CTO là gì? Đây có thể coi là câu hỏi và thắc mắc của rất nhiều người đang làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Vậy, hiểu thế nào mới đúng về CTO và nếu đang là một người muốn đạt đến chức vụ này thì bạn cần có đủ những kiến thức và kỹ năng gì? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn nhiều hơn những gì bạn biết về một CTO, đừng bỏ qua nhé!
Nội dung
CTO là gì? CTO và CIO khác nhau như thế nào?
Sẽ rất nhiều người làm việc trong ngành IT đã không dưới một lần nghe về các cụm từ như CTO, CEO, hay CIO,… Đôi khi sẽ có sự nhầm lẫn và đánh đồng định nghĩa các chức vụ này và phần đông vẫn đang thắc mắc về sự khác nhau giữa CTO và CIO.
CTO là viết tắt của từ gì?
Nếu bạn đang đặt câu hỏi, cụm từ CTO là viết tắt của từ gì? Chúng tôi sẽ trả lời ngay CTO là viết tắt của Chief Technology Officer hay còn được gọi với tên tiếng Việt là Giám đốc công nghệ của một công ty, cơ quan hay tổ chức nào đó.
Giám đốc công nghệ thuộc vào cấp bậc cao của công ty, họ chịu trách nhiệm về quản lý và giải quyết các vấn đề có liên quan đến khía cạnh công nghệ, kỹ thuật nhằm tìm ra các giải pháp nâng cao cũng như phát triển giá trị công nghệ của công ty đó.
Tùy vào từng quy mô và lĩnh vực cốt lõi của tổ chức mà CTO có thể trao đổi và làm việc với các chức vụ quản lý khác như Giám đốc thông tin CIO hay Giám đốc điều hành CEO.
Điểm khác nhau giữa CTO và CIO
Về cơ bản, hai khái niệm là CTO (giám đốc công nghệ) và CIO (giám đốc thông tin) rất thường bị nhầm lẫn về trách nhiệm cũng như vai trò trong tổ chức.
Để đảm bảo tiến độ công việc, hiệu quả hoạt động trong thời đại mà công nghệ không ngừng phát triển và đổi mới, CTO và CIO cần được phân chia khối lượng tác vụ khác nhau với những vai trò riêng hướng đến mục đích chung của công ty.
Trong đó, CTO đóng vai trò là nhà sáng tạo công nghệ, luôn không ngừng cập nhật những xu hướng công nghệ mới, tập trung hoàn toàn về kỹ thuật để đảm bảo phát triển nền tảng và các sản phẩm công nghệ theo đúng chiến lược để đạt được mục tiêu.
CTO sẽ tập trung vào đối tượng khách hàng bên ngoài, bắt tay với những nhà cung ứng để cùng thống nhất và đi đến những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và độ hoàn thiện của sản phẩm.
Với CIO, họ sẽ tập trung nhiều hơn vào nội bộ doanh nghiệp, quản lý và cải thiện những quy trình, cơ sở hạ tầng liên quan đến công nghệ của công ty.
CIO có nhiệm vụ đảm bảo được sự đồng bộ các quy trình kinh doanh với các công nghệ đang sử dụng và phát triển những kế hoạch, chiến lược để gia tăng lợi nhuận chung, đồng thời xây dựng các cơ sở hạ tầng để đáp ứng những nhu cầu kinh doanh.
Những vai trò quan trọng trong tổ chức của CTO là gì?
Đối với những quản lý cấp cao như CTO, hai nhiệm vụ quan trọng nhất đó là nghiên cứu và phát triển, đảm nhận những trọng trách cao trong tổ chức. Họ có đầy đủ tầm nhìn, chiến lược về cách thức phát triển và đổi mới công nghệ.
CTO đối với các vấn đề kỹ thuật
CTO thuộc mảng phụ trách các vấn đề về kỹ thuật sẽ đưa ra những đóng góp của mình vào các chiến lược kỹ thuật. Mảng này đòi hỏi CTO cần có cách nhìn bao quát, lên định hướng kế hoạch chi tiết và hình dung được tổng quan về công nghệ sử dụng kỹ thuật đó sẽ có những tác động như thế nào đến tổ chức.
CTO đối với các vấn đề tiếp thị
Với các vấn đề tiếp thị, CTO sẽ là cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng, họ chịu trách nhiệm liên lạc, đàm phán với khách hàng, nắm bắt và thấu hiểu rõ nhất những nhu cầu của thị trường chung để đưa ra đề xuất các dự án phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất.
CTO đối với các vấn đề về chiến lược
CTO chịu trách nhiệm các vấn đề chiến lược và giám sát hạ tầng công nghệ của doanh nghiệp. Đồng thời họ phải có khả năng phân tích thị trường để xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển và xây dựng mô hình kinh doanh đúng đắn.
CTO đối với các vấn đề về cơ sở hạ tầng
Giám đốc công nghệ phụ trách về cơ sở hạ tầng sẽ quản lý về cơ sở dữ liệu, giám sát và các vấn đề về bảo mật, bảo trì cũng như tham gia quá trình tạo chiến lược kỹ thuật hay quản lý lộ trình công nghệ của công ty.
Có thể tham khảo thêm:
- Data analyst là gì? Bí kíp để trở thành một DA chuyên nghiệp
- Nữ học công nghệ thông tin ra làm gì? Có dễ xin việc không?
CTO có những kỹ năng như thế nào?
Quy mô doanh nghiệp càng lớn thì trách nhiệm đối với công việc càng cao, từ đó đòi hỏi CTO phải có đủ những kỹ năng cần thiết.
Chuyên môn nghiệp vụ cao
Đã là CTO, bạn cần phải có chuyên môn cao nhất trong team để có thể chia sẻ, hỗ trợ cũng như quản lý quy trình hoạt động của nhóm làm việc. Để đạt được vị trí CTO họ phải thực sự nỗ lực trau dồi kiến thức chuyên môn và học hỏi liên tục những kiến thức mới.
Kỹ năng lãnh đạo
CTO là gì? Là người đứng đầu của nhóm hoạt động. CTO cần phải có khả năng lãnh đạo đội nhóm, cần vận dụng những kinh nghiệm và kiến thức đang có để xây dựng và sáng tạo những ý tưởng công nghệ và đem chúng vào thực nghiệm. Để có thể làm được điều này, CTO phải có kỹ năng truyền đạt, trình bày và thuyết phục đám đông về tính khả thi cũng như những lợi ích mà ý tưởng, dự án đem lại, thúc đẩy đội nhóm hướng đến mục tiêu đặt ra.
Kỹ năng giao tiếp đối thoại
Kỹ năng giao tiếp hỗ trợ CTO có thể lãnh đạo đội ngũ, tuyển dụng và khích lệ, động viên tinh thần nhân viên trong cập nhật những công nghệ, kỹ thuật mới.
Bên cạnh đó, Giám đốc công nghệ còn sử dụng kỹ năng giao tiếp của bản thân để kết nối team làm việc với các phòng ban khác, có thể lắng nghe để trao đổi, thương lượng và giải đáp những thắc mắc liên quan đến dự án đang triển khai.
Kỹ năng hoạch định chiến lược
CTO là những người đứng đầu của tổ chức, là những người lên kế hoạch chính, tiếp cận những công nghệ mới nhất để đưa ra những hoạch định về quy trình phát triển sản phẩm. Kỹ năng này bao gồm khả năng nhìn nhận tính khả thi cũng như biết cách cân đối ngân sách để dự án đi đường dài và đem lại hiệu quả thành công nhất định.
Kỹ năng quản lý
Không chỉ riêng CTO mà mọi nhà quản lý luôn phải trau dồi và cải thiện khả năng quản lý nhân sự của đội nhóm. CTO giỏi là người biết linh hoạt trong việc đối thoại với nhân viên của mình, quản lý họ nhằm giúp họ hoạt động với năng suất cao nhất trong suốt quá trình làm việc.
Không chỉ quản lý nhân sự, CTO cần phải biết cách để quản lý cả bản thân để đảm bảo hoàn thành đầy đủ và hiệu quả những trách nhiệm, tác vụ của bản thân, làm gương cho những nhân viên khác trong team làm việc.
Khả năng quyết đoán và tinh thần trách nhiệm
Để có thể vận hành trơn tru bộ máy hoạt động của nhóm, khi có bất kỳ vấn đề nào đó phát sinh, CTO phải thực sự nhạy bén để phân tích và đưa ra quyết định kịp thời và đúng đắn. Điều này nhằm tránh những ảnh hưởng của các phát sinh nội bộ đến mục tiêu chung của hệ thống.
CTO là gì? Là cá nhân có tinh thần trách nhiệm cao nhất của toàn đội, luôn phải là người hoạt động hiệu quả nhất, linh hoạt nhất và hoàn thành công việc hiệu quả nhất, chịu trách nhiệm cho những quyết định có thể là sai lầm và đưa ra các hướng giải quyết phù hợp.
CTO và những cơ hội phát triển
Công nghệ vẫn sẽ không ngừng phát triển, nhu cầu về công nghệ thông tin trong đời sống sẽ không ngừng tăng lên, những doanh nghiệp, tổ chức cần tập trung vào việc áp dụng những quy trình mới để nâng cao hiệu quả hoạt động và vì vậy CTO là vị trí có cơ hội nghề nghiệp không hề kém cạnh những ngành nghề khác.
Ngoài ra, với sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ và các cách thức kinh doanh, CTO cần phải luôn không ngừng học hỏi để nắm bắt những xu hướng mới nhất áp dụng thực tiễn vào hoạt động của tổ chức.
Tại Hoa Kỳ, một CTO có thể nhận lương cơ bản khoảng 160.000 USD/ năm nhưng không phải là con số giới hạn vì nền công nghiệp số đang phát triển cực kỳ mạnh mẽ. Tại Việt Nam, mức lương của Giám đốc công nghệ là khoảng từ 10 đến 20 triệu đồng mỗi tháng (theo dữ liệu của Robert Walters – 2020).
Có thể thấy, đây là một trong những vị trí vừa quan trọng trong tổ chức và vừa có khả năng phát triển cao trong thời gian tới. Hy vọng bài viết này đã giải đáp được thắc mắc của các bạn về CTO là gì hay CTO là viết tắt của từ gì cũng như nắm bắt được vai trò mà CTO đảm nhận trong tổ chức công nghệ!
FPT Aptech trực thuộc Tổ chức Giáo dục FPT có hơn 25 năm kinh nghiệm đào tạo lập trình viên quốc tế tại Việt Nam, và luôn là sự lựa chọn ưu tiên của các sinh viên và nhà tuyển dụng. |