Từ khoá “Bug là gì” là một trong những thắc mắc của nhiều bạn lập trình viên khi “bước chân” vào lĩnh vực này. Hãy cùng chúng tôi giải đáp khái niệm này, phân loại Bug cũng như tìm ra giải pháp fix bug hiệu quả cho các bạn lập trình viên qua bài viết sau. 

Tìm hiểu khái niệm bug là gì?

Bug theo những chuyên gia lập trình đó chính là các lỗi phần mềm trong hệ thống máy tính hay trong chương trình lập trình khiến cho kết quả khi chạy xong bài code bị lỗi, không chính xác, điều đó đồng nghĩa với việc không được như bạn mong muốn. 

Bug là gì? Có phải là thứ “đáng ghét” nhất của coder?
Bug là gì? Có phải là thứ “đáng ghét” nhất của coder?

Bên cạnh bug thì debug cũng là thắc mắc của nhiều bạn khi đang tìm hiểu về lĩnh vực này. Đó chính là một quá trình tìm kiếm để phát hiện ra lỗ trong chương trình phần mềm trước khi “launching” và đưa sản phẩm đến khách hàng cũng như người tiêu dùng. Thường thì debug sẽ được thực hiện khi bạn bắt tay vào tạo chương trình, những dòng code đầu tiên được viết nên, bạn sẽ vừa viết chương trình, vừa phát hiện lỗi rồi sẽ tiếp tục kết hợp với những unit khác của chương trình lập trình. Cuối cùng sẽ đem đến một phần mềm hoàn hảo nhất. 

Bên cạnh hai khái niệm “Debug và bug là gì” thì bạn cũng cần phải biết về “fix bug là gì”, đây là việc sửa lỗi chương trình. Quá trình này sẽ diễn ra ngay sau khi bạn “debug” tức là ngay sau khi phát hiện ra lỗi, mục đích là để duy trì và nâng cao được chất lượng của chương trình phần mềm tạo ra sản phẩm. 

Phân loại các bug?

Bug tí hon

Giả dụ như bạn đang không biết bug là gì thì hãy tưởng tượng nó như một loại sâu bọ. Chúng có kích thước rất nhỏ, thậm chí là nhỏ hơn cả những đồng loại của chúng. Và, bạn biết đấy, để có thể đối phó, loại bỏ được chúng cũng giống như những lập trình viên cố gắng loại bỏ bug, đó là điều khó khăn.

Khi xuất hiện kết quả “compile error” thì chính là lúc bạn cần phải tiêu diệt chúng. Và để tiêu diệt được những “loại sâu bọ” này thì bạn cần có thời gian để tìm ra những đoạn code đang gặp vấn đề. Thời gian không cố định, có thể nhanh hoặc chậm, chậm thì thậm chí lên tới 1 ngày. Lỗi “bug tí hon” thường đến khi các coder quên dấu chấm phẩy, dấu chấm, dấu phẩy,…

Nếu bạn đang là coder với ngôn ngữ chẳng hạn như Python thì bù có thể xuất hiện khi bạn vào lề sai. Nhưng đừng lo lắng vì bạn có thể phát hiện ra bug này nếu áp dụng đến các IDE phù hợp. Đây chính là một vấn đề được thêm vào danh sách “Top các loại bug khiến lập trình viên khó chịu nhất”, đó chính là lý do tại sao nó còn gây phiền phức hơn so với những loại bug khác

Chính những lý do đó, mà chỉ có ai là dân IT lâu năm, chuyên nghiệp mới có thể nhanh chóng tìm ra các bug tí hon này nhưng cũng không thể chắc chắn hoàn toàn. Bạn thậm chí mất cả “thanh xuân” để tìm ra nó. 

Bug khủng

Bug khủng chính là những dòng code cho các bạn lập trình viết nhưng lại dính vào các lỗi về chính tả hay cú pháp. Bắt nguồn của bug khủng là từ các lỗi về thuật toán, lỗi tài nguyên hay logic code,..Nếu bắt nguồn từ “tài nguyên” thì có lẽ là do coder sử dụng các loại dữ liệu trong quá trình lập trình sai cũng như bị lỗi về phạm vi truy cập.

Làm thế nào để hạn chế tối đa "bug" trong khi tạo chương trình
Làm thế nào để hạn chế tối đa “bug” trong khi tạo chương trình

Mỗi một cú pháp thông thường chuyên dùng cho một loại ngôn ngữ lập trình riêng khác nhau (có nhiều ngôn ngữ lập trình). Do vậy cú pháp không giống nhau ở các ngôn ngữ lập trình khác nhau. Vậy nên, trong quá trình lập trình, bạn phải cẩn thận, tỉ mỉ để tránh những lỗi không đáng có, có thể làm hỏng cả chương trình đang code. Thế nhưng, nếu trình biên dịch của bạn tốt thì việc phát hiện lỗi sẽ giúp cho người dùng sửa lại được. 

Bug không tồn tại

Hẳn là bạn cũng đang thắc mắc về khái niệm “Bug không tồn tại” là như thế nào đúng không? Nếu như lập trình viên dính phải loại bug “đáng ghét” này thì những compile error sẽ nhảy liên tục và lung tung dù cho các bạn coder đã cố gắng xem xét lại chương trình như thế nào. Lý do xảy ra loại bug này là vì bạn sử dụng sai trình biên dịch hoặc do nó bị lỗi. Dẫn đến việc khi chạy chương trình sẽ cảnh báo lỗi nhưng trên thực tế lại không có lỗi ở chương trình. 

Để tránh tối đa lỗi này thì các lập trình viên cần phải thường xuyên cập nhật trình biên dịch, đảm bảo càng sớm càng tốt. Thế nhưng bạn phải đặt yếu tố phù hợp và cẩn thận lên trên hết. Cũng không thể tránh khỏi trường hợp bạn chạy chương trình rất “trơn tru” nhưng sau khi cập nhật lại trình biên dịch thì ngay lập tức báo lỗi. Điều đó đồng nghĩa với việc, trình biên dịch chỉ hiển thị cho coder thấy được các lỗi đang hiện hành mà bạn đã không phát hiện ra trước đó.

Bug bất ngờ

Một khái niệm cần phải nắm trong “bug là gì” đó là về phân loại “bug bất ngờ”. Những lập trình viên có thể đã chạy một chương trình code rất hoàn hảo thế nhưng vào một ngày “đẹp trời” nào đấy, chương trình này bỗng không còn hoàn hảo nữa. Câu hỏi đặt ra lúc này chính là “Ai đã đụng vào code của mình?”

Trên thực tế, khi số lượng code càng cao thì lập trình viên sẽ thuận tiện hơn trong quá trình debug. Có lỗi bạn chỉ cần 5 giây để tìm ra thế nhưng bên cạnh đó thì có những lỗi bạn cần nhiều thời gian hơn để tìm ra và sửa chữa nó. Thậm chí bug còn kéo dài mãi mãi vì bạn chẳng thể tìm ra nó ở đâu. Bởi lý do đó, chẳng hạn chương trình code đang hoạt động bình thường thì bạn tuyệt nhiên đừng đụng vào cũng như đừng để ai có cơ hội đụng vào nó để hạn chế vấn đề xuất hiện bug. 

Cách tốt nhất để ghi lại bug phục vụ cho quá trình fix bug là gì ?

Nguyên tắc

  • Bạn chỉ ghi lại những bug “khó nhằn” đã tìm ra hoặc khi tìm thấy bug nào đấy thú vị. 
  • Nên ghi chú lại bug do chính bạn gây ra, vì sẽ giúp bạn nhớ lâu, nếu như bug của người khác nhưng thấy thú vị thì bạn cũng có thể ghi lại. 
  • Sau khi fix xong, bạn hãy ghi lại bug ngay để tránh việc nhớ nhầm hay nhớ không chi tiết. 
Fix bug để thêm kinh nghiệm cho bản thân
Fix bug để thêm kinh nghiệm cho bản thân

Lợi ích của việc gặp phải bug và fix bug là gì

Cùng với khái niệm về “bug là gì” thì các bạn lập trình mới vào lĩnh vực này cũng rất quan tâm về lợi ích nếu như phải gặp bug và fix bug là gì. Việc dính phải bug trong quá trình lập trình không phải là điều gì quá xui xẻo đen đủi đâu bạn nhé! Trên thực tế thì việc fix lỗi sẽ giúp bạn có thêm những trải nghiệm, đem lại kinh nghiệm cho bản thân theo đuổi lâu dài với nghề. Do đó, hãy cố gắng tận dụng mọi cơ hội để tích lũy kinh nghiệm cũng như học hỏi. 

  • Tăng kiến thức về lĩnh vực lập trình. Nếu bạn dành thời gian để fix bug thì có thể trau dồi được cho mình nhiều kiến thức mà chắc chắn bạn chưa từng gặp trước đó. Mỗi bug xuất hiện sẽ để lại cho bạn những bài học riêng. Khi có cơ hội được sửa bug, cũng là lúc bạn có thể ôn lại kiến thức cũ cho mình và cũng là cơ hội để bạn thực hành sau quá trình dài chỉ học lý thuyết.
  • Code sẽ dễ dàng debug hơn: Nếu như bạn tự mình fix bug thì bạn hoàn toàn có cho mình kinh nghiệm code làm sao để dễ debug hơn. Từ đó việc xử lý các tình huống phát sinh cũng nhanh chóng hơn bao giờ hết. 

Bài viết mà chúng tôi đưa ra đã phân tích cụ thể những khái niệm về “bug là gì?” cũng như phân loại các loại bug. Sau khi tham khảo bài viết, hi vọng bạn sẽ có cho mình những kiến thức bổ ích!

FPT Aptech trực thuộc Tổ chức Giáo dục FPT có hơn 25 năm kinh nghiệm đào tạo lập trình viên quốc tế tại Việt Nam, và luôn là sự lựa chọn ưu tiên của các sinh viên và nhà tuyển dụng.
0981578920
icons8-exercise-96