Với sự phát triển của công nghệ số thì ngành công nghệ thông tin trở thành xu hướng được nhiều bạn trẻ theo học bởi tính ứng dụng, và mức thu nhập sau khi ra trường hấp dẫn. Tuy vậy, các bạn vẫn còn lo lắng cũng như băn khoăn liệu học công nghệ thông tin có khó không? Hay cần những kỹ năng gì để có thể theo học ngành nghề “hot” này? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm được câu trả lời cho mình bạn nhé!
Nội dung
Ngành công nghệ thông tin là gì?
Công nghệ thông tin với tên tiếng anh là Information Technology được xem là một nhánh nhỏ của lĩnh vực mạng, khoa học, nghiên cứu máy tính và ứng dụng của chúng. Ngành học này ứng dụng máy tính và phần mềm máy tính vào lĩnh vực chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý cũng như truyền và thu nhập thông tin.
Mục tiêu của ngành công nghệ thông tin này là phát triển khả năng sửa chữa và sử dụng các hệ thống thiết bị và máy tính gồm cả phần mềm và phần cứng để đưa ra những giải pháp xử lý thông tin trên càng nền tảng công nghệ theo yêu cầu của cá nhân hay tổ chức, doanh nghiệp.
Định nghĩa theo một cách dễ hiểu và ngắn gọn nhất thì thông qua những kiến thức đã tiếp thu được, khả năng ứng dụng phần mềm, hệ thống máy tính, công cụ và Internet để lập trình web và ứng dụng vào việc phục vụ nhằm quản lý thông tin, vận hành hệ thống mạng cũng như hệ thống thiết bị công nghệ.
Học công nghệ thông tin có khó không?
Công nghệ thông tin là một trong những ngành luôn có sự thay đổi và cập nhật hàng ngày, hàng giờ. Chính vì vậy ngoài việc học kiến thức có trong sách vở hay giáo trình trên trường thì cần chủ động tiếp thu cũng như mở rộng thêm những kiến thức mới khác.
Ngoài ra, để thành công trong lĩnh vực này, bạn cần phải bắt đầu đi làm hoặc tham gia các dự án để tích lũy thêm kinh nghiệm cho bản thân. Thêm nữa, với lĩnh vực công nghệ thông tin luôn đòi hỏi cao khả năng tư duy logic, phát huy kiến thức vì vậy bạn cần nỗ lực mỗi ngày để có thể phát triển trong ngành này. Nếu bạn học theo đúng chương trình, biết đào sâu những gì đã học, chăm chỉ tìm tòi kiến thức mới thì sau khi tốt nghiệp đại học bạn sẽ tương đối chuẩn bị sẵn sàng để đi làm. Tuy nhiên, nếu bạn thụ động và chỉ học chuyên ngành để lấy bằng thì chắc chắn bạn sẽ rất khó làm những dự án sau này.
Môi trường đạo tạo, giảng dạy cũng là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng tới trình độ và khả năng chuyên môn của người học công nghệ thông tin. Nếu lựa chọn một ngôi trường đào tạo không có lộ trình và định hướng rõ ràng thì bạn sẽ khó có cơ hội kết nối hay cọ xát với những dự án thực tế. Hay việc đầu tư chất lượng bài giảng không có thậm chí là kém thì điều này sẽ khiến sự hứng thú, niềm yêu thích, đam mê với ngành công nghệ thông tin giảm sút.
Tổng kết lại, để trả lời cho câu hỏi “Học công nghệ thông tin có khó không?” thì cần phải đánh giá trên nhiều yếu tố khác nhau. Đó là môi trường đào tạo, khả năng chủ động học hỏi hay đam mê với ngành cũng như phụ thuộc vào ý chí, sự chăm chỉ hay cầu tiến của người học. Với câu hỏi này thì không có một đáp án nhất định nào, câu trả lời phụ thuộc hết vào bản thân bạn.
Những kỹ năng cần thiết khi theo đuổi ngành công nghệ thông tin
Để bắt đầu theo đuổi công nghệ thông tin hay tiến xa trong ngành bất cứ ai cũng đều cần trau dồi và rèn luyện những kỹ năng. Dưới đây là một số kỹ năng cần thiết mà bạn có thể tham khảo để gia nhập cũng như phát triển trong ngành công nghệ thông tin này:
Niềm đam mê với ngành Công nghệ thông tin
Không chỉ riêng với ngành công nghệ thông tin mà bất kỳ ngành nghề nào cũng cần phải có đam mê, nhất là việc bạn sẽ phải ngồi hàng giờ với máy tính để giải quyết hay thiết kế một chương trình code, phần mềm. Nếu không có đam mê với nghề, khi viết chương trình code một thời gian lâu mà vẫn có sai sót cũng như chưa thể khắc phục được thì chắc chắn bạn sẽ rất nhanh chán nản và nghỉ việc ngay lập tức. Chính vì thế niềm đam mê với nghề là rất quan trọng, đây được xem là chìa khóa giúp bạn kiên trì thực hiện mục tiêu đề ra cho bản thân.
Kỹ năng Tiếng Anh
Ngoại ngữ là điều kiện tiên quyết để trở thành một IT giỏi, đặc biệt là hầu hết các phần mềm và ngôn ngữ lập trình hiện nay đều sử dụng tiếng Anh. Chính vì thế thông thạo tiếng Anh nhất là khả năng đọc hiểu giúp bạn mở ra con đường phát triển với ngành công nghệ thông tin cũng như giải đáp và hiểu được những vấn đề, thông số chuyên môn của ngành. Ngoài ra, kỹ năng tiếng Anh đã trở thành yếu tố bắt buộc khi tuyển dụng IT của ngành công nghệ thông tin. Để thành công với lĩnh vực công nghệ thông tin, kỹ năng ngoại ngữ nhất là tiếng Anh là điều cần thiết và vô cùng quan trọng.
Chủ động học hỏi từ nhiều nguồn
Kiến thức trong ngành CNTT là rất lớn cũng như chúng luôn liên tục thay đổi và phát triển, vì vậy với những ai biết cập nhật thì sẽ bám trụ và tiến xa hơn trong ngành này. Ngược lại nếu bạn không chủ động tìm tòi, học hỏi và không tự trau dồi kiến thức, kỹ năng cho bản thân, bạn sẽ ngay lập tức bị tụt hậu thậm chí là bị đào thải khỏi ngành. Kiến thức ở trường chỉ hỗ trợ bạn một phần nào đó và cách học đem đến hiệu quả nhất là tìm hiểu từ nhiều nguồn khác nhau để thu thập những điều cần thiết. Tuy nhiên bạn cũng cần chọn lọc và tổng hợp kiến thức sao cho tốt và phù hợp với chuyên môn mình nhất.
Học đi đôi với hành
Với sự phát triển của kỷ nguyên số thì trên internet có rất nhiều trang web và video hướng dẫn trực tuyến để học cách viết mã. Tuy nhiên, cách học hiệu quả nhất để nhanh chóng nắm bắt kiến thức là vừa xem vừa làm. Bất cứ khi nào gặp vấn đề khó, bạn có thể nghiên cứu đáp án hoặc thực hành các dự án cùng với chương trình mà bạn đang theo học. Ngoài ra bạn có thể bắt đầu đi thực tập, làm việc hay tham gia một số cuộc thi, dự án nhỏ để có thêm kinh nghiệm và kỹ năng cho bản thân.
Đặt mục tiêu cho bản thân
Chỉ với việc đặt cho bản thân minh thử thách hay mục tiêu để hoàn thành, chắc chắn bạn sẽ nhanh chóng tiến bộ hơn về kỹ năng và kiến thức chuyên môn. Bạn có thể áp dụng từ những việc đơn giản nhất như là viết bao nhiêu dòng code mỗi ngày, xem video hướng dẫn tự học,… Bắt đầu từ những mục tiêu nhỏ, ngắn hạn sẽ giúp bạn có động lực thực hiện hoàn thành nó hơn là đặt ra mục tiêu lớn trong thời gian dài. Do đó, hãy lưu ý đến vấn đề thời gian và khả năng kiên trì, ý chí của bản thân để có thể đặt mục tiêu phù hợp cho bản thân.
Luôn đặt câu hỏi về mọi việc
Các chuyên gia trong ngành CNTT không bao giờ ngừng đặt câu hỏi, sự cẩn trọng trong công việc là yếu tố giúp công việc luôn được trơn tru và chính xác. Chính vì vậy, hãy đặt câu hỏi về mọi thứ. Một trong những công cụ hỗ trợ trả lời câu hỏi hiệu quả nhất đó là Google. Ngoài ra, các lập trình viên thường truy cập các diễn đàn chuyên ngành để hỏi và trả lời các câu hỏi và thảo luận về các vấn đề CNTT. Có thể kể đến các diễn đàn như Stack Overflow, GitHub, cộng đồng J2TEAM Community,…
Học công nghệ thông tin sau khi ra trường sẽ làm gì?
Trong thời đại kỹ thuật số, các ứng dụng công nghệ thông tin là bệ phóng cho sự phát triển của các ngành thuộc mọi lĩnh vực như công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, xã hội, truyền thông, giải trí… và tác động đến thói quen, nhu cầu giao tiếp của con người.
Ngoài ra, trong bối cảnh đại dịch COVID-19, các công ty đều có nhu cầu đầu tư vào nền tảng công nghệ, nhu cầu nhân lực ngành công nghệ thông tin được đánh giá là chưa bao giờ chững lại. Theo nhiều chuyên gia, nhu cầu nhân lực ngành CNTT sẽ tăng cao trong thời gian tới, đặc biệt ở một số vị trí đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư, lập trình viên.
Thêm vào đó trong thế giới phẳng, môi trường làm việc của sinh viên tốt nghiệp ngành CNTT không chỉ bó hẹp trong nước mà có thể làm việc toàn cầu với mức thu nhập đáng mơ ước. Sinh viên có thể làm việc tại các tập đoàn công nghệ, công ty phần mềm với các vị trí cụ thể như:
- Nhà xuất bản phần mềm: phát triển phần mềm, thiết kế website, công ty tư vấn: tư vấn và thiết kế các giải pháp mạng cho các công ty, công ty phân phối và bảo trì thiết bị máy tính, v.v.
- Làm việc trong các công ty phần mềm cho các thị trường Mỹ, Nhật và Châu Âu.
- Các công ty cung cấp giải pháp CNTT, nhà cung cấp dịch vụ Internet và viễn thông (ISP), công ty tư vấn – thiết kế giải pháp mạng và truyền thông, bảo mật hệ thống, công ty cung cấp, phân phối thiết bị mạng và viễn thông, v.v.
- Người vận hành, quản trị hệ thống mạng và công nghệ thông tin trong các loại hình doanh nghiệp của nền kinh tế quốc dân hoặc các cơ quan quản lý nhà nước
- Tham gia giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề, viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực khoa học máy tính.
Mức thu nhập của ngành công nghệ thông tin như thế nào?
Đi cùng với nhu cầu tuyển dụng cao trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay thì mức lương của ngành công nghệ thông tin luôn ở mức hấp dẫn, cụ thể:
- Mức lương khởi điểm hoặc lương mới ra trường chuyên ngành công nghệ thông tin đối với sinh viên thực tập và sinh viên chưa có kinh nghiệm dao động từ 4 – 6 triệu đồng / tháng.
- Mức lương trung bình của một nhân viên IT bình thường là 10 – 25 triệu đồng / tháng và có xu hướng tăng dần theo thời gian, kinh nghiệm và khả năng.
- Mức lương cho các vị trí quản lý hoặc giám đốc thường được tính theo đơn vị đô la Mỹ (USD) dao động từ 30 – 66 triệu đồng / tháng tương đương khoảng 1500 đô la Mỹ / tháng đến 3000 đô la Mỹ / tháng
Đây đều là những con số hoàn toàn có thể đạt được đối với những người trong ngành công nghệ thông tin. Chỉ cần có đủ năng lực, bất kỳ ai cũng có thể nhận được mức lương trong ngành công nghệ thông tin tương ứng với mình.
Lời kết
Thông qua bài viết này hy vọng FPT Aptech đã giải đáp được câu hỏi “Học công nghệ thông tin có khó không? Cũng như cần những kỹ năng nào để có thể phát triển trong ngành?” Nếu bạn còn bất kỳ băn khoăn và thắc mắc liên quan đến bài viết, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được đội ngũ tư vấn viên giải đáp sớm nhất
FPT Aptech trực thuộc Tổ chức Giáo dục FPT có hơn 25 năm kinh nghiệm đào tạo lập trình viên quốc tế tại Việt Nam, và luôn là sự lựa chọn ưu tiên của các sinh viên và nhà tuyển dụng. |