HTML là gì là câu hỏi mà không phải ai cũng có thể hiểu cũng như giải thích chi tiết, rõ ràng được. Với những ai bắt đầu quan tâm đến chủ đề lập trình web, đây chắc chắn là cụm từ thường xuyên được nhắc đến cũng như vô cùng quan trọng, là nền tảng mà bạn không thể bỏ qua. Vậy, hãy cùng tìm hiểu chi tiết về HTML cũng như các thông tin liên quan, vai trò, lĩnh vực ứng dụng để hiểu thêm về chúng nhé!

HTML là gì?

HTML thực tế được biết đến là cụm từ viết tắc của Hypertext Markup Language – tức Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản. Theo đó, bạn có thể hiểu đơn giản rằng, nó sẽ được dùng để tạo cũng như cấu trúc các thành phần liên quan trong trang web hay cả ứng dụng, phân tách các đoạn văn, các thẻ heading, các links, các title,… 

Đặc biệt, cần lưu ý rằng, HTML không được xem như là một ngôn ngữ lập trình.

HTML là gì không phải bất kỳ ai cũng hiểu và giải thích rõ ràng, chi tiết được

Trên thực tế, một trang web sẽ thường có chứa nhiều trang con khác nhau. Tương ứng với đó, trong mỗi trang con này sẽ được tích hợp 1 tập tin HTML riêng biệt. 

Vì không phải là một ngôn ngữ lập trình nên HTML không thể thực hiện các chức năng mang tính chất “động”. Tương ứng với đó, chúng chỉ có tác dụng bố cục cũng như tiến hành định dạng cho website.

Quá trình phát triển của ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản

Có thể bạn chưa biết, ngôn ngữ vốn được tạo ra bởi một nhà vật lý học Thụy Sĩ – Tim Berners-Lee. Cho đến nay cũng đã trở thành 1 chuẩn internet và được vận hành, triển khai mở rộng phát triển bởi World Wide Web Consortium.

Trong lịch sự phát triển, phiên bản HTML xuất hiện đầu tiên vào năm 1991 – tương ứng gồm 18 tag.

Đến năm 1999, phiên bản 4.01 được ra đời. Tiếp đó, vào năm 2000, các nhà phát triển đã thực hiện thay thế HTML bằng XHTML.

Thực tế thì HTML vốn được tạo ra bởi một nhà vật lý học Thụy Sĩ

Vào năm 2014, HTML đã được tiến hành nâng cấp lên chuẩn HTML5. Ở phiên bản này có nhiều tag đã được bổ sung vào markup nhằm mục đích chính là xác định chính xác nội dụng thuộc loại là gì (có thể kể đến như <footer>, <article>,…).

Cho đến nay, theo thông kế thì đã có khoảng trên 140 tag. Thế nhưng, vì không được hỗ trợ từ những trình duyệt hiện hành nên 1 số tag đã bị tạm ngừng.

Vai trò

Vì là ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản nên thực tế, HTML giúp cấu thành những cấu trúc cơ bản của 1 trang web. Trên cơ sở này, chúng sẽ chia khung sườn các thành phần của trang web đấy.

Bên cạnh đó còn hỗ trợ khai báo những tệp kỹ thuật số (gồm: hình ảnh, video, nhạc,…).

Để website có cấu trúc tốt, ứng dụng nhiều loại yếu tố trong văn bản, bạn sẽ cần đến HTML. Có thể xem là phần chứa các yếu tố cần thiết cho mọi thể loại trang web

Hiện nay, để có thể bước chân vào việc thực hiện, thiết kế, làm việc trên 1 website, phía đơn vị phát triển web đều sẽ cần học lại HTML như 1 loại ngôn ngữ cơ bản.

Khám phá – HTML hoạt động thế nào?

Để hiểu rõ hơn về ngôn ngữ đánh dấu này, bạn cần hiểu hơn về cách thức hoạt động:

HTML document sẽ có phần đuôi file dưới dạng .html hay htm.

Bạn có thể thực hiện xem chúng qua các trình duyệt web tương ứng thưởn sử dụng. Khi ấy, các trình duyệt web sẽ giữ vai trò đọc các file này, thực hiện chuyển đổi chúng thành 1 dạng nội dung để người dùng có thể xem cũng như hiểu được.

Một website sẽ bao gồm nhiều HTML document. Đó có thể là phần trang chủ, trang giới thiệu, trang sản phẩm, blog,… Tức mỗi trang con ấy đều sẽ chứa 1 tệp riêng biệt.

Các HTML document sẽ gồm 1 bộ tag. Theo đó, chúng tạo nên cấu trúc tương tự với cây thư mục, chứa các phần heading, section,… cũng như các khối nội dung khác.

Có thể bạn quan tâm:

Những điểm cộng và hạn chế  

HTML tồn tại cả những ưu điểm nổi bật cùng những điểm hạn chế nhất định. Trong đó, cụ thể bao gồm:

Về ưu điểm:

Như đã đề cập đến ở trên, đây được ứng dụng để tạo cũng như cấu trúc cho 1 website. Theo đó, điểm cộng hàng đầu là:

Có khá nhiều tài nguyên hỗ trợ cùng cộng đồng người sử dụng cực lớn.

HTML được ứng dụng để tạo cũng như cấu trúc cho 1 website

Đảm bảo khả năng hoạt động mượt mà trên hầu hết các trình duyệt thông dụng hiện nay.

  • Các markup ứng dụng hầu như đều ngắn gọn, kết hợp độ đồng nhất cực cao.
  • Có mã nguồn mở và miễn phí.
  • Hiện nay, đây được xem là chuẩn web, được vận hành thông qua W3C.
  • Có thể học khá đơn giản nếu bạn nắm được các thông tin kiến thức nền.
  • Người dùng có thể linh hoạt tích hợp những loại ngôn ngữ backend (có thể kể đến như Node, PHP,…)

Về nhược điểm

Song hành cùng các ưu điểm, HTML cũng có những nhược điểm nhất định, bao gồm:

  • Chỉ được sử dụng chủ yếu cho các website tĩnh. Trường hợp cần tạo tính năng động, bạn cần phải kết hợp thêm JavaScript hoặc rộng hơn là ngôn ngữ backend từ 1 bên thứ 3.
  • Mỗi trang HTML đều phải được tạo riêng biệt. Điều này phải đáp ứng ngay cả khi có nhiều yếu tố trùng lặp.
  • Khó để tiến hành kiểm soát cách đọc cũng như hiển thị file từ trình duyệt. 
  • 1 vài trình duyệt vẫn chưa đáp ứng việc cập nhật để hỗ trợ những tính năng mới.

Trên thực tế, mỗi trang HTML đều phải được tạo riêng biệt

Các thuật ngữ HTML 

Có một số thuật ngữ HTML thông dụng, bạn cần phân biệt được:

Thuật ngữ Elements

Elements được biết đến là các chỉ định xác định phần nội dung cũng như cấu trúc của các đối tượng trên trang web.

Tên Element tương ứng theo đó sẽ được phân tách và xác định bằng dấu ngoặc – cụ thể là < >. 

Các yếu tố được sử dụng phổ biến trên thực tế sẽ bao gồm như:

  • Đoạn văn ( <p>) 
  • Phân chia các cấp độ của tiêu đề: Từ <h1> đến <h6>)
  • Danh sách tiếp tục có thể kể đến như <a>, <div>, <span>, <strong>, hay <em>
  • ….

Thuật ngữ Tags

Một Element tương ứng sẽ được bao quanh bởi những dấu ngoặc – tức ký hiệu < > và sẽ tạo thành các thẻ. 

Chẳng hạn, thẻ mở sẽ dùng để xác định và cho bạn thấy được sự bắt đầu của 1 Element (VD: <div>). 

Tương ứng với đó, thẻ đóng sẽ được dùng đánh dấu vào cuối của 1 Element, mang hình thức là dấu ngoặc nhỏ cùng 1 dấu chéo và dấu ngoặc lớn (VD: </div>). 

Song song với thẻ mở cùng thẻ đóng, ở giữa thẻ sẽ là nội dung của Element.

Thuật ngữ Attributes

Thuật ngữ Attributes vốn được biết đến là thuộc tính sử dụng nhằm mục đích cung cấp thông tin bổ sung cho 1 Element. 

Theo đó, những Attributes tương ứng sẽ bao gồm tên cùng giá trị. Chúng được xác định sau tên của một thành phần và trong thẻ mở. 

Các Attributes theo cấu trúc định dạng sẽ là: tên thuộc tính và dấu bằng cùng giá trị thuộc tính được trích dẫn.

Với những thông tin trên đây, hẳn bạn đã hiểu thêm HTML là gì cũng như những thông tin liên quan. Những ai muốn trở thành lập trình viên thì có thể nói, HTML là một phần quan trọng cần tìm hiểu. Đừng quên nghiên cứu và nắm kỹ các kiến thức cần thiết để xây dựng nền tảng vững chắc, đảm bảo ứng dụng hiệu quả và phát triển tốt hơn trong công việc cũng như các vấn đề liên quan nhé!

FPT Aptech trực thuộc Tổ chức Giáo dục FPT có hơn 25 năm kinh nghiệm đào tạo lập trình viên quốc tế tại Việt Nam, và luôn là sự lựa chọn ưu tiên của các sinh viên và nhà tuyển dụng.
0981578920
icons8-exercise-96