Trong kinh doanh dù bạn đang hoạt động trong lĩnh vực, ngành nghề nào thì  việc sử dụng website đã không còn quá xa lạ bới đây là cách các giúp các doanh nghiệp tiếp cận được với các khách hàng tiềm năng. Một trong những yếu tố quan trọng giúp cho việc xây dựng và phát triển website kể trên chính là ngôn ngữ CSS. Vậy bạn đã biết CSS là gì? hay Ưu và nhược điểm của ngôn ngữ CSS ra sao? Đặc biệt người mới học CSS cần lưu ý điều gì? Cùng FPT Aptech tìm hiểu những vấn đề trên qua bài viết này nhé!

Ngôn ngữ lập trình CSS là gì?
Ngôn ngữ lập trình CSS là gì?

CSS là gì?

CSS là chữ viết tắt của Cascading Style Sheets, được đề xuất ra đời bởi lập trình viên Harkon Wium Lie và được sản xuất chính thức vào năm 1996. Đây là một ngôn ngữ lập trình có thiết kế vô cùng đơn giản và thường được sử dụng để định vị và định dạng lại cho các phần tử được tạo bởi các ngôn ngữ đánh dấu. Mục tiêu chính của ngôn ngữ CSS chính là thực hiện và xử lý giao diện của một trang web cụ thể như màu sắc, cách đổi màu chữ, thay đổi bố cục, màu nền,…

Có nhiều kiểu  khác nhau được đưa vào sử dụng trong CSS ngày nay. Nhưng về cơ bản chúng được chia thành các loại phổ biến nhất bao gồm:

  • CSS tùy chỉnh hình nền – Background
  • CSS tùy chỉnh cách hiển thị đoạn text – Text
  • CSS tùy chỉnh kiểu chữ và kích thước – Font
  • CSS tùy chỉnh bảng – Table
  • CSS tùy chỉnh danh sách – Link
  • Mô hình box model có kết hợp với padding, margin, border – Box model

Theo các chuyên gia đánh giá CSS giữ một vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết cho việc phát triển và thiết kế website. Nếu như HTML giữ vai trò trong việc định dạng các phần tử bên trong website nhưng lại không thể thay đổi được các cấu trúc, font chữ hay màu chữ, màu sắc của trang thì CSS có thể giúp ích rất nhiều trong việc này. Nhờ có CSS, chúng ta có thể kiểm soát việc hiển thị một tài liệu HTML nhất định một cách mạnh mẽ và hiệu quả. Vì lẽ đó, nó là một công cụ thường được kết hợp với các ngôn ngữ như HTML và XHTML.

HTML và CSS thường được kết hợp sử dụng với nhau trong việc xây dựng và phát triển website
HTML và CSS thường được kết hợp sử dụng với nhau trong việc xây dựng và phát triển website

Cú pháp CSS được các chuyên gia đánh giá là rất đơn giản nên vô cùng dễ học và dễ hiểu. Hướng dẫn cũng như các tài liệu liên quan đến CSS hiện có sẵn và hoàn toàn miễn phí nên các bạn có đam mê với ngành IT hay quan tâm tới CSS đều có thể tìm kiếm dễ dàng. 

Tại sao cần sử dụng CSS?

Tuy CSS được sử dụng khá phổ biến trong việc thiết kế website nhưng với những bạn mới bắt đầu tìm hiểu thì còn băn khoăn cũng như thắc mắc tại sao cần sử dụng CSS. Dưới đây là một số lý do cần phải sử dụng CSS mà FPT Aptech tổng hợp được:

Những lý do mà các lập trình viên nên sử dụng CSS
Những lý do mà các lập trình viên nên sử dụng CSS

Cung cấp nhiều thuộc tính khác nhau

Khi nói đến lý do tại cần sử dụng CSS thì không bao giờ có thể bỏ qua thông tin này. Dễ thấy rằng các thuộc tính do CSS cung cấp chi tiết hơn HTML trên cùng một giao diện trang web. Điều này cho phép CSS cung cấp thêm nhiều phong cách, kiểu dáng khác nhau và đem lại khả năng tùy chỉnh các trang web theo cách thuận tiện và bắt mắt nhất.

Thời gian sử dụng sẽ được rút lại 

Thời gian sử dụng CSS được tiết kiệm tối đa bởi bạn có thể được dùng chương trình với mã code ngắn lại hơn. Nhờ đó giúp bạn kiểm soát nhanh hơn, thuận tiện hơn và ít lo lắng hơn về loại mã không cần thiết xuất hiện trong chương trình. Thêm vào đó số lượng các stylesheet  mà web mang đến là vô cùng đa dạng, đảm bảo hạn chế tối đa sự trùng lặp gây mất kiểm soát và không ấn tượng.

Giải quyết được nhiều vấn đề khác nhau

Khi bạn bắt đầu sử dụng CSS, bạn sẽ thấy trang web của mình được tổ chức một cách gọn gàng và có tổ chức hơn nhiều. Những nội dung được hiển thị trên trang này sẽ được tách biệt hơn, giúp định dạng nhanh chóng và dễ dàng.

Có thể bạn quan tâm:

Ưu và nhược điểm của CSS

Mỗi một ngôn ngữ lập trình đều tồn tại những ưu và nhược điểm khác nhau, cụ thể những ưu và nhược điểm đó chính là:

Ưu và nhược điểm của ngôn ngữ lập trình CSS
Ưu và nhược điểm của ngôn ngữ lập trình CSS

Ưu điểm 

  • Khả năng tiết kiệm thời gian: CSS cho phép bạn viết lần đầu và sử dụng lại nó trong các trang HTML tiếp theo. Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể định nghĩa phong cách của từng phần tử HTML và áp dụng nó cho nhiều trang web khác nếu cần.
  • CSS giúp khả năng tải trang nhanh chóng: Đặc điểm của CSS khi sử dụng là ít mã code hơn. Do đó, thời gian tải xuống nhanh chóng và tiết kiệm rất nhiều thời gian. Sau khi viết quy tắc CSS cho một thẻ cụ thể, bạn có thể áp dụng quy tắc đó cho mọi lần xuất hiện sau này của thẻ đó. Bạn hoàn toàn không cần thay đổi các thuộc tính của thẻ HTML.
  • Dễ dàng khi thực hiện bảo trì: Bạn chỉ cần thay đổi một phong cách và từng thành phần trên mọi trang web khi cần và CSS sẽ hỗ trợ cập nhật tự động.
  • Khả năng tương thích tốt: CSS cho khả năng tương thích với nhiều thiết bị, cùng với việc sử dụng cùng một tài liệu HTML song với nhiều cách hiển thị các phiên bản khác nhau của trang web trên mọi thiết bị di động đều được hỗ trợ tốt và có tính tương thích cao.

Nhược điểm

  • CSS hoạt động khác biệt cho từng trình duyệt: Khi các thay đổi được thực hiện đòi hỏi người thực hiện   phải kiểm tra tính tương thích trước khi CSS sẽ hiển thị cùng một hiệu ứng thay đổi trong tất cả các trình duyệt khác nhau. Điều này là do CSS hoạt động khác nhau trong từng trình duyệt cụ thể.
  • Khá khó khăn đối với người mới bắt đầu: Cùng với sự phát triển của công nghệ thì các cấp độ của CSS ngày càng trở nên khó nên việc tìm hiểu và nắm bắt để sử dụng càng trở nên khó khăn hơn.
  • Định dạng của web có khả năng rủi ro: CSS là một hệ thống mở, dựa trên văn bản nên rất dễ để truy cập. Điều này làm cho toàn bộ định dạng của trang web hoàn toàn có thể chịu tổn thương và gặp phải gián đoạn khi hành động hoặc xảy ra tai nạn với tệp. Lúc này hệ thống sẽ yêu cầu truy cập đọc hoặc ghi vào web dự định để có thể ghi đè được lên các thay đổi

Bố cục và cấu trúc của ngôn ngữ lập trình CSS

Bố cục một đoạn CSS

Bố cục CSS thường dựa trên các hình hộp, trong đó mỗi hộp chiếm không gian trên trang và có các thuộc tính như:

  • Padding (vùng đệm): Gồm không gian xung quanh nội dung (ví dụ: xung quanh đoạn văn bản).
  • Border (đường viền): Là đường liền nằm ngay bên ngoài phần đệm.
  • Margin (lề): Là khoảng cách xung quanh bên ngoài của phần tử.

Cấu trúc một đoạn CSS

Về cơ bản cấu trúc của một đoạn CSS bao gồm các phần như sau:

  • Phần thứ 1: Vùng chọn { 
  • Phần thứ 2: Thuộc tính:
  • Phần thứ 3: Giá trị;
  • Phần thứ 4: }
  • Phần thứ 5: ….

Các phần này có ý nghĩa như sau:

  • Bộ chọn tên tiếng anh là Selector: Tên của phần tử HTML kích hoạt bộ quy tắc và thực hiện lựa chọn phần tử đã được tạo kiểu. Từ đó, bạn có thể tạo kiểu cho các phần tử khác chỉ bằng cách thay đổi bộ chọn.
  • Tuyên bố (Declaration): Xác định các thuộc tính của phần tử để định dạng.
  • Thuộc tính: Là  cách mà bạn tạo kiểu cho phần tử HTML. Vì vậy, trong CSS, bạn chỉ cần lựa chọn những thuộc tính mà bạn muốn tác động ảnh hưởng lên nhất trong bộ quy tắc của mình.
  • Giá trị thuộc tính: Ở bên phải của thuộc tính sau dấu hai chấm (:) là giá trị thuộc tính và các lựa chọn xuất hiện nhiều lần để cho phép bạn chỉ định một thuộc tính cụ thể.
Bố cục và cấu trúc của ngôn ngữ lập trình CSS
Bố cục và cấu trúc của ngôn ngữ lập trình CSS

Những lưu ý đối với người mới bắt đầu học CSS

Những người mới làm quen với CSS nên chuẩn bị kỹ lưỡng. Với kiến ​​thức cơ bản nhưng vô cùng  quan trọng như CSS để thiết kế website, người học cần chuẩn bị đầy đủ để quá trình tìm hiểu và học tập của mình thật hiệu quả, cụ thể:

  • Google Chrome yêu cầu sử dụng tiện ích mở rộng Web Developer – Nhà phát triển web. 
  • Tìm hiểu những thông tin và khái niệm cơ bản nhất về CSS. 
  • Chuẩn bị một IDE giúp đảm bảo viết HTML và CSS tốt nhất. Mẹo cho người mới bắt đầu là sử dụng Notepad++. 
  • Lưu trữ các màu thập lục phân đủ màu ở vị trí của thanh dấu boolean để bạn có thể nhanh chóng gọi lại mã màu khi cần. 
  • Đảm bảo rằng bạn đã cài đặt đầy đủ trình duyệt như Firefox, Safari hoặc IE trên thiết bị của mình.
Những lưu ý đối với người mới bắt đầu học CSS
Những lưu ý đối với người mới bắt đầu học CSS

Hiện nay có nhiều cách học CSS khác nhau mà những bạn mới làm quen tham khảo. Dưới đây là một số cách được nhiều người áp dụng và đánh giá cao:

  • Tìm hiểu và nắm chắc các kiến thức lý thuyết, sau đó là thực hành với những ví dụ cụ thể và trực quan nhất. Từ lý thuyết đọc được, chúng ta sẽ thực hành từng bước một theo đúng quy trình. 
  • Chủ động tìm hiểu về Box Model – mô hình hộp với tất cả kiến ​​thức cần thiết như margin, hay padding, v.v
  • Bạn cần hiểu và có hiểu biết rõ ràng về các thuộc tính float và clear của CSS, đồng thời kết hợp với việc học các thẻ DIV để có thể hỗ trợ quá trình tạo bố cục dễ dàng. 
  • Cập nhật thông tin, kiến ​​thức về tạo menu đa cấp ngang dọc.
  • Chủ độc tìm kiếm và am hiểu về các thông tin về thuộc tính Vị trí (Position). 
  • Tổng hợp các kiến ​​thức đã học, đã tìm hiểu một cách đầy đủ và có hệ thống. 
  • Tham khảo và tích cực nắm bắt thêm các thông tin liên quan về ngành CSS trên các diễn đàn lập trình để bổ sung kiến ​​thức CSS hữu ích cho bạn.

Lời kết

Bài viết trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản liên quan đến CSS mà FPT Aptech muốn chia sẻ tới bạn. Hi vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ phía trên sẽ hữu ích đối với bạn. Nếu bạn có thêm thắc mắc hay băn khoăn nào, hãy để lại bình luận phía dưới hoặc liên hệ với chúng tôi thông qua website để được các chuyên gia giải đáp nhanh nhất.

FPT Aptech trực thuộc Tổ chức Giáo dục FPT có hơn 25 năm kinh nghiệm đào tạo lập trình viên quốc tế tại Việt Nam, và luôn là sự lựa chọn ưu tiên của các sinh viên và nhà tuyển dụng.
0981578920
icons8-exercise-96