Phải làm sao để có thể bắt đầu lại với đam mê ở ngưỡng cửa của tuổi 30 khi gánh trên vai là cả một gia đình nhỏ? Đó chính là câu chuyện của chàng kỹ sư cầu đường Đặng Ngọc Phong trên con đường đến với nghề code.

Chàng kỹ sư cầu đường và hành trình trở thành sinh viên xuất sắc tại FPT Aptech

Coder Profile:

  • Họ và tên: Đặng Ngọc Phong
  • Năm sinh: 1989
  • Cựu sinh viên lớp: T1804E – FPT Aptech (khóa 2018)
  • Công việc: Lập trình Backend & Bigdata ở VCCorp
  • Sinh viên xuất sắc học kỳ Summer 2020

“Lập trình đối với mình có lẽ là một chữ “duyên””

Trước khi quyết định rẽ hướng sang nghề lập trình, Đặng Ngọc Phong đã từng là một kỹ sư cầu đường với … 7 năm kinh nghiệm. Con số 7 năm có lẽ đủ để thấy cả một chặng đường rất dài mà Ngọc Phong đã gắn bó với công việc này. Và cũng phần nào thấy được rằng, quyết định chuyển nghề của chàng kỹ sư là không hề điều không hề dễ dàng.

Từ bỏ tấm bằng kỹ sư đại học cùng 11 năm gắn bó học và làm ngành cầu đường để theo đuổi một lĩnh vực hoàn toàn mới, Ngọc Phong phải đối mặt với sự đánh đổi không hề nhỏ tại một độ tuổi cũng đã không còn trẻ. Nhưng có lẽ với những thành công đã gặt hái được tại thời điểm này, chàng kỹ sư đã thực sự có một bước chuyển mình hoàn toàn đúng đắn!

“Việc chuyển từ kỹ sư cầu đường sang với nghề lập trình đối với mình có lẽ là một chữ “duyên”. Ngay từ khi còn học cấp 3, mình đã đam mê nghề lập trình, máy tính. Nhưng bản thân lại không tự tin khi thi đại học, nên mình đã chuyển hướng sang lựa chọn ngành nghề cầu đường.” – Phong chia sẻ – “Khi đi làm được một vài năm, mình nhận ra công việc hiện tại không phát triển được do không đúng với niềm đam mê của mình, bên cạnh đó là những vấn đề khiến bản thân mình cảm thấy ức chế, không thoải mái với nghề. Mình vẫn luôn muốn được làm công việc đúng với đam mê ngày xưa để có thể phát huy được hết khả năng của bản thân.”

11 năm đồng hành với công việc kỹ sư cũng là 11 năm mà Ngọc Phong tạm gác lại niềm đam mê lập trình. Nhưng sau tất cả, Phong đã có đủ mạnh mẽ, quyết tâm để một lần nữa chinh phục giấc mơ ấy, chàng kỹ sư đã có một bước chuyển ấn tượng và trở thành một lập trình viên gặt hái được nhiều thành công như ngày hôm nay.

“Chuyển ngành, mẹ mình đã khóc rất nhiều…”

Chuyển nghề tuổi 30, điều mà Ngọc Phong trăn trở nhiều nhất có lẽ chính là cha mẹ – những người đã đặt rất nhiều kỳ vọng cùng bao công sức để anh có thể theo đuổi ngành nghề cũ. Chứng kiến Phong đưa ra một quyết định mạo hiểm đến không tưởng – từ bỏ hành trình 11 năm để làm lại từ đầu, chắc hẳn không bậc phụ huynh nào không bất ngờ và lo lắng. Nhưng có lẽ sự quyết tâm và ý chí của Phong cùng với những gì anh đã đạt được là bằng chứng thuyết phục nhất cho lựa chọn táo bạo ấy.

“Khi mới biết tin, gia đình mình cũng rất bất ngờ và đương nhiên là không thể thoải mái được vì bố mẹ đầu tư bao nhiêu năm ăn học như vậy. Lúc đầu bố mẹ cũng hơi sốc, mẹ mình đã khóc rất nhiều, không hiểu tại sao mình lại quyết định như thế. Sau khi thấy mình quyết tâm thì bố mẹ cũng nguôi lòng phần nào.” – Ngọc Phong chia sẻ.

Con cái và gia đình chính là nguồn động lực mạnh mẽ nhất

Ở độ tuổi 30, Ngọc Phong còn phải gánh trên vai trách nghiệm đối với cả một gia đình. Bắt đầu lại từ con số 0 với lập trình, cũng đồng nghĩa với việc Phong sẽ phải cân bằng giữa rất nhiều yếu tố trong cuộc sống từ công việc, gia đình, chăm sóc con cái đến việc học tập.

“Khi theo học lập trình, khó khăn đầu tiên mình phải đối mặt đó là việc mình đã có gia đình nhỏ rồi. Khó khăn thứ 2 là những trở ngại về mặt kinh tế và thứ 3 là khi bước sang môi trường hoàn toàn mới mình phải cân bằng mọi thứ từ thời gian cho gia đình, việc học tập cho đến công việc kiếm thu nhập. Nên có lẽ sẽ có một phần khó khăn hơn so với những bạn chỉ cần lo việc học thôi. Ngoài ra, những kiến thức của ngành công nghệ thông tin thực sự rất nặng, không hề dễ dàng chút nào.”

Gia đình chính là niềm động lực to lớn nhất của Ngọc Phong

Nhập học từ tháng 07/2018 cũng là thời điểm công việc cũ tại Yên Bái còn nhiều vấn đề cần trực tiếp Phong giải quyết. Điều này gây nên không ít khó khăn trở ngại trong thời gian đầu theo học của Phong. Chàng tân sinh viên năm ấy đã phải liên tục di chuyển giữa Yên Bái và Hà Nội để có thể tham gia đầy đủ những buổi học đầu tiên. Trước những khó khăn ấy, Ngọc Phong vẫn luôn giữ một tinh thần đầy lạc quan: “Mình đi lại suốt nên cũng thấy bình thường”. Sau hai tuần đó, Phong chấm dứt hoàn toàn công việc Kỹ sư Xây dựng và đồng thời cũng xin học việc tại một công ty làm về lập trình.

Khó khăn mà Phong phải đối mặt với quyết định chuyển nghề là điều không hề nhỏ, thế nhưng với Phong luôn có những nguồn động lực to lớn để giúp anh vượt qua tất cả những trở ngại – đó chính là tình yêu với gia đình, con cái.

“Để có thể cân bằng giữa cuộc sống gia đình, công việc và việc học, mình phải cố gắng phân bổ thời gian một cách thật hợp lý. Mỗi khi rảnh rỗi mình đều mang bài ra để học. Lo xong việc gia đình lại đến việc công ty, làm bài tập các thầy cô dạy.” – Phong tâm sự – “Động lực lớn nhất của mình là con. Khi theo học thì mình sẽ ít dành thời gian cho con cái hơn, tăng cường ngày cuối tuần để chăm sóc con. Cố gắng trong một vài năm vắng bố một chút để những ngày sau cuộc sống được tốt hơn.”

“Bí mật” của chàng sinh viên xuất sắc

Quãng thời gian học lập trình cũng là lúc Phong phải đối mặt với nhiều khó khăn nhất. Bắt đầu lại với biển kiến thức của lập trình vốn đã không phải một điều đơn giản, độ tuổi và thời gian lại càng tạo thêm những trở ngại cho Phong. “Do mình chuyển ngang sang một ngành tương đối khác biệt, tâm thế đón nhận một kiến thức mới sẽ khó khăn hơn. Mình không còn trẻ trung như những bạn học sinh, sinh viên tuổi 18 nữa, các bạn ấy học và tiếp thu kiến thức rất nhanh.” – Phong nhớ lại ngày đầu mới theo học tại FPT Aptech.

Ngọc Phong cùng vợ tại buổi Lễ tôn vinh Sinh viên Xuất sắc học kỳ Summer 2020

Vậy điều gì đã khiến Đặng Ngọc Phong có thể vượt qua những trở ngại đó để trở thành Sinh viên Xuất sắc học kỳ Summer 2020?

Với Phong sự chăm chỉ và chủ động trong quá trình học tập đóng vai trò rất quan trọng. Không đi theo những lối mòn cũ, Phong tự tìm cho mình một phương pháp học tập phù hợp và hiệu quả hơn: “Khi thầy dạy gì mình sẽ viết ra giấy, thậm chí mình viết ra giấy từng câu mà các thầy dạy trên lớp. Ngoài ra mình còn xem các video trên mạng, xem các bạn khác làm. Và từ từng chút một, kiến thức sẽ tự đi vào đầu.” – Chia sẻ từ Ngọc Phong – “Thật ra các thầy đã chỉ đến những điều chi tiết nhất, gần như là cầm tay chỉ việc. Các bạn chỉ cần làm bài tập về nhà, chịu khó tham khảo trên mạng. Tự bản thân mình nhìn “rộng” ra một chút, tự làm sản phẩm ở nhà, đừng quá phụ thuộc vào các thầy. Cần có sự chủ động và cái nhìn bao quát hơn.”

Chàng kỹ sư cầu đường Đặng Ngọc Phong dùng 11 năm để đánh đổi cho niềm đam mê lập trình, một bước ngoặt táo bạo và cũng đầy mạo hiểm nhưng có lẽ với những gì mà Ngọc Phong đã làm được trên con đường lập trình, lựa chọn của Phong là hoàn toàn chính xác!

Hành trình tìm lại chính mình của chàng kỹ sư cầu đường đã khép lại Code Story #4. Cùng đón chờ những câu chuyện lập trình trong những số tiếp theo của Series Code Story nhé!

Code Story
FPT APTECH mở ra cho các bạn đam mê học tin học, học công nghệ thông tin chuyên sâu về học lập trình cơ hội được đào tạo Công Nghệ Thông Tin trong môi trường tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO 9001

Học CNTT – Học Aptech – Học tại FPT

Tổ Chức Giáo Dục FPTfpt.edu.vn

Hệ Thống Đào Tạo Lập Trình Viên Quốc Tếaptech.fpt.edu.vn

FPT Aptech trực thuộc Tổ chức Giáo dục FPT có hơn 25 năm kinh nghiệm đào tạo lập trình viên quốc tế tại Việt Nam, và luôn là sự lựa chọn ưu tiên của các sinh viên và nhà tuyển dụng.
0981578920
icons8-exercise-96