Cùng với sự phát triển mạnh mẽ không ngừng của công nghệ thông tin, phần mềm đóng vai trò quan trọng và đòi hỏi yêu cầu nhân lực cao với trình độ chuyên môn đủ để đáp ứng xu hướng chung. Do đó, ngành kỹ thuật phần mềm luôn là một ngành học nhận được nhiều sự quan tâm của những bạn học sinh yêu thích công nghệ. Cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về ngành học này nhé!

Kỹ thuật phần mềm là ngành học như thế nào?

Kỹ thuật phần mềm hay Software Engineering là ngành học có trọng tâm nghiên cứu quy trình, phương thức hoạt động, cách thức kiểm thử của những chương trình máy tính để từ đó đáp ứng những nhu cầu từ phía người dùng. Học ngành kỹ thuật phần mềm có thể giúp các bạn thiết kế ứng dụng, các website hoặc đi theo con đường phát triển game.

Kỹ thuật phần mềm là gì?
Kỹ thuật phần mềm là gì?

Thường ngành kỹ thuật phần mềm sẽ dễ gây nhầm lẫn với ngành khoa học máy tính. Tuy nhiên, điểm khác nhau giữa hai ngành học này về cơ bản đó là:

  • Khoa học máy tính: Đây là ngành sẽ được học các kiến thức liên quan đến cách thức và hoạt động của máy tính. Khoa học máy tính hướng về việc nghiên cứu và thuật toán nhiều hơn. Một số hướng đi chủ yếu của ngành khoa học máy tính đó là trí tuệ nhân tạo, xử lý đồ họa, học máy, học sâu,…
  • Kỹ thuật phần mềm: Đây là ngành sẽ chuyên sâu về vấn đề vận hành và phát triển phần mềm, thiên về hướng thực tế nhiều hơn so với ngành khoa học máy tính.

Cần chuẩn bị những gì khi học ngành Kỹ thuật phần mềm?

Để có thể theo học ngành kỹ thuật phần mềm, bạn cần chuẩn bị những yếu tố cần thiết cũng như trang bị cho mình những kỹ năng đủ để đáp ứng yêu cầu của ngành học tương đối khó này.

Đầu tiên đó là vấn đề chuẩn bị về tâm lý vững khi lên học chương trình đại học bởi có rất nhiều điểm khác so với chương trình học phổ thông. Nếu không chuẩn bị kỹ lưỡng, bạn sẽ rất dễ bị chậm deadline và tâm lý sợ rớt môn đánh gục ngay từ những kỳ học đầu tiên.

Thứ hai, đó là trang bị cho mình một lượng kiến thức toán học đủ vững bởi dù bất kỳ ngành nghề nào trong lĩnh vực công nghệ thông tin đều không ít thì nhiều sẽ phải áp dụng toán học. Những ngành nghề này khá nặng về thuật toán nên bạn cần trang bị cho mình một tư duy đủ sâu để hiểu về cách thức hoạt động của những thuật toán được học trong ngành kỹ thuật phần mềm.

Đặc biệt, khả năng tự học, tự mày mò cũng như trình độ ngoại ngữ là các yếu tố khá cần thiết để bạn cải thiện mình trong ngành kỹ thuật phần mềm. Cần có ý thức tự giác, chủ động tìm kiếm các nguồn kiến thức ngoài trường học và củng cố khả năng sử dụng ngoại ngữ cũng như những chứng chỉ liên quan. Hai ngoại ngữ phổ biến mà bạn nên học nếu theo học ngành kỹ thuật phần mềm đó là tiếng Anh và tiếng Nhật.

Khả năng tự học rất quan trọng khi theo học kỹ thuật phần mềm
Khả năng tự học rất quan trọng khi theo học kỹ thuật phần mềm

Có thể bạn quan tâm:

Những kiến thức cần học trong ngành Kỹ thuật phần mềm

Những kiến thức cần chuẩn bị để tham gia học ngành kỹ thuật phần mềm là gì? Sau đây sẽ là những nhóm môn học theo từng năm học mà sinh viên theo học ngành kỹ thuật phần mềm cần phải chú ý.

Hai năm đầu 

Hai năm đầu tiên sẽ là thời gian để sinh viên được đào tạo những kiến thức nền tảng trong công nghệ thông tin như toán lý đại cương, lập trình hướng đối tượng, cấu trúc dữ liệu và giải thuật. Đây là những môn học bắt buộc để sinh viên nắm chắc nền tảng trước khi đi sâu vào chuyên ngành sau này. Các nhóm môn học quan trọng bao gồm: 

Nhóm các môn học đại cương: 

  •  Giải tích
  •  Xác suất thống kê
  •  Đại số tuyến tính
  •  Toán rời rạc
  •  Các môn Triết và lý luận chính trị
  •  Vật lý đại cương

Nhóm những môn cơ sở:

  • Nhập môn kỹ thuật lập trình: Trong môn học này, sinh viên sẽ học được các cú pháp, những khái niệm cơ bản liên quan đến lập trình như con trỏ, vòng lặp, mảng, đối tượng,… Ngôn ngữ cơ bản được sử dụng để dạy trong môn học này là C, C + +.
  • Cấu trúc dữ liệu và giải thuật: Môn học này sẽ đưa ra những kiến thức, các thuật toán về sắp xếp, tìm kiếm và những cấu trúc dữ liệu như danh sách, stack, cây tìm kiếm, đồng thời cũng sẽ được tìm hiểu về mức độ phức tạp của thời gian xử lý và bộ nhớ.
  • Cơ sở dữ liệu: Môn học này giúp sinh viên tiếp cận các vấn đề về dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu như MySQL, SQL Server, Mongodb,…
  • Lập trình hướng đối tượng: Đây là môn học để cho học sinh, sinh viên hiểu được về cách tạo ra những đối tượng để trừu tượng hóa những thực thể trong cuộc sống thực tế.
  • Nhập môn công nghệ phần mềm: Môn học này giúp sinh viên hiểu được một số những mô hình để phát triển, đặc tả và thiết kế phần mềm
  • Ngoài ra, một số môn học cơ sở liên quan đến máy tính như mạng máy tính, kiến trúc máy tính cũng sẽ được dạy trong 2 năm đầu. 

Hai năm 3 và 4

Đến giai đoạn này, ngành kỹ thuật phần mềm sẽ định hướng cho sinh viên chuyên sâu về hai mảng là phát triển ứng dụng (website hoặc Mobile app) hoặc phát triển game và môi trường ảo.

Những kiến thức để lựa chọn cho lĩnh vực phát triển ứng dụng:

Những kiến thức để lựa chọn cho lĩnh vực phát triển game và Môi trường ảo:

  •  Nhập môn phát triển game
  •  Thiết kế 3D Game engine
  •  Lập trình game trên thiết bị di động
  •  Phát triển và vận hành game 

Vị trí làm việc nào phù hợp sau khi học Kỹ thuật phần mềm?

Sau khi sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kỹ thuật phần mềm, một số những công việc, vị trí có thể tham khảo như:

  • Quản lý dự án
  • Kiểm thử phần mềm 
  • Kỹ sư đảm bảo chất lượng phần mềm
  • Quản lý kỹ thuật
  • Quản trị viên dự án phần mềm và công nghệ thông tin
  • Lập trình viên
  • Kỹ sư cầu nối

Tại những công ty phát triển phần mềm, xây dựng, thiết kế website, phát triển trò chơi chơi, bộ phận vận hành và phát triển lĩnh vực công nghệ trong các nhà máy, trường học hay các hệ thống ngân hàng,… là những cơ hội mà sinh viên ngành kỹ thuật phần mềm có thể hướng tới sau khi ra trường. Bạn có thể trở thành chuyên viên phân tích, cài đặt, bảo trì, các phần mềm máy tính để đáp ứng nhu cầu của khách hàng tại nhiều doanh nghiệp.

Ngành kỹ thuật phần mềm có nhiều cơ hội việc làm trong tương lai
Ngành kỹ thuật phần mềm có nhiều cơ hội việc làm trong tương lai

Xu hướng phát triển không ngừng một cách đáng kể của công nghệ cao thì cơ hội việc làm cũng như nhu cầu tuyển dụng của ngành kỹ thuật phần mềm là vô cùng lớn chính vì vậy ngành này thu hút đông đảo những bạn trẻ theo học cũng như như những đơn vị tuyển dụng. Đây là ngành phù hợp cho những sinh viên có ý định theo đuổi lĩnh vực thông tin và truyền thông.

Hi vọng rằng với những chia sẻ trên, bạn đã phần nào hiểu được những thông tin cơ bản về ngành kỹ thuật phần mềm, hiểu được kỹ thuật phần mềm là gì cũng như cơ hội việc làm của ngành nghề trong lĩnh vực công nghệ thông tin, để từ đó có những định hướng đúng đắn cho nghề nghiệp tương lai của mình! 

FPT Aptech trực thuộc Tổ chức Giáo dục FPT có hơn 25 năm kinh nghiệm đào tạo lập trình viên quốc tế tại Việt Nam, và luôn là sự lựa chọn ưu tiên của các sinh viên và nhà tuyển dụng.
0981578920
icons8-exercise-96