Ngô Xuân Hạnh Nhi, sinh viên Nhạc viện TP HCM theo học Học lập trình từ năm 13 tuổi để trang bị kỹ năng công nghệ bài bản, chuẩn bị chuyển tiếp ĐH FPT lấy bằng đại học.

Là sinh viên Nhạc viện TP HCM bộ môn piano, trống, saxo, sáo trúc, Ngô Xuân Hạnh Nhi (SN 2005) bén duyên với Tổ chức giáo dục trực tuyến Học lập trình từ năm 13 tuổi. Lúc đó, cô được ba mẹ định hướng học để tìm hiểu kiến thức về công nghệ thông tin, sau này có thể ứng dụng vào công việc. Nhờ đó, để Nhi có thể vừa làm một nghệ sĩ biểu diễn, vừa làm một nhà sản xuất, phát hành sản phẩm âm nhạc.

Nữ sinh viên cho biết, trong gia đình cô luôn được khuyến khích nêu quan điểm, đặt câu hỏi và phản biện. Ngay từ nhỏ, cô đã không ngại nói ra những thắc mắc của mình. Vì vậy, khi vào học Học lập trình với triết lý “học qua hỏi đáp”, đề cao học thông qua đặt câu hỏi, trao đổi với mentor, cô đã cảm thấy hứng thú và phù hợp. Về phía gia đình, ba mẹ không đặt áp lực cho cô mà chỉ gợi ý con học để lấy bằng đại học nên cần theo lâu dài, có thể học chậm nhưng không dừng, không bỏ giữa chừng vì những khó khăn nhất thời.

Ngô Xuân Hạnh Nhi (18 tuổi), nữ sinh Nhạc viện TP HCM theo học song song chương trình công nghệ tại FUNiX từ 13 tuổi, chuyển tiếp lên ĐH FPT để lấy bằng đại học công nghệ thông tin. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Ngô Xuân Hạnh Nhi (18 tuổi), nữ sinh Nhạc viện TP HCM theo học song song chương trình công nghệ tại Học lập trình từ 13 tuổi, chuyển tiếp lên ĐH FPT để lấy bằng đại học công nghệ thông tin. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Mỗi ngày, Hạnh Nhi dành hai đến ba giờ để học online, hầu hết thời gian để xem, đọc tài liệu và đặt câu hỏi cho mentor (cố vấn chuyên môn), làm các bài assignment với tiến độ học từ tốn. Giai đoạn đầu, cô thấy khó khăn khi chưa biết cách trình bày vấn đề, không biết đặt câu hỏi đúng trọng tâm. Một vấn đề có khi Nhi phải đặt tới chục câu hỏi với mentor, cho đến khi cô thật sự hiểu, nắm được vấn đề thì thôi.

Do học Học lập trình được hỏi đáp 1-1 với mentor, Hạnh Nhi không ngần ngại đặt câu hỏi. Mặt khác, mentor luôn nhiệt tình giải đáp mọi thắc mắc, sẵn sàng giải thích từ đầu tới cuối, từ kiến thức cơ bản đến cung cấp tài liệu liên quan. Nhiều lần Nhi thi trượt, cô kiên trì học lại, trau dồi kiến thức, cải thiện để thi lại cho đến khi hoàn thành môn học.

 

Đến năm lớp 10, lớp 11, Nhi vẫn cân bằng được việc học. Nhưng lên lớp 12, khi bước vào chứng chỉ 6 ở Học lập trình thì chương trình học khó, thách thức hơn ở các môn như Cơ sở Dữ liệu, Big Data… Trong khi đó lớp 12 cô vừa học văn hóa, vừa học nhạc cũng rất “nặng”. “Có giai đoạn em cảm thấy muốn dừng học vì không theo nổi. Được hannah, mentor và gia đình động viên, em tạm hoãn một thời gian để cân bằng, sau đó tiếp tục quay lại học”, Nhi nhớ lại.

Nói về hành trình 5 năm học Học lập trình, Hạnh Nhi cho biết cô có nhiều kỷ niệm khó quên. Đó là kỷ niệm với hannah (cán bộ duy trì động lực học) Phương Thảo – người đầu tiên đồng hành cùng Nhi ở Chứng chỉ 1. Hannah luôn nhiệt tình hỗ trợ Nhi – lúc đó chỉ mới là một cô bé “mù công nghệ”.

Nhi kể, từng chi tiết nhỏ nhất như cách cài đặt messenger cũng được hannah Phương Thảo hướng dẫn tỉ mỉ. Chị sẵn sàng trao đổi với cô kể cả ngoài giờ hành chính, lúc sáng sớm hay nửa đêm… Khi cô bỡ ngỡ, hannah Thảo hướng dẫn cách học, cách thi, cách đặt câu hỏi với mentor. Khi nản chí, hannah động viên, chia sẻ nên học gì trước học gì sau để nhẹ nhàng hơn.

“Các hannah hỗ trợ em nhiệt tình. Các chị giới thiệu thêm bạn cho em giao lưu, đỡ nhàm chán, giới thiệu học bổng để em phấn đấu. Khi đạt kết quả học tập tốt, hannah khen ngợi khiến em có thêm động lực”, sinh viên Nhạc viện chia sẻ.

Hạnh Nhi định hướng học trực tuyến công nghệ để trang bị kiến thức công nghệ bài bản, khai thác kỹ năng này với nghệ thuật để sáng tạo sản phẩm âm nhạc ý nghĩa. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Hạnh Nhi định hướng học trực tuyến công nghệ để trang bị kiến thức công nghệ bài bản, khai thác kỹ năng này với nghệ thuật để sáng tạo sản phẩm âm nhạc ý nghĩa. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Mentor Học lập trình cũng để lại nhiều ấn tượng với Hạnh Nhi. Các mentor hết lòng kết nối, nhiều lần hướng dẫn Nhi học tập hàng giờ liền, kể cả phải thức đến khuya để giải đáp cho cô các kiến thức lập trình, từng bước giúp cô vượt qua khó khăn khi chinh phục IT.

Theo Hạnh Nhi, kể từ khi học IT, cô nhận thấy suy nghĩ của mình logic, đa chiều hơn, biết suy nghĩ tổng thể và rèn được tính kiên trì. Kỹ năng tự học của Nhi được cải thiện đáng kể. Sau nhiều năm theo học trực tuyến, cô am hiểu hơn về IT, có thể giải quyết những vấn đề cơ bản liên quan tới công nghệ trong đời sống hàng ngày và định hướng khá rõ ràng cho tương lai. Bên cạnh đó, Nhi còn được học kỹ năng thiết kế, phân tích lập kế hoạch, kỹ năng khởi nghiệp và quản lý nhân sự…

Phụ huynh của Hạnh Nhi cho biết, gia đình cho con học Học lập trình vì muốn con được đào tạo bài bản về IT, trước hết là giúp con trang bị những kiến thức thiết yếu trong kỷ nguyên số. Xa hơn là có thể giúp con kết hợp được kỹ năng công nghệ thông tin với âm nhạc, nghệ thuật, có thể cho ra đời những sản phẩm giúp ích cho xã hội.

Chương trình học thuận tiện về cách học, thời gian, con có thể học sớm từ lúc tuổi còn nhỏ và mang lại nhiều lợi ích như ứng dụng kiến thức để đi làm, kiếm sống, cũng như phục vụ bản thân trong những lĩnh vực khác. Từ khi học ‘trường mây’, cái Nhi được lớn nhất là tính tự học, chủ động tìm kiếm và sử dụng thông tin trong mọi mặt”, phụ huynh Hạnh Nhi nhận xét.

Hiện tại, nữ sinh nhạc viện đã học gần xong chương trình Software Engineering, chuẩn bị làm đồ án tốt nghiệp, dự tính sẽ chuyển tiếp vào học tại đại học FPT vào tháng 10 năm nay. Hạnh Nhi kỳ vọng sau khi hoàn thành chương trình học, có thể tham gia một dự án CNTT thực thụ cùng chính các mentor của mình.

“Một ngày nào đó, em muốn được là đồng nghiệp với các mentor – những chuyên gia giỏi trong ngành, đã truyền cảm hứng và dìu dắt em trên con đường này”, Hạnh Nhi chia sẻ.

 

FPT Aptech trực thuộc Tổ chức Giáo dục FPT có hơn 25 năm kinh nghiệm đào tạo lập trình viên quốc tế tại Việt Nam, và luôn là sự lựa chọn ưu tiên của các sinh viên và nhà tuyển dụng.
0981578920
icons8-exercise-96