Theo báo cáo mới nhất, Google đang xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu thế hệ mới mang tên Knowledge Vault với khả năng thu thập, phân loại và lưu trữ toàn bộ những sự kiện có thật của con người trong quá khứ, hiện tại và liên tục tự cập nhật trong tương lai. Hãng tuyên bố rằng đây là cơ sở dữ liệu lớn nhất trong lịch sử nhân loại và có thể hoạt động mà không cần sự trợ giúp của con người.

Về cơ bản, Knowledge Vault là một hệ thống lưu trữ dữ liệu có thể dùng các thuật toán thông minh để tự động thu thập và hợp nhất thông tin từ khắp nơi trên internet và lưu trữ tại một nơi duy nhất. Thông tin bao gồm tất cả những sự việc có thật trên thế giới, con người và sự vật có hiện diện trong sự việc đó.

Các chuyên gia gọi đây là một dạng “nền tảng tri thức”, một hệ thống mà cả con người lẫn máy móc có thể truy cập vào cơ sở dư dữ liệu của nó để khai thác thông tin.

Khi hoàn tất, người dùng có thể truy vấn kiến thức trực tiếp đến Knowledge Vault thông qua bộ máy tìm kiếm Google. Hoặc cách khác là sử dụng smartphone, các trợ lý kỹ thuật số cá nhân hoặc thậm chí là robot để giúp người dùng tìm kiếm thông tin. Trên thực tế, đây là dự án được xây dựng trên nền tảng dữ liệu đám đông sẵn có của Google mang tên Knowledge Graph.

Cho tới thời điểm hiện tại, Knowledge Graph đã liệt kê được khoảng 1,6 tỷ sự kiện của con người, 271 triệu trong số đó là vô cùng chính xác và Google tuyên bố rằng hơn 90% là đúng sự thật. Tuy nhiên, quá trình thu thập và nhập dữ liệu cho Knowledge Graph được thực hiện bởi con người nên mất khá nhiều thời gian, do đó, Google quyết định sẽ tự động hóa quá trình trên với tham vọng thâu tóm được toàn bộ tri thức của nhân loại. Khi đó, những dữ liệu thô mới được chuyển thành dạng tri thức khả dụng.

Theo giới phân tích, đây là một sáng kiến góp phần thúc đẩy sự phát triển của công nghệ thông tin, tạo ra một cơ sở dữ liệu thuần khiết, tính khả dụng cao nhằm cải thiện cách thức con người giao tiếp với máy móc và cơ sở dữ liệu trong tương lai.

Về lý thuyết, mục đích trên tương tự như nền tảng cơ sở dữ liệu của các hãng Facebook, Amazon, Microsoft hay IBM. Một ứng dụng khả thi nhất mà chúng ta có thể thấy được là phục vụ cho các trợ lý ảo cá nhân. Khi đó thì Siri, Cortana hay Google Now có thể thông minh hơn và nhanh hơn rất nhiều so với hiện tại.

Khối lượng kiến thức của Knowledge Vault có thể giúp con người và máy móc tương tác với nhau tốt hơn rất nhiều. Khi đó, máy móc có thể hiểu được con người hoặc thậm chí là đưa ra các dự đoán về tương lai. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng lo ngại mức độ rủi ro về bảo mật của dự án này.

Hay nói cách khác, Knowledge Vault không cần biết bạn là ai, có quan trọng hay nổi tiếng không, việc nó làm chỉ đơn giản là thu thập tất cả thông tin về bạn và nếu có thể gây hại cho người dùng nếu thông tin bị sử dụng với mục đích xấu.

 

(theo Tinh tế)

FPT Aptech trực thuộc Tổ chức Giáo dục FPT có hơn 25 năm kinh nghiệm đào tạo lập trình viên quốc tế tại Việt Nam, và luôn là sự lựa chọn ưu tiên của các sinh viên và nhà tuyển dụng.
0981578920
icons8-exercise-96