Ngày 20/1/2025, cả thế giới công nghệ chấn động khi DeepSeek – một startup AI đến từ Trung Quốc công bố hai mô hình AI mới: DeepSeek-V3 miễn phí và DeepSeek-R1 mã nguồn mở, với chi phí thấp hơn tới 96,4% so với OpenAI nhưng vẫn đạt hiệu suất tương đương. Điều này ngay lập tức khiến các công ty công nghệ Mỹ và thị trường chứng khoán hoang mang. Đứng sau tất cả là một cái tên ít ai biết đến: Liang Wenfeng.

Liang Wenfeng - Nhà sáng lập DeepSeek, một Startup AI đến từ Trung Quốc
Liang Wenfeng – Nhà sáng lập DeepSeek, một Startup AI đến từ Trung Quốc

Ở tuổi 40, Liang Wenfeng không phải là cái tên quen thuộc trên truyền thông, nhưng những gì ông làm được khiến cả thế giới AI phải dè chừng. Tốt nghiệp chuyên ngành AI tại Đại học Chiết Giang, Liang không chỉ là một nhà nghiên cứu mà còn là một doanh nhân sắc bén. Năm 2015, ông đồng sáng lập High-Flyer Quant, một quỹ đầu cơ định lượng tiên phong trong việc ứng dụng AI vào giao dịch tài chính. Từ năm 2021, Liang bắt đầu thu mua hàng nghìn chip Nvidia để chuẩn bị cho tham vọng AI của mình, trước khi Mỹ áp lệnh hạn chế xuất khẩu sang Trung Quốc. Đến năm 2022, đội ngũ của ông đã vận hành khoảng 10.000 chip Nvidia A100 – một con số không tưởng với một startup non trẻ.

Nhưng DeepSeek không chỉ là một dự án AI thông thường. Mục tiêu của Liang không phải lợi nhuận, mà là thay đổi cuộc chơi. Ông từng chia sẻ: “Chúng tôi không thể mãi dựa vào công nghệ phương Tây. Điều chúng tôi cần làm là mở rộng ranh giới công nghệ và thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái AI Trung Quốc.” Chính tư duy táo bạo này đã giúp DeepSeek trở thành một thế lực đáng gờm, đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ như OpenAI, Google và Meta.

Sự phát triển của DeepSeek khiến các ông lớn về AI dè chừng
Sự phát triển của DeepSeek khiến các ông lớn về AI dè chừng

Điều thú vị là ngay từ khi bắt đầu, Liang đã không được giới đầu tư đánh giá cao. Một đối tác từng kể lại ấn tượng đầu tiên về ông: “Cậu ấy trông như một anh chàng mọt sách với kiểu tóc khủng khiếp, thao thao bất tuyệt về việc xây dựng một cụm 10.000 chip để huấn luyện mô hình AI. Chúng tôi nghĩ chỉ có những tập đoàn như ByteDance hay Alibaba mới làm được điều đó.” Nhưng chỉ vài năm sau, DeepSeek đã chứng minh điều ngược lại.

Với việc sử dụng mã nguồn mở và chưa triển khai các mô hình thương mại, DeepSeek hiện chưa bị ảnh hưởng bởi các lệnh cấm của Mỹ. Ngược lại, chính các công ty phương Tây có thể tận dụng bộ mã công khai của DeepSeek để tối ưu hóa mô hình của riêng họ, góp phần giảm chi phí phát triển AI trên toàn cầu.

Câu chuyện của Liang Wenfeng là minh chứng cho việc chỉ cần đủ sự kiên trì và tầm nhìn, bạn hoàn toàn có thể thay đổi cục diện ngành công nghệ. Trong tương lai gần, liệu DeepSeek có thể trở thành một OpenAI thứ hai – nhưng đến từ Trung Quốc? 

Nguồn: VNExpress

FPT Aptech trực thuộc Tổ chức Giáo dục FPT có hơn 25 năm kinh nghiệm đào tạo lập trình viên quốc tế tại Việt Nam, và luôn là sự lựa chọn ưu tiên của các sinh viên và nhà tuyển dụng.
0981578920
icons8-exercise-96