MVC là mô hình trở thành tâm điểm chú ý trong giới lập trình viên, nó được ứng dụng nhằm tối ưu hóa giao diện người dùng trở nên thông minh, thu hút và sáng tạo hơn. Hãy cùng tìm hiểu cách sử dụng và mọi vấn đề liên quan đến MVC nhé!

Giải mã MVC là gì?

MVC là một cụm viết tắt của 3 từ Model, View và Controller, nói cách khác, đây là 3 phần cấu trúc của mô hình này sẽ được phân tích rõ hơn ở phần sau. Nó được dùng để tối ưu hóa giao diện người dùng, hỗ trợ lập trình viên thiết kế giao diện sáng tạo và thu hút hơn.

Phân tích mô hình hoạt động của MVC

Mô hình MVC hoạt động với 3 cấu trúc riêng biệt như 3 cá thể, đó là: Model, View và Controller.

Mô hình MVC 3 thành phần tách biệt
Mô hình MVC 3 thành phần tách biệt

Model

Là phần kiến tạo mẫu, quản lý những thông tin được đưa về, sau đó tiến hành phân tích và xử lý chúng dựa theo request. Nó không đóng vai trò trả kết quả.

View

Nếu Model là đầu bếp thì View chính là Food Stylist, nó phụ trách hiển thị giao diện sao cho tối ưu với thiết bị, tối ưu với người dùng.

Đây được xem là điểm cuối trong tiến trình xử lý và trả kết quả data.

Controller

Chức năng của nó đúng với nghĩa đen là kiểm soát. 

Theo đó, mọi yêu cầu của người dùng đều được gửi đến Controller, nó đóng gói dữ liệu Input và chuyển giao cho Model để xử lý dưới dạng mẫu. Sau khi Model đã chuẩn bị đầy đủ thông tin theo mẫu, sẽ trả ngược về lại cho Controller. Ở thời điểm này, mọi yêu cầu giao tiếp với người dùng đều do Controller kiểm soát.

Tiến trình xử lý request trong MVC

Để hiểu được MVC là gì và mô hình của nó hoạt động ra sao, bạn cần phải hiểu được quy trình xử lý căn bản của một MVC.

Cụ thể:

– Khi máy khách User gửi Request đến server, Controller bắt đầu hoạt động từ đây, nó sẽ chặn mọi request khi chưa qua kiểm duyệt. 

– Tiếp đó, Controller xử lý dữ kiện đầu vào từ client rồi giao trực tiếp qua Model.

– Model chính là nơi xử lý data, đóng gói dưới các dạng pattern và chuẩn bị chuyển tiếp lại cho Controller.

– Cuối cùng, Controller nhận tệp và công bố cho người dùng thông qua hiển thị View.

Trong suốt quá trình này, Controller đóng vai trò như một admin, mọi yêu cầu request khi gửi đến Server đều phải thông qua được kiểm duyệt mô hình MVC với Controller đóng vai trò chủ chốt.

Tầm quan trọng của Controller trong mô hình bộ ba MVC
Tầm quan trọng của Controller trong mô hình bộ ba MVC

Công năng chính của MVC trong lập trình

Thông qua tiến trình xử lý dữ liệu vừa nêu, có thể thấy MVC đóng vai trò quan trọng giúp nâng cao xử lý dữ liệu bằng cách cung cấp các thành phần Pattern để thiết kế nhanh chóng.

Nhờ đó, nhanh chóng chính là một trong những công năng thu hút ánh nhìn từ lập trình viên. Một mô hình MVC có thể được dùng để phát triển bất kỳ thể loại app nào một cách tiện lợi và đặc biệt, nhiều developer có thể cùng lập trình một ứng dụng cùng lúc trên 3 cấu trúc khác nhau. Từ đó suy ra, tốc độ hiệu suất lập trình nhờ MVC có thể nâng lên đến 3 lần.

Một giải pháp tối ưu nữa cho bài toán nhân bản code, khi các developer không muốn chất xám của mình bị người khác sao chép một cách nhanh gọn thì MVC chính là mô hình hiệu quả nhất. Bởi nó không chỉ cho ra một View mà là nhiều view cho cùng một mô hình, do đó, dữ liệu và code logic sẽ bị tách khỏi màn hình khiến vấn nạn copy trở nên hạn chế hơn.

Như đã biết, MVC hoạt động dựa trên 3 cấu trúc tách biệt nhau, tính năng tuyệt vời này đã tiết kiệm cho nhà phát triển không ít thời gian khi muốn chỉnh sửa và phát triển một phần mà không cần phải sửa toàn bộ chi tiết và cho chạy kiểm thử lại toàn bộ, lúc này đây, chỉ cần sửa chi tiết trong phần cấu trúc có lỗi, những phần khác không bị ảnh hưởng.

Tăng tốc độ hiệu suất lập trình với MVC
Tăng tốc độ hiệu suất lập trình với MVC

Và nhờ việc tương thích với mọi nền tảng nên khi trả dữ liệu về View, Model không cần định dạng mà các thành phần đều có thể được sử dụng như nhau.

Những lý do nên và không nên sử dụng  MVC

Nhắc đến một mô hình với đầy đủ các tính năng tuyệt vời, bên cạnh sự giúp đỡ mạnh mẽ từ chính công cụ, bạn còn phải lưu ý đến một số nhược điểm chính để có thể khắc phục.

Ưu điểm của mô hình MVC

Nhanh chóng là tiện ích hàng đầu mà lập trình viên chú ý đến khi tìm kiếm những tiện ích để phục vụ cho công việc lập trình có thể kéo dài hơn 48 tiếng.

– Kiểm tra dễ dàng từng phần mà không cần phải qua kiểm thử và run hoặc tháo rời toàn bộ. Đây là giải pháp tối ưu xóa bỏ nỗi ám ảnh “sai một li, đi một dặm” trong nghề lập trình.

– Phục vụ không giới hạn ngôn ngữ trong thời kỳ tất cả người dùng đến từ nhiều quốc gia với đa dạng thể loại ngôn ngữ.

– Mô hình MVC giúp ứng dụng được duy trì hoạt động tốt, bởi vì cốt lõi tạo nên MVC là 3 cấu trúc thành phần hoạt động độc lập, nếu cần bảo trì hay sửa chữa thì vẫn có thể duy trì hoạt động của ứng dụng thay vì phải tạm ngưng và sửa chữa. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro và thất thoát vốn trong quá trình hoạt động một ứng dụng của nhà phát triển.

– Tốc độ nhân ba, nhiều người có thể làm việc cùng lúc với 3 thành phần để tạo nên một ứng dụng hoàn chỉnh.

– Hỗ trợ Test- Driven Development để tạo ứng dụng Unit Test.

Unit Test là quá trình kiểm thử từng phần tử nhỏ của code và cách hoạt động cũng như toàn bộ rủi ro mà ứng dụng có thể gặp phải trong tương lai.

Nhược điểm của MVC thiết kế mẫu

Đối với các tính năng độc lập phần tử thì sự cồng kềnh và phức tạp là điều không thể tránh khỏi. Vì các thành phần không liên kết với nhau nên khi lập trình và phát triển, nhà phát triển có thể thuê thêm nhân sự để cùng cộng tác hoặc lần lượt làm từng phần một, đây là điều cực kỳ tốn thời gian đối với các dự án lập trình quy mô lớn và phức tạp.

Chính vì thế, MVC mô hình thiết kế cho phần mềm chỉ nên được sử dụng phục vụ cho các website hoặc các dự án lập trình nhỏ lẻ, nhanh chóng.

Giải mã MVC là gì?
Giải mã MVC là gì?

Cần làm gì để ứng dụng được mô hình MVC

Sau khi đã hiểu hết MVC là gì cũng như các ứng dụng liên quan, chắc hẳn bạn đang thắc mắc sử dụng chúng ra sao?

Muốn dùng tốt mô hình này bạn cần trau dồi và phát triển kỹ năng liên quan như:

– Hiểu đúng về MVC

– Nắm được cách sử dụng giao diện và hoạt động cơ bản cũng như quy trình xử lý thông tin của nó.

– Học kiến thức cơ bản về lập trình Object và các loại ngôn ngữ lập trình.

– Trau dồi khả năng tư duy logic và cách trình bày nội dung sao cho hợp với thị hiếu và hiển thị đúng quy cách trên mọi nền tảng, phải đảm bảo Model không phụ thuộc vào View.

Ngoài ra, bạn cũng nên cải thiện các kỹ năng mềm cơ bản như kỹ năng tìm kiếm, tổng hợp và đọc tài liệu bằng tiếng anh hoặc tiếng nga, đây là hai môi trường với những bậc vĩ nhân trong ngành lập trình có thể sẽ khiến bạn thay đổi tư duy và học thêm được nhiều điều về MVC.

Lời kết

Nếu bạn đang hay sắp học lập trình thì khái niệm MVC là gì cũng như những tính năng vượt trội không thể bỏ qua của mô hình MVC sẽ giúp ích cho con đường lập trình của bạn sau này. Hy vọng thông qua bài viết trên, bạn đã có thể hiểu được phần nào về các định nghĩa cũng như ứng dụng một cách đúng đắn. Hãy theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều phần mềm cũng như các Guide hướng dẫn lập trình nhé.

FPT Aptech trực thuộc Tổ chức Giáo dục FPT có hơn 25 năm kinh nghiệm đào tạo lập trình viên quốc tế tại Việt Nam, và luôn là sự lựa chọn ưu tiên của các sinh viên và nhà tuyển dụng.
0981578920
icons8-exercise-96