Việc xây dựng các ứng dụng cho Apple và Android có thể đem đến những nguồn lợi khổng lồ cho các nhà phát triển, tuy nhiên một trong những khó khăn phải đối mặt là làm sao để kiếm lợi từ các ứng dụng đi dộng miễn phí…
Đối với người học lập trình di động, thật sự vô cùng khó để họ có thể phát hiện ra ứng dụng cần thiết của mình trong số hàng triệu ứng dụng đang tồn tại, chưa kể đến việc làm sao thuyết phục được họ dốc hầu bao của mình. Xu hướng chung là người sử dụng thích các ứng dụng hoàn toàn miễn phí, các ứng dụng hỗ trợ hơn là phải trả phí để mua. Tất nhiên là các nhà phát triển ứng dụng đều biết điều đó nhưng làm sao để giải quyết vấn đề này lại là một câu hỏi khó trả lời. Quyết định khi nào thì thu phí ứng dụng hay khi nào thì hỗ trợ miễn phí cũng là một điều khó khăn đối với họ.
Bốn chiến lược về chi phí cho ứng dụng, thực chất chỉ có hai
Các nhà phát triển có những chiến lược về chi phí cho ứng dụng với các yêu cầu và đòi hỏi khác nhau để áp dụng cho từng trường hợp. Trước khi áp dụng các chiến lược cụ thể, các nhà phát triển cần phải trả lời một vài câu hỏi để xác định xem “Làm sao có thể kiếm tiền từ ứng dụng của mình”
- Liệu ứng dụng của mình đã đủ hấp dẫn để mọi người dùng thường xuyên?
- Mức độ sẵn sàng của khách hàng khi phải trả phí.
- Đối thủ cạnh tranh sẽ thu lợi nhuận như thế nào và mức độ thành công về chiến lược của họ?
Sau đó, các nhà phát triển phải xác định loại hình phù hợp cho ứng dụng của mình tùy theo thị trường :
- Bán ứng dụng trên các gian hàng ứng dụng trực tuyến.
- Cung cấp ứng dụng miễn phí nhưng kèm theo đăng kí sử dụng.
- Cung cấp miễn phí nhưng có kèm ứng dụng trả phí bên trong.
- Cung cấp miễn phí kèm theo hỗ trợ quảng cáo.
Dù vậy, Chúng ta chỉ có thể gói gọn lại thành 2 chiến lược kiếm tiền cho các nhà phát triển ứng dụng thành phần chính là: Thu lợi nhuận từ khách hàng và từ phía các nhà quảng cáo.
Ai sẽ trả nhiều tiền hơn: Người dùng hay nhà quảng cáo?
Đối với người dùng, tâm lý chung của họ khi sử dụng sản phẩm đều mong muốn nó miễn phí. Trái lại, nhà quảng cáo thì sẵn sàng chi trả cho phía nhà phát triển hơn, bởi đơn giản họ cũng cần phải tiếp thị sản phẩm của mình.
Quảng cáo áp dụng được với cả điện thoại và máy tính với tốc độ tăng trưởng mạnh do vậy lợi nhuận thu theo cách này là rất lớn. Theo thống kê của các chuyên gia, lợi nhuận quảng cáo trên điện thoại tính đến nay đã tăng gấp 1,5 lần so với năm 2011 và có thể đạt 1,6 tỷ đô vào cuối năm. Một nghiên cứu khác được thực hiện bởi trường đại học Cambridge cho thấy, 73% các ứng dụng dành cho Android là miễn phí trong số đó có đến 80% áp dụng phương thức quảng cáo.
Nhưng tốt hơn vẫn là kiếm tiền từ người dùng di động
Lẽ dĩ nhiên trong vô số những người sử dụng sẽ có một số người không thích bị làm phiền bởi quảng cáo hay các tìm kiếm, họ sẽ lựa chọn phương thức trả phí để có thể sử dụng thoải mái. Nhà phát triển sẽ áp dụng cả hai phương thức miễn phí và trả phí cho ứng dụng để người dùng có thể thoải mái lựa chọn, có thể thấy như trường hợp của Guardian hay Echofon.
Và điều quan trọng hơn cả với nhà phát triển đó là lưu tâm đến bất cứ sự thay đổi nào của khách hàng có thể xảy ra khi bạn đưa ra các quảng cáo. Và đảm bảo rằng khách hàng không bị làm phiền và thoải mái sử dụng sản phẩm của mình theo ý thích.
Tác giả: John Manoogian III
Vài nét về tác giả: John Manoogian III là đồng sáng lập và CTO của 140 Proof- một nền tảng quảng cáo trực tuyến được Twitter sử dụng.
???Xem thêm thông tin: Bắt kịp xu hướng cùng Zoom Talk: “Xây dựng ứng dụng Mobile với Flutter” – Lập Trình Viên Quốc Tế FPT Aptech
|
FPT Aptech – Hệ Thống Đào Tạo Lập Trình Viên Quốc Tế
FPT Aptech trực thuộc Tổ chức Giáo dục FPT có hơn 25 năm kinh nghiệm đào tạo lập trình viên quốc tế tại Việt Nam, và luôn là sự lựa chọn ưu tiên của các sinh viên và nhà tuyển dụng. |