chương trình cho người dùng và cung cấp hướng dẫn sử dụng cụ thể. Họ cũng hỗ trợ giải đáp thắc mắc nhằm đảm bảo khách hàng dễ dàng thao tác và sử dụng sản phẩm một cách hiệu quả.

Bảo trì và nâng cấp hệ thống

Phần mềm cần được bảo trì và nâng cấp định kỳ để duy trì hiệu suất và phù hợp với nhu cầu người dùng đang thay đổi. Vì vậy, kỹ sư phần mềm sẽ thường xuyên theo dõi và kiểm tra hệ thống, xử lý các sự cố nếu có và bổ sung hoặc cập nhật các tính năng mới để sản phẩm luôn hoạt động trơn tru. Công việc bảo trì này rất quan trọng để nâng cao trải nghiệm người dùng, tối ưu hóa hiệu suất và giúp phần mềm giữ vững giá trị của nó theo thời gian.

Kỹ sư phần mềm đảm nhận việc bảo trì và nâng cấp hệ thống
Kỹ sư phần mềm đảm nhận việc bảo trì và nâng cấp hệ thống

Mức lương của kỹ sư phần mềm

Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng các sản phẩm công nghệ thông minh, ứng dụng tiện ích và hệ thống phần mềm đang tăng cao. Điều này dẫn đến nhu cầu tuyển dụng kỹ sư phần mềm ngày càng lớn, tạo ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn trong ngành khoa học công nghệ.

Bên cạnh cơ hội nghề nghiệp rộng mở, mức lương của kỹ sư phần mềm cũng là yếu tố thu hút sự quan tâm của nhiều người. Theo khảo sát, thu nhập trung bình của một kỹ sư phần mềm tại Việt Nam vào khoảng 14 triệu đồng/tháng. Mức lương cao nhất có thể đạt đến 25 triệu đồng/tháng, trong khi mức thấp nhất là 7 triệu đồng/tháng.

Ở các công ty lớn hoặc tổ chức quốc tế, mức lương có thể vượt trội, lên đến 30-50 triệu đồng/tháng hoặc thậm chí cao hơn đối với những kỹ sư có chuyên môn và kinh nghiệm dày dặn, đặc biệt nếu họ đảm nhiệm các vị trí quản lý. Thu nhập của kỹ sư phần mềm phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm và năng lực chuyên môn, cũng như quy mô và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.

Mức lương cho vị trí kỹ sư phần mềm 
Mức lương cho vị trí kỹ sư phần mềm

Một số câu hỏi thường gặp

Lập trình viên và kỹ sư phần mềm giống nhau không?

Không. Mặc dù cả lập trình viên và kỹ sư phần mềm đều làm việc với phần mềm, nhưng vai trò và trách nhiệm của họ khác nhau. Lập trình viên thường tập trung vào viết mã và phát triển tính năng, trong khi kỹ sư phần mềm có trách nhiệm toàn diện hơn, từ nghiên cứu, thiết kế đến kiểm thử và bảo trì phần mềm.

Kỹ sư phần mềm có cần biết kiểm thử không?

Có. Kỹ sư phần mềm cần hiểu rõ về quy trình kiểm thử để đảm bảo phần mềm hoạt động đúng cách và không có lỗi. Dù có thể không trực tiếp thực hiện kiểm thử thì kỹ sư phần mềm vẫn cần hiểu các phương pháp và tiêu chuẩn kiểm thử để chỉ đạo và quản lý quá trình phát triển phần mềm một cách hiệu quả và tối ưu.

Kỹ sư phần mềm cần học gì?

Để trở thành kỹ sư phần mềm, bạn cần có kiến thức sâu rộng về lập trình, thuật toán, cấu trúc dữ liệu, thiết kế hệ thống, và các công nghệ phần mềm. Các kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm, và quản lý dự án cũng rất quan trọng. Học các ngôn ngữ lập trình như Java, Python, C++ cùng với các công cụ phát triển phần mềm sẽ là nền tảng tốt cho công việc của bạn.

Tóm lại, kỹ sư phần mềm là một nghề nghiệp hấp dẫn với nhiều cơ hội phát triển trong thời đại số hóa hiện nay. Mong rằng qua bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vị trí kỹ sư phần mềm, công việc và mức lương cho vị trí này. Đừng quên theo dõi trang FPT Aptech để cập nhật thêm nhiều thông tin mới nhất về ngành công nghệ thông tin!

FPT Aptech trực thuộc Tổ chức Giáo dục FPT có hơn 25 năm kinh nghiệm đào tạo lập trình viên quốc tế tại Việt Nam, và luôn là sự lựa chọn ưu tiên của các sinh viên và nhà tuyển dụng.
0981578920
icons8-exercise-96