Năm 2020, sự bùng nổ của Internet đã thúc đẩy khái niệm “Chuyển đổi số” trở nên phổ biến hơn trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin. Theo đó, FPT Aptech cùng Công ty Hệ thống Thông tin FPT (FPT IS) đã đưa ra 8 kỹ năng quan trọng sinh viên học lập trình cần trang bị trước khi bắt đầu bất kỳ vị trí công việc nào trong tương lai.
Chị Hoàng Ngọc Ánh – Tư vấn ERP/Quản trị dự án/Trợ lý Phó Tổng Giám đốc FPT IS, diễn giả talkshow “La bàn sự nghiệp” chia sẻ câu chuyện về những kỹ năng cần có khi đi làm từ trải nghiệm thực tế tại FPT IS.
Với kinh nghiệm hơn 10 năm làm việc tại FPT IS và nắm giữ các vai trò quan trọng đã định hướng nghề nghiệp cho các bạn sinh viên với rất nhiều câu chuyện tích cực truyền cảm hứng trở thành động lực học tập để tương lai có được một công việc như mong muốn.Trong talkshow “La bàn sự nghiệp” với chủ đề định hướng nghề nghiệp dành cho sinh viên FPT Aptech được tổ chức ngày 11/09 vừa qua, diễn giả Hoàng Ngọc Ánh đã chia sẻ về 8 kỹ năng mà các bạn sinh viên cần lưu ý và chuẩn bị khi đi làm.
Và từ đây, khái niệm về 8 kỹ năng quan trọng mà các bạn sinh viên học lập trình cần phải có trước khi bắt đầu công việc đã được chị Ánh đem tới bằng hình ảnh cũng như các ví dụ thực tiễn. Giúp sinh viên dễ hình dung và ghi nhớ.
Kỹ năng tìm kiếm
Đây là kỹ năng mà sẽ có rất ít người nhắc đến và để ý tới. Chủ động trong việc tìm kiếm thông tin từ các nguồn tài nguyên sẵn có qua Internet hoặc thông qua những người đang cùng học tập, làm việc xung quanh mình cũng là cách thức thu thập được các tư liệu cần thiết một cách nhanh chóng.
Một số trang web mà bạn có thể tìm kiếm các loại thông tin như: Google, Yahoo!, bing, Ask.com,…
Ngoại ngữ
Đối với lập trình viên thì việc bạn thông thạo ngoại ngữ là một lợi thế vì chủ yếu giáo trình học lập trình hoặc tài liệu chuyên ngành hiện nay đều bằng Tiếng Anh, ngôn ngữ phổ biến trên thế giới.
Các câu lệnh code hay trên các diễn đàn, hội nhóm hoặc các trang cộng đồng về thi lập trình, học code cũng bằng Tiếng Anh. Ngay cả khi sau này khi đi làm và giao tiếp với khách hàng, việc sử dụng ngoại ngữ là điều cần thiết khi bạn trao đổi về dự án hoặc trình bày ý tưởng của mình.
Vì vậy đừng bao giờ bỏ qua việc học ngoại ngữ, có thể là Tiếng Anh, Tiếng Nhật,…đó sẽ là lợi thế giúp ích cho các bạn rất nhiều khi học tập và làm việc trong ngành lập trình.
Kỹ năng văn phòng cơ bản
Đây là kỹ năng căn bản nhất định bạn cần phải có để sẵn sàng đi làm như Word, Excel, PowerPoint, Outlook, … giúp cho việc trình bày các thông số, thông tin một cách rõ ràng mạch lạc.
Ví dụ như khi trình bày văn bản, bạn có thể sử dụng Word hoặc cần tính toán thì Excel sẽ là giải pháp tốt nhất và khi thuyết trình dùng PowerPoint trình bày chuyên nghiệp với nhiều tính năng hoặc check email công việc dễ dàng khi có Outlook…
Thiết lập các mục tiêu
Xác định các mục tiêu cần đạt được xoay quanh cuộc sống như: phát triển bản thân, tài chính, sự nghiệp, mối quan hệ, tinh thần, thể chất, đóng góp xã hội… Từ đó trong quá trình đi học, đi làm của bản thân có kế hoạch rõ ràng để đạt được nó.
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động thể thao, du lịch, thực tập nhiều nơi, khám phá trải nghiệm để học cách đối diện với những khó khăn, tìm ra cách xử lý và giải quyết các vấn đề gặp phải trong quá trình thực hiện các hoạt động đó.
Sẽ có những mâu thuẫn, tranh chấp, ý kiến trái chiều, những tình huống bất ngờ trong cuộc sống đòi hỏi chính các bạn cần bình tĩnh, nhìn lại, phân tích và đưa ra các phương án hay hành động phù hợp để giải quyết sự việc đó một các hợp lý nhất.
Tham gia các cuộc thi
Tham gia các cuộc thi hoặc bài học công nghệ online qua những trang web như CodeChef; topcoder, … song song đó giao lưu, học hỏi kiến thức trên nhiều diễn đàn, hội nhóm về công nghệ thông tin.
Đừng ngại thua cuộc, cũng đừng quá chủ quan khi trở thành người dẫn đầu trong các cuộc thi, hãy coi đó là kinh nghiệm, cơ hội được thử sức và tự tin vượt qua chính mình khi tham gia các cuộc thi.
Kiến thức chuyên sâu
Đừng quên những kiến thức về Data mining, Information System, Blockchain, BigData, AI, Security… cũng được các nhà tuyển dụng yêu cầu và chú trọng tùy theo vị trí tuyển dụng. Vì thế hãy trang bị cho mình kiến thức phù hợp công việc đang ứng tuyển.
Kỹ năng khi đi làm/thực tập
Cần có sự kết nối, học hỏi, cầu tiến, thái độ cầu tiến tích cực trong các công việc được giao và tìm cách để đáp ứng được yêu cầu của công việc đó.
Để tránh sự phụ thuộc vào những điều sẵn có hay chờ đợi được hướng dẫn thì bạn nên tự mình quan sát quy trình, cách thức công việc, cách làm việc của mọi người xung quanh. Đừng ngần ngại đặt câu hỏi và sau đó thực hành các công việc đã quan sát, đã hiểu nội dung.
Chị Ánh chia sẻ thêm: Khi ai đó giao việc, chúng ta không nên trả lời ngay là “Em không làm được” hay “Em không biết làm” mà hãy nói rằng “Em sẽ tìm hiểu, em sẽ trả lời hoặc thông tin lại sau”, điều này sẽ tạo nên thiện cảm và niềm tin đối với đồng nghiệp”.
Ngoài 8 kỹ năng trên, các bạn sinh viên hãy chuẩn bị cho mình khả năng thích nghi nhanh với môi trường làm việc. Nhưng trước hết để tìm 1 công việc phù hợp, đừng bỏ qua phần tạo CV dễ nhìn dễ xem, đẹp mắt để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng ngay cả khi chưa gặp mặt và cách viết email, trình bày thuyết trình khi phỏng vấn.
Không chỉ dạy kiến thức, FPT Aptech còn là môi trường giáo dục kết nối với rất nhiều doanh nghiệp, tập đoàn uy tín, tạo thêm nhiều cơ hội việc làm và đào tạo kỹ năng mềm, đảm bảo hỗ trợ đầu ra cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Trà My
FPT Aptech trực thuộc Tổ chức Giáo dục FPT có hơn 25 năm kinh nghiệm đào tạo lập trình viên quốc tế tại Việt Nam, và luôn là sự lựa chọn ưu tiên của các sinh viên và nhà tuyển dụng. |