11 Trọng Nghĩa: "Mình cảm thấy tiếc nuối và tự hào khi..."

Chỉ với 6 tháng rèn luyện tại FPT Aptech, mình đã có trong tay đứa con tinh thần đầu tiên. Đây là sự cố gắng cũng như thành quả sau thời gian miệt mài ăn ngủ cùng đồ án của cả nhóm mình. 

Trọng Nghĩa và đồng đội Mỹ Sâm chia sẻ cảm nhận sau buổi bảo vệ đồ án học kỳ 1 

Mình là Nguyễn Trọng Nghĩa thuộc lớp GD.2209.E0 đang theo học khóa Lập trình game Unity tại FPT Aptech. Tất cả thành viên trong lớp đều tạo ra những tác phẩm game tuy là đầu tay tuy chưa thực sự hoàn hảo nhưng tụi mình đều đã rất cố gắng để hoàn thành. 

Với cảm xúc lo lắng hồi hộp đan xen nhau, nhóm mình đã có màn demo game Kitten Kitchen trước Hội đồng phản biện khá suôn sẻ và nhận được nhiều đánh giá tích cực.  

Quá trình tạo nên Kitten Kitchen không hề dễ dàng 

Thực chất nhóm có tới 3 thành viên nhưng trong quá trình làm đồ án nhóm chỉ còn 2 thành viên. Ý tưởng và mong đợi ban đầu về Kitten Kitchen khá hoành tráng nhưng vì áp lực về thời gian cũng như nhân lực nên tụi mình quyết định co gọn lại tập trung vào những phần quan trọng nhất. 

Câu chuyện của Kitten Kitchen xoay quanh nhân vật chính là chú mèo Neko đang tìm kiếm thức ăn để lấp đầy chiếc bụng đói.  

Nhiệm vụ của người chơi là giúp nhân vật chính bắt những con chuột đang ăn cắp thức ăn trong nhà hàng. Khi bắt chuột thành công, Neko sẽ có thức ăn để sống và tồn tại. Trong trận chiến bắt chuột sẽ có những chướng ngại vật nguy hiểm, nếu dính phải chúng, Neko mất hết máu và chết, trò chơi sẽ kết thúc.  

Đây được đánh giá là game có nội dung khá dễ hiểu và hấp dẫn người chơi bởi giao diện với màu sắc bắt mắt và thu hút. Để làm nên Kitten Kitchen, nhóm mình đã sử dụng các công nghệ sau: Multiple Sprite, Universal render pipeline, Unity last mix, Hitbox,…. 

Quá trình hoàn thành sản phẩm đầu tay cũng gặp rất nhiều trở ngại và thách thức bởi đây là game mang độ phức tạp cao. Sau khi đã phân chia công việc, nhóm mình đều về nhà để tìm hiểu thêm, kết hợp với sự quan tâm và chỉ dạy tận tình của thầy Đình Huy, sản phẩm game cuối cùng cũng đã hoàn thành.  

Kitten Kitchen là game mà nhóm mình đã rất tâm huyết để có thể hoàn thiện một cách mượt mà và chỉn chu nhất có thể.

Ngày bảo vệ cũng hồi hộp không kém 

Khi nghe được 2 nhóm trước trình bày, mình có cảm giác khá là sợ bởi mình nghĩ lớp Lập trình game thì sẽ học chuyên về bên kỹ thuật hơn. Tuy nhiên, khi tham gia bảo vệ mình nhận thấy thầy cô hỏi cả về những vấn đề liên quan đến thiết kế như game cũng như đào sâu vào yếu tố cuốn hút người chơi,…  

Đây là những vấn đề khiến mình khá luống cuống bởi đối với những người chuyên về kỹ thuật và lập trình thì mình chưa thể hiểu sâu vào được những yếu tố đó. Tuy mình cảm thấy hồi hộp nhưng vẫn có thể kết thúc được phần thuyết trình của mình hoàn thiện. 

Bản thân mình nhận thấy lập trình game hiện nay được nhiều người đánh giá là nghề của sự đam mê và sáng tạo. Và điều đó là hoàn toàn chính xác, bởi ngoài sử dụng những ngôn ngữ lập trình mà còn kết hợp khả năng sáng tạo của mình để xây dựng, thiết kế game. Chính vì đây là ngành đòi hỏi chúng ta phải luôn luôn nỗ lực luôn luôn trau dồi và luôn luôn sáng tạo. 

Trọng Nghĩa cảm thấy có một chút tiếc nuối vì đã không thể tạo nên một Kitten Kitchen hoành tráng hơn

Để ngành lập trình game Unity Việt đủ lực phát triển như mong đợi, mình nhận thấy FPT Aptech luôn nỗ lực thay đổi bằng cách luôn cố gắng cập nhật chương trình học theo thị trường để đào tạo ra những nguồn nhân lực chất lượng nhất.  

Đối với cá nhân mình, học kì tiếp theo là một khoảng thời gian đầy thử thách vì sẽ được học về công nghệ VR và nâng cấp làm game 3D. Nhưng đây cũng là điều mình luôn mong đợi khi đăng kí học Lập trình game tại FPT Aptech.

FPT Aptech trực thuộc Tổ chức Giáo dục FPT có hơn 25 năm kinh nghiệm đào tạo lập trình viên quốc tế tại Việt Nam, và luôn là sự lựa chọn ưu tiên của các sinh viên và nhà tuyển dụng.
0981578920
icons8-exercise-96