Dùng những ứng dụng hữu ích trên mạng để ‘đùa dai’ nhưng có thể ảnh hưởng đến cá nhân khác và cộng đồng. Việc làm mang tính phá hoại này diễn ra quá lâu, cần chấm dứt.

Tình huống oái oăm khi tin tưởng Google dịch – Ảnh: K.NGUYÊN

Người dùng mạng xã hội tại Việt Nam đang lan truyền nhau bức ảnh chụp kết quả dịch “như tát nước vào mặt” của dịch vụ Google dịch khi gõ: “What doing you now”, Google dịch hiện ra “sai rồi ĐM, phải là What are you doing now”.

Từ lâu công cụ Google dịch đã và đang bị đem ra làm trò đùa. Đã từng có chuyện khi dịch câu “go o morning” từ tiếng Anh sang tiếng Việt, kết quả trả về là “tiếng Anh ghi cũng ngu, phải là good Morning”. Đánh từ “I’m tr”. Kết quả nhận được từ Google dịch là “sai chính tả rồi má”. Có một số câu dịch được sửa sai thành những nội dung tục tĩu xuất hiện kèm với dấu chứng nhận “bản dịch được cộng đồng xác minh”.

Xem qua một kênh YouTube có hơn 1,1 triệu người đăng ký, nội dung cuộc sống vùng nông thôn tại Nam Á, tôi bất ngờ với một số tựa đề video. Rất nhiều clip trên kênh này đang bị dịch sai tiếng Việt. Cụm từ “một cô gái làng” hay “một cô gái nông thôn” (a village girl) được Google dịch thành… “một cô gái làng chơi”…

Mọi người cũng cần thận trọng khi sử dụng Goolge dịch, vì việc đóng góp bản dịch còn phụ thuộc vào ý thức, cái tâm trong sáng, nghiêm túc của người dùng.

Google dịch có một phần phản hồi (feedback) giúp góp ý, chia sẻ thông tin nhằm xây dựng một công cụ dịch chuẩn xác nhất. Bất kỳ ai cũng có thể gửi phản hồi những từ sai sót cho đội ngũ Google. Việc cố tình gửi nhiều phản hồi sai lệch, biện pháp “kỹ thuật” nhằm làm sai lệch, theo ý cá nhân thật là ích kỷ. Trò đùa tưởng vui, hài hước giúp vui cho cộng đồng nhưng lại thể hiện văn hóa lệch chuẩn, kém duyên.

Nhiều người dùng mạng đã và đang phá Wikipedia. Thông tin về nhà bác học Isaac Newton từng bị sửa đổi theo hướng bóp méo sự thật bằng lời lẽ thô thiển chỉ nhằm câu vui, vô bổ. Các ngôi sao, diễn viên cũng thường bị “làm lại” tiểu sử.

Tháng 2-2021, không ít người từng cảm thấy phẫn nộ và ngán ngẩm khi xem Google Maps. Nhiều người đã tạo ra các địa điểm ảo xung quanh khu vực hồ Love Lake – địa điểm lãng mạn ở tận… Dubai (Trung Đông) nhằm mục đích check in ảo. Hàng loạt cái tên tiếng Việt bỗng chi chít trên bản đồ khu vực này.

Tiếng Việt, người Việt bỗng thành ra xấu xí trong mắt người nước ngoài từ những người Việt thích sống ảo! Đây chẳng phải là lần đầu tiên cư dân mạng Việt Nam làm loạn Google Maps. Nhiều người thậm chí mong muốn thay đổi cả vị trí của những địa điểm công cộng như: trụ sở cơ quan, trường học, nhà ga… để có thể nhận thưởng từ trò chơi ảo.

Đây là câu chuyện về giáo dục chứ không phải trò vui, xã hội cần chung tay “sửa” ngay, bài trừ để chúng ta cùng chung sống văn minh hơn.

 

Khôi Nguyên
(theo báo Tuổi Trẻ)

Tổ Chức Giáo Dục FPTfpt.edu.vn

Hệ Thống Đào Tạo Lập Trình Viên Quốc Tếaptech.fpt.edu.vn

FPT Aptech trực thuộc Tổ chức Giáo dục FPT có hơn 25 năm kinh nghiệm đào tạo lập trình viên quốc tế tại Việt Nam, và luôn là sự lựa chọn ưu tiên của các sinh viên và nhà tuyển dụng.
0981578920
icons8-exercise-96