11 Khám phá 11 ngành nghề thiếu nhân lực trong tương lai

Đứng trước ngã ba cuộc đời, các sĩ tử đều thấy băn khoăn không biết nên học ngành nào phù hợp với bản thân, ngành học nào phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của xã hội hiện nay. Trong bài viết này, FPT Aptech sẽ chia sẻ đến bạn 11 ngành nghề thiếu nhân lực trong tương lai để có nhiều cơ hội lựa chọn nghề nghiệp với mức lương hấp dẫn sau khi ra trường. Hy vọng những thông tin trong bài viết này của Aptech sẽ giúp ích cho các sĩ tử 2023 trong việc đưa ra lựa chọn nghề nghiệp phù hợp của bản thân. 

Ngành Công nghệ thông tin

Trong kỷ nguyên công nghệ 4.0 như hiện nay, vai trò của công nghệ thông tin cực kỳ quan trọng. Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Bình, nhóm ngành CNTT đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ đồng thời nhu cầu tuyển dụng ngày càng gia tăng. Theo Vietnamwork – trang web tuyển dụng lớn nhất Việt Nam trong suốt 3 năm qua, số lượng công việc của ngành này đã tăng 47%/ năm nhưng số lượng nhân sự của ngành này chỉ tăng ở mức trung bình 8%.

Hiện nay, Việt Nam có hơn 100 trường đào tạo ngành CNTT, trung bình mỗi năm các trường cung cấp khoảng 50.000 kỹ sư trong khi thị trường lao động đang thiếu đến 400.000 nhân lực mỗi năm. Đặc biệt, chỉ 35% kỹ sư tốt nghiệp có thể đáp ứng được các yêu cầu của doanh nghiệp, số còn lại phải đào tạo lại.

Ngoài ra, CNTT xếp ở vị trí thứ 3 trong số 10 ngành nghề có mức lương cao tại Việt Nam. Mức lương trung bình gần 20 triệu đồng/ tháng chỉ sau ngành Bất động sản và ngành Y. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể lựa chọn công tác tại nhiều vị trí và lĩnh vực chuyên sâu khác nhau như An ninh mạng, Thiết kế game – website – app, Kỹ thuật phần mềm,…

Theo dự kiến của các chuyên gia, trong 10 năm tới ngành Công nghệ thông tin vẫn sẽ thu hút được nhiều bạn trẻ quan tâm. Nếu các bạn học sinh yêu thích và có ý định theo đuổi lĩnh vực này, hãy nỗ lực và chăm chỉ trau dồi kỹ năng, kiến thức để mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp cho bản thân.

Ngành CNTT là một trong những ngành thiếu nhân lực ở Việt Nam 
Ngành CNTT là một trong những ngành thiếu nhân lực ở Việt Nam

Ngành Y

Dù bất kỳ thời điểm nào thì sức khỏe luôn được đặt lên hàng đầu đặc biệt với cuộc sống hiện đại, mọi người chú trọng vào việc phòng bệnh hơn chữa bệnh. Tuy vậy, để trúng tuyển vào ngành học này cũng vô cùng khắt khe và khó khăn. Chính vì vậy, ngành Y cũng là một trong những ngành học thiếu người thừa việc.

Ngành Y cần lượng lớn nhân sự phục vụ cho các bệnh viện 
Ngành Y cần lượng lớn nhân sự phục vụ cho các bệnh viện

Bác sĩ

Theo thống kê, tính tới 2022 cả nước có hơn 80% dân số có bảo hiểm y tế, 5% dân số có bảo hiểm tư nhân, 73% dân số trả một phần toàn bộ viện phí bằng tiền mặt, tỷ lệ bệnh viên công – tư đang ở giai đoạn tăng trưởng mạnh. Điều này cho thấy nhu cầu thăm khám, chữa bệnh của người dân ngày càng được quan tâm.

Mặc dù số lượng đào tạo bác sĩ đều khá lớn nhưng vẫn không đủ cung cấp cho thị trường việc làm khi trung bình mỗi năm các bệnh viện cần hơn 5.000 bác sĩ. Chưa kể dự tính khoảng 5 năm tới, nhu cầu khám bệnh tại nhà sẽ tăng lên khoảng 38% vì vậy nhu cầu nhân lực cho vị trí Bác sĩ ngày càng tăng cao.

Điều dưỡng

Bên cạnh Bác sĩ thì ngành Điều dưỡng tại Việt Nam đang rơi vào tình trạng thiếu nhân lực đáng báo động đặc biệt là những người có trình độ tay nghề cao. Theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế thế giới 1 bác sĩ cần tới 3 điều dưỡng nhưng ở nước ta số điều dưỡng trên 1 bác sĩ trung bình là 1.5 điều dưỡng.

Theo đánh giá của UFPA, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh chóng. Hơn nữa với dân số 100 triệu dân, Việt Nam cần có 260.000 điều dưỡng những theo thống kê của Cục Quản lý khám chữa bệnh, nhân lực trong ngành hiện có 140.000 người. Điều này đòi hỏi nhu cầu nhân lực ngành này cần tăng thêm khoảng 35% trong 10 năm tới mới đủ để đáp ứng được nhu cầu của xã hội

Ngành Xây dựng

Việt nam đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa, do đó, nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng tăng lên nhanh chóng. Điều này đồng nghĩa với nhu cầu tuyển dụng kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, kỹ sư giám sát thi công… luôn ở trong tình trạng thiếu nhân lực đặc biệt là những nhân lực có trình độ chuyên môn cao. Nhờ vậy, cơ hội việc làm ngày càng rộng mở dành cho các bạn trẻ quan tâm và yêu thích lĩnh vực xây dựng.

Cùng với sự phát triển của xã hội, ngành Xây dựng là một trong những ngành thiếu nhân lực trầm trọng
Cùng với sự phát triển của xã hội, ngành Xây dựng là một trong những ngành thiếu nhân lực trầm trọng

Ngành Công nghệ – Kỹ thuật ô tô

Theo dữ liệu từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam, trong năm 2022 số lượng xe bán ra đạt mức kỷ lục 509.141 chiếc. Điều này cho thấy nhu cầu mua xe hơi của người dân Việt ngày càng tăng cao. Nhận thấy nhóm ngành Công nghệ – Kỹ thuật ô tô đang có tốc độ phát triển mạnh mẽ, nhờ vậy doanh nghiệp ngày càng gia tăng đầu tư và mở rộng quy mô sản xuất. Chính điều này đã kéo theo cơn “khát” nguồn nhân lực trong ngành nhất là những lao động có trình độ chuyên môn cao.

Nhân lực ngành Công nghệ - Kỹ thuật ô tô có mức thu nhập hấp dẫn
Nhân lực ngành Công nghệ – Kỹ thuật ô tô có mức thu nhập hấp dẫn

Không chỉ riêng lĩnh vực sản xuất mà những vị trí như sửa chữa và bảo dưỡng ô tô cũng ngày càng phát triển làm cho bài toán nhân sự ngày càng trở nên khó khăn. Vì vậy, ngành Công nghệ – Kỹ thuật ô tô là một trong ngành nghề có triển vọng phát triển nghề nghiệp trong tương lai mà các bạn trẻ có thể tham khảo.

Ngành Truyền thông – Marketing

Đi cùng với sự phát triển của kinh tế, ngành truyền thông và marketing đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc quyết định hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần bộ phận Marketing và truyền thông để đưa sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp đến tay khách hàng. Đi cùng với đó số lượng các công ty truyền thông, quảng cáo, marketing tại Việt Nam mở ra ngày càng nhiều. Đây cũng chính là cơ hội việc làm tiềm năng dành cho những bản trẻ quan tâm đến ngành nghề năng động này.

Ngành Truyền thông và Marketing thuộc top những ngành đang thiếu nhân lực
Ngành Truyền thông và Marketing thuộc top những ngành đang thiếu nhân lực

Ngành Thương mại điện tử

Sau 2 năm đại dịch, các ngành nghề khác ở tình trạng “đóng băng” thì thương mại điện tử phát triển vô cùng bùng nổ và trở thành xu hướng trong cuộc sống hiện đại. Đồng nghĩa với nhu cầu về nhân lực TMĐT ngày càng gia tăng nhất là những người lao động có trình độ và kỹ thuật cao.

Ngoài ra, mức lương ngành TMĐT cũng được đánh giá khá cao, với những sinh viên mới ra trường mức lương có thể đạt được từ 7 tới 9 triệu đồng/ tháng. Căn cứ vào năng lực, vị trí và kinh nghiệm làm việc mức lương ngành này sẽ cao hơn dao động từ 10 – 20 triệu đồng/ tháng.

Nhân lực ngành Thương mại điện tử thiếu hụt trầm trọng tại nhiều doanh nghiệp
Nhân lực ngành Thương mại điện tử thiếu hụt trầm trọng tại nhiều doanh nghiệp

Ngành Logistic và quản lý chuỗi cung ứng

Hoạt động xuất – nhập khẩu tại Việt Nam đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, vì vậy rất cần tới những nhân sự trong ngành Logistic và quản lý chuỗi cung ứng. Theo VLA tính tới 2025, nhu cầu tuyển dụng nhân sự ngành này tại Việt Nam rơi vào khoảng 300.000 nhân viên cung cấp cho hơn 30 nghìn doanh nghiệp hoạt động. Thế nhưng, số lượng nhân sự đáp ứng được những yêu cầu của doanh nghiệp chỉ rơi vào khoảng 40% trong đó 10% nhận sự được đào tạo bài bản, chuyên sâu.

Trong bối cảnh công nghệ phát triển như hiện nay, kết hợp cùng với các loại hình sản xuất và phân phối hàng hóa khiến nhân sự ngành này luôn trong tình trạng thiếu hụt nhất là những nhân sự chất lượng cao. Nhân sự ngành Logistic và quản lý chuỗi cung ứng có nhiều sự lựa chọn hấp dẫn khi có thể làm việc tại nước ngoài hay làm việc tại các công ty đa quốc gia.

Nhu cầu nhân lực ngành Logistic và quản lý chuỗi cung ứng ngày càng gia tăng
Nhu cầu nhân lực ngành Logistic và quản lý chuỗi cung ứng ngày càng gia tăng

Ngành Ngôn ngữ học

Bên cạnh kiến thức chuyên môn, công nghệ thông tin thì ngoại ngữ được xem là yếu tố quan trọng mang tới sự thành công, giúp các bạn trẻ sau khi tốt nghiệp có thể được ở những vị trí quan trọng và ở bất cứ quốc gia nào. Đây cũng là lý do khiến những ngành ngôn ngữ như Anh, Trung, Nhật, Hàn luôn là ngành học hấp dẫn và là lựa chọn hàng đầu cho các bạn trẻ năng động và có xu hướng hướng ngoại. Đặc biệt cơ hội và lộ trình thăng tiến của các ngành học ngôn ngữ này cũng rất rộng mở.

Ngành ngôn ngữ học - chìa khóa hội nhập quốc tế
Ngành ngôn ngữ học – chìa khóa hội nhập quốc tế

Ngành Công nghệ thực phẩm

Xã hội phát triển đồng nghĩa với nhu cầu tiêu dùng thực phẩm ngày càng được chú trọng đặc biệt là những thực phẩm sạch và an toàn. Ngành công nghệ thực phẩm là một trong những ngành học mang tính ứng dụng cao trong cuộc sống đặc biệt là các lĩnh vực sản xuất thực phẩm tiêu dùng.

Tuy có tốc độ tăng trưởng cao tới 7.5%/ năm nhưng ngành này chưa thu hút được nhiều sự quan tâm của nhiều bạn trẻ và có cái nhìn kỹ càng về công nghệ thực phẩm. Điều này dẫn đến tình trạng khan hiếm lao động và khiến vị trí nhân lực ngành này nằm trong danh sách những ngành thiếu nhân lực trong tương lai.

Nhu cầu nhân lực ngành Công nghệ thực phẩm ngày càng khan hiếm
Nhu cầu nhân lực ngành Công nghệ thực phẩm ngày càng khan hiếm

 Ngành Quản trị du lịch và lữ hành

Du lịch được coi là ngành mũi nhọn của nền kinh tế Việt Nam và có nguy cơ thiếu hụt nhân sự trầm trọng trong tương lai nhất là sau khi kết thúc đại dịch, thị trường du lịch – khách sạn đang có sự phát triển vô cùng mạnh mẽ. Việt Nam được đánh giá là địa điểm du lịch hàng đầu của Châu Á, mỗi năm thu hút một lượng lớn du khách quốc tế đến thăm quan và nghỉ dưỡng.

Theo Tổng cục Du lịch, mỗi năm Việt Nam cần thêm khoảng 40.000 nhân sự để có thể đáp ứng tốt thị trường du lịch – lữ hành. Tuy có nhiều trường cao đẳng, đại học đào tạo ngành học này nhưng trung bình mỗi năm sinh viên tốt nghiệp ngành học này chỉ đạt 15.000 sinh viên/ năm. Đồng thời, nhân sự được đào tạo và chuẩn nghề còn thấp khiến doanh nghiệp mất thời gian đào tạo lại từ đầu.

Ngành Quản trị du lịch và lữ hành đang có nhu cầu tuyển dụng nhân sự cao 
Ngành Quản trị du lịch và lữ hành đang có nhu cầu tuyển dụng nhân sự cao

Ngành Tâm lý học

Xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng quan tâm tới vấn đề đời sống tinh thần, do vậy cơ hội việc làm trong ngành tâm lý học ngày càng được mở rộng. Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành học này có thể đảm nhận được nhiều vị trí công việc khác nhau như chuyên viên trị liệu tâm lý, chuyên viên tâm lý tại doanh nghiệp, trường học hay giảng viên giảng dạy môn tâm lý học,…

Ngành Tâm lý học thuộc top 11 những ngành nghề thiếu nhân lực trong tương lai
Ngành Tâm lý học thuộc top 11 những ngành nghề thiếu nhân lực trong tương lai

Bài viết trên đây là toàn bộ chia sẻ của FPT Aptech muốn gửi tới các bạn trẻ về 11 ngành nghề thiếu nhân lực trong tương lai. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích trong việc lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân đồng thời có cái nhìn tổng quát về nhu cầu tuyển dụng của thị trường lao động hiện nay. Mọi thắc mắc về bài viết đừng ngần ngại để lại bình luận để được FPT Aptech giải đáp chi tiết nhé! Ngoài ra bạn có thể tìm hiểu các thông tin như tuyển sinh aptech, học bổng aptech, học phí aptech, khóa học aptech,…… tại website của chúng tôi.

FPT Aptech trực thuộc Tổ chức Giáo dục FPT có hơn 25 năm kinh nghiệm đào tạo lập trình viên quốc tế tại Việt Nam, và luôn là sự lựa chọn ưu tiên của các sinh viên và nhà tuyển dụng.
Mục nhập này đã được đăng trong Blog. Đánh dấu trang permalink.
0981578920
icons8-exercise-96