11 Session là gì? Tìm hiểu về session trong lập trình web

Session là một trong những thuật ngữ chuyên dụng sử dụng phổ biến  trong ngành công nghệ thông tin. Khái niệm này được sử dụng nhiều, tuy nhiên không phải phải ai cũng có thể hiểu rõ được thuật ngữ này có ý nghĩa là gì. Nhiều người còn nhầm lẫn ý nghĩa của thuật ngữ này với từ cookie. Để mọi người hiểu rõ hơn bài viết dưới đây của FPT Aptech sẽ giới thiệu session là gì và những thông tin liên quan đến nó.

Giới thiệu session là gì?

Với khái niệm trong ngành công nghệ thông tin, session là gì? Session được biết đến với một cái tên gọi khác là phiên làm việc, sử dụng trong quá trình tạo dựng website và kết nối với database. Thuật ngữ này hiện nay được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực tạo lập website trong công nghệ thông tin mà thôi.

Khi người dùng truy cập vào trang web thực hiện các công việc như đăng nhập, đăng xuất thì cần phải có session để thực hiện. Nó sẽ được sử dụng như một bộ nhớ lưu trữ tất cả các thông tin về hành động mà khách hàng tương tác với trang web. Nhờ những lưu trữ này doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận và tìm hiểu được mong muốn của khách hàng.

 Session là khái niệm được sử dụng phổ biến trong ngành công nghệ thông tin
Session là khái niệm được sử dụng phổ biến trong ngành công nghệ thông tin

Session có thể được lưu trữ ở bất cứ một tập tin nào trong server và không phụ thuộc vào các quyết định của người sử dụng. Theo thông tin từ những lập trình viên, đối với những session thông thường sẽ có bộ nhớ ngắn hạn chỉ trong một khoảng thời gian. 

Cơ chế hoạt động của session là gì?

Sau khi đã tìm hiểu được khái niệm rất nhiều người thắc mắc về cơ chế hoạt động của session là gì? Session chính là toàn bộ dữ liệu xuyên suốt trong quá trình người sử dụng thao tác trên trang web. Nó sẽ thực hiện chức năng lưu trữ thông tin của mỗi khách hàng khi bắt đầu truy cập vào trang web với một mã ID. Mỗi một mã ID được xuất hiện chính là bắt đầu của một session.

Những thông tin trong dữ liệu session mà bạn có thể thu thập được đó là:

  • Thông tin của trang con khác mà người dùng đã truy cập.
  • Thông tin của khách hàng nếu họ có điền những form đăng ký.
  • Thông tin của các sản phẩm mà khách hàng đã xem hoặc thêm vào giỏ hàng ngoài ra còn ghi chú thêm những hành vi của khách hàng thực hiện trên website.

Thời gian của từng session sẽ phụ thuộc vào vào những nhà phát triển quy định và giới hạn về thời gian. Sau khi một session hết hạn, một ID mới sẽ được ra mắt và tiếp tục lưu trữ thông tin tại phiên cập nhật mới.

Thông thường một phiên làm việc sẽ được quy định tối thiểu là 5 phút và tối đa là 24 giờ. Tùy thuộc vào trang web có số lượng người truy cập cao hay không mà thời gian tối thiểu của các session trong trang web sẽ khác nhau.

Cơ chế hoạt động của session là gì đang được nhiều người quan tâm
Cơ chế hoạt động của session là gì đang được nhiều người quan tâmCơ chế hoạt động của session là gì đang được nhiều người quan tâm

Lý do nhiều người dùng session là gì?

Việc lưu trữ thông tin qua các session chính là một trong những điều phổ biến và giúp ích cho doanh nghiệp. Có biết lý do nhiều người dùng session là gì không:

Quá trình làm việc diễn ra tốt hơn việc giao tiếp giữa máy chủ là website server cùng với trình duyệt phải được thực hiện. Việc giao tiếp này phải thông qua hàng loạt các router trên mạng, nhưng lại khó để phân biệt được các trình duyệt khác. Để có thể phân biệt được các trình duyệt khác nhau của trang chủ,  session sẽ đảm nhận những nhiệm vụ sau:

  • Trong quá trình hoạt động, các session lưu lại toàn bộ thông tin, điều này sẽ giúp phân biệt được các trình duyệt khác nhau từ phía người dùng. Việc phân biệt các trình duyệt khác nhau này sẽ giúp cho lượng truy cập được gửi đến hệ thống máy chủ từ các máy tính khác nhau chính xác hơn.
  • Session sẽ giúp cho những sản phẩm được bỏ trong giỏ hàng không bị mất đi khi khách hàng thoát trình duyệt hoặc hết thời gian ID. Đây được coi là một trong những cách lưu trữ và tiếp tục tổng hợp thông tin về hành động của khách hàng. Nhiệm vụ này nhằm giúp cho khách hàng không bị mất đi những sản phẩm yêu thích nhưng chưa đến thời điểm mua. Đây được coi là một trong những yếu tố bố cho khách hàng cảm thấy thoải mái hơn trong quá trình xem và mua hàng.

Khác biệt của Cookie và session là gì?

Cookie và session đều là hai thuật ngữ được sử dụng khá nhiều trong ngành công nghệ thông tin, tuy nhiên vẫn có nhiều người nhầm lẫn hai thuật ngữ này. Đặc điểm chung của hai thuật ngữ này đó chính là nó đều có vai trò lưu trữ thông tin của người dùng khi truy cập vào website. Để đi vào phân tích thì 2 khái niệm này đã có nhiều sự khác biệt. Một vài điểm giúp cho mọi người có thể phân biệt được Cookie  và session là gì?

  • Địa điểm lưu trữ: 1 yếu tố giúp cho bạn có thể phân biệt được Cookie và session đó chính là địa điểm lưu trữ dữ liệu. Dữ liệu ở session sẽ không được lưu trữ trên trình duyệt, tuy nhiên dữ liệu của Cookie sẽ được lưu giữ trên trình duyệt của người dùng.
  • Đối tượng lưu trữ: Điểm khác nhau tiếp theo của Cookie và session là gì? Đối tượng lưu trữ của hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau. Dữ liệu lưu trữ của session là thông tin của khách hàng được lưu trong server, còn của Cookie là dữ liệu được lưu trữ trên trình duyệt của người dùng 
  • Độ bảo mật của dữ liệu: Độ bảo mật về dữ liệu của hai thuật ngữ này cũng sẽ có sự khác biệt. Ở  dữ liệu được lưu trữ ngay tại máy chủ, cho nên việc thay đổi thông tin lưu trữ là khó sửa đổi. Còn ở Cookie, dữ liệu của người dùng có thể bị đánh cắp và sửa đổi, bởi vì nó được lưu trữ ở thiết bị của người dùng chứ không phải ở máy chủ.
  • Thời hạn lưu trữ: Được biết thời hạn lưu trữ của Cookie nằm sẵn trong trình duyệt của người dùng, cho nên nó có thể lưu trữ đến khi nào hết hạn thì thôi. Còn đối với session, dữ liệu sẽ có sẵn khi trình duyệt chạy tuy nhiên khi trình duyệt đóng, những thông tin sẽ mất đi toàn bộ.

Có thể thấy thông qua những điểm khác biệt trên bạn có thể dễ dàng phân biệt sự khác nhau của hai thuật ngữ Cookie và session. Đặc biệt đối với những người làm trong ngành công nghệ thông tin cần phải phân biệt rõ 2 hai khái niệm này. Sự khác nhau của Cookie và session là gì? Hãy nắm chắc vì đây là kiến thức nền 

Session có mối quan hệ như thế nào với Google Analytics

Google Analytics là một trong những dịch vụ vô cùng phổ biến và nổi tiếng do Google cung cấp. Vậy sự tương tác và mối quan hệ của Google Analytics và session là gì?

Vai trò của session đối với Google Analytics

Một trong những thuật ngữ thường xuyên đi cùng cụm từ session đó chính là Google Analytics. Google Analytics thực hiện các công việc như thống kê danh sách những người dùng đã ghé thăm website. Đưa ra các thông tin về thiết bị mà họ sử dụng để truy cập, địa điểm truy cập,… Có thể nói đây là một trong những công cụ được Google sáng tạo ra nhằm hỗ trợ cho việc SEO, Marketing.

Vai trò của session là gì đối với Google Analytics
Vai trò của session là gì đối với Google Analytics

Google Analytics sẽ giúp cho chủ trang web có thể nhận biết được trang web của mình có lượt tương tác như thế nào số lượng là bao nhiêu. Đặc biệt, có đưa ra các thống kê liên quan đến thời gian truy cập tập cao ở khoảng nào, sau đó đưa ra các kế hoạch SEO tốt nhất cho website. 

Để có thể tổng hợp và đưa ra các số liệu phân tích như ở trên, Google Analytics đã phải sử dụng tất cả các dữ liệu của session. Session sẽ  ghi lại các hoạt động và tương tác của người dùng, sự ghi chép này sẽ diễn ra hàng ngày và hàng giờ liên tục với nhau. Điều này giúp tạo ra một lượng dữ liệu khổng lồ liên quan đến hành vi của khách hàng khi truy cập vào trình duyệt.

Nhờ có những dữ liệu mà session lưu lại, Google Analytics sẽ sử dụng những dữ liệu đó để tiến hành phân tích tổng hợp. Có thể nói, session đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp cho Google Analytics có thể đưa ra những thông tin chính xác và đúng đắn.

Có thể bạn quan tâm:

Session được tính toán ra sao trong Google Analytics 

Kết thúc session sau 30 phút không tương tác

Cách mà Google Analytics tính toán session là gì? Trong Google Analytics mỗi session sẽ được bắt đầu tính khi người dùng bắt đầu truy cập vào trang web. Tuy nhiên nếu như trong quá trình truy cập người dùng không thực hiện bất cứ một hành động tương tác nào đối với trang web thì session sẽ tự động kết thúc sau 30 phút. Đây là một trong những quy định mà Google Analytics sử dụng để tính session từ đó loại bỏ các dữ liệu không cần thiết.

Ngoài việc kết thúc session như thế này, còn một khả năng nữa để kết thúc session đó chính là người dùng đóng trình duyệt khi đang sử dụng hoặc chuyển đến trang web với miền khác. Nếu như khi bạn chuyển sang trang web khác nhưng chưa hết 30 phút mà bạn chuyển lại trang web đã dùng trước đó. Ngay lập tức session cũ sẽ tiếp tục duy trì và tiến hành lưu trữ tiếp các thông tin.

Bạn có thể nhận định rằng, Google Analytics  sẽ quy định là sẽ gia hạn thời gian kết thúc của một session là 30 phút tiếp theo. 

Tự động chấm dứt session sau 12 giờ đêm

Ngoài thời gian mà Google Analytics quy định cho session khi không có tương tác là 30 phút, vậy thời gian tối đa của session là gì? Điều này có thể hiểu là khi bạn đang truy cập vào trang web trước 12 giờ nhưng sau khi 12 giờ bạn vẫn đang tiếp tục truy cập và thực hiện các công việc trên đó. Nhưng đến thời gian 12 giờ, session cũ sẽ kết thúc và bắt đầu ngày một session mới. 

Dựa trên quy tắc này bạn có thể hiểu rằng Google Analytics sẽ tự động tắt session ngay khi đi qua ngày mới.

Những trường hợp khác có thể xảy ra 

Một vài trường hợp kết thúc session mà bạn có thể gặp phải như:

  • Các chiến dịch trên Google Analytics kết thúc thì các session theo đó cũng tự động kết thúc.
  • Một từ khóa mà người dùng mở đồng thời 2 trang khác nhau, thì session của 1 trang sẽ tự động tắt để trang kia làm việc.

Với những thông tin ở bài viết này chúng tôi đã trả lời cho bạn câu hỏi session là gì và các thông tin liên quan đến nó. Hi vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp cho bạn có thể nắm được thông tin mới nhé!

FPT Aptech trực thuộc Tổ chức Giáo dục FPT có hơn 25 năm kinh nghiệm đào tạo lập trình viên quốc tế tại Việt Nam, và luôn là sự lựa chọn ưu tiên của các sinh viên và nhà tuyển dụng.
0981578920
icons8-exercise-96