(Post 12/10/2005) Sinh trưởng trong một gia đinh có 2 chị em và là cậu con trai độc nhất trong gia đình, chàng sinh viên năm cuối của khóa học Aptech Nguyễn Thành Nam với sở thích nghe nhạc, thích đàn đúm cùng bạn bè đã cùng với một số bạn bè (Hải – SV ĐH Bách Khoa, Giang, Hằng – SV Gennetic) đã thành lập lên nhóm TFC (to have a free choice) cùng thiết kế phần mềm Hệ thống quản lý nhà hàng – Cà phê, Bia tự động bằng tín hiệu điện.

Nam cho biết, “Phần mềm trên có thể sử dụng đơn chiếc cho nhà hàng, quán cafe hoặc cho quán Bi-a, nhà hàng Karaoke hoặc cho cả CLB có tất cả các loại hình trên. Về phần nhà hàng thì không có gì phải bàn mấy. Em xin được nói qua cách thực hiện bàn BI-A. Khi khách hàng vào chơi bi-a thì nhân viên bật đèn của bàn đó lên và khi đó giờ chơi, ngày chơi của bàn bi-a đó sẽ được lưu vào hóa đơn của khách hàng đó theo giá tiền của bàn đó, và khi khách ra về thì nhân viên tắt đèn và hóa đơn được tự động tính tiền, tương tự như vậy có thể thực hiện với karaoke…. Ngoài ra còn có thể thực hiện các thao tác khác như thêm món ăn vào hóa đơn và kho bếp chế biến không cần phải quan tâm món nào làm trước món nào làm sau vì các món đã được sắp xếp theo thứ tự của khách. Về chức năng của phần mềm thì rất nhiều nên em chỉ có thể nêu ra ý chính”

Phần mềm này còn có ưu điểm là dễ sử dụng và không cần các thiết bị phụ trợ cho nó trong quá trình sử dụng vì chỉ cần phần mệm kếthợp với mạch điện (mạch điện này cũng do nhóm thiết kế) nối với hệ thống điện của nhà hàng, quán quán cà phê karaoke hay CLB Bi-a là có thể quản lý được

Nam cho biết thêm, “Ý tưởng để nhóm em thiết kế phần mềm này xuất phát từ ý tưởng là do ngành dịch vụ mới của Việt Nam trong thời gian gần đây khá phát triển mà chưa có phần mềm nào được thiết kế hỗ trợ việc quản lý và kinh doanh các dịch vụ trên, nên từ phần mềm thông dụng quản lý kinh doanh hiện có rất nhiều trên thị trường nên bọn em quyết định đi theo hướng đi mới là quản lý tự động bằng tín hiệu điện để giảm bớt nhân viên phục vụ bởi vì bọn em cũng có sở thích chơi bi-a. Trong một lần em đi chơi bi-a tại một số câu lạc bộ em thấy có rất nhiều bàn chơi và nhân viên phục vụ, vì vậy cái quyết định này cũng dễ thấy để bọn em tìm một hướng đi mới trong ngành dịch vụ. Và hướng đi của bọn em là viết phần mềm về ngành dịch vụ”. Cũng chính từ những băn khoăn và chăn trở đó đã thúc đẩy nhóm tạo ra phần mềm “Hệ thống Quản lý nhà hàng, Cà phê, Bi-a tự động bằng tín hiệu điện”

Được biết, năm 2003, nhóm đã thiết kế thành công và đưa vào đã đưa vào sử dụng trang web quản lý nhà hàng được biết bằng Java. Sau sản phẩm đó đến năm 2004, nhóm tiếp tục thiết kế ra một phần mềm kế toán cho doanh nghiệp sản xuất mà trên thị trường hiện nay chưa hề có. Phần mềm này đã giải quyết được những vấn đề khó khăn trong sản xuất, quản lý vật tư, quản lý khách nợ. Và sản phẩm này cũng đã và đang được áp dụng thực hiện trong Công ty Xây lắp điện Thành An cho đến nay.

Khi được hỏi tại sao em lại có hứng thú tham gia vào cuộc thi “Nhân tài đất Việt”, Nam cho biết, “Em cảm thấy đây là một cuộc thi rất hay là một môi trường để chúng em được thử sức và tự khẳng định mình và cuộc thi cũng có nhiều điều mới là hơn so với cuộc thi khác là không giới hạn tuổi và phạm vi rộng hơn rất nhiều chính vì vậy khó khăn trước mắt đối với bọn em là rất lớn và sự thử thách đối với chúng em cũng cao hơn”.

Mặc dù chưa chính thức được đưa vào ứng dụng trong thực thế nhưng nhóm bạn của Nam rất lạc quan về sản phẩm của mình và hy vọng sẽ mang lại hiệu quả cao cho ngành dịch vụ của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng và Nam cùng các bạn sẽ được khẳng định hơn nữa trên thị trường trong nước về ngành dịch vụ. Nam nhấn mạnh thêm, “Biết đâu sau cuộc thi này, loại phần mềm của bọn em lại được có mặt lần đầu tiên trên thị trường thì sao!”.

(Theo www.nhantaidatviet.dantri.com.vn)

FPT Aptech trực thuộc Tổ chức Giáo dục FPT có hơn 25 năm kinh nghiệm đào tạo lập trình viên quốc tế tại Việt Nam, và luôn là sự lựa chọn ưu tiên của các sinh viên và nhà tuyển dụng.
0981578920
icons8-exercise-96