Trong quá trình tìm kiếm giải pháp quản trị doanh nghiệp, chắc hẳn không ít lần bạn nghe đến từ “Agile”. Vậy Agile là gì? Nó đóng vai trò như thế nào trong sự phát triển và quản trị doanh nghiệp? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Tư duy đúng về Agile là gì? Định nghĩa đúng về Agile Scrum

Agile hay khung tư duy Agile là thuật ngữ xuất phát từ ngành công nghệ cách đây ít lâu. Nó được mô tả thông qua 4 giá trị và 12 nguyên lý được gói gọn trong tuyên ngôn Agile đã từng được công bố vào tháng 2/2021 tại Hoa Kỳ. 

Agile là gì
Agile là gì

Agile mang ý nghĩa nhất định trong việc quản trị nhân sự, sự kiện và quản lý thời gian. Nó hỗ trợ con người một phần nào đó nhanh chóng thích ứng với các yếu tố biến đổi không ngừng, tăng hiệu suất và thời gian phản hồi với thay đổi, qua đó, bạn sẽ đạt được thành công ngay trong chính môi trường thay đổi liên tục.

Agile Scrum là quy trình làm việc đơn giản để giải quyết những công việc phức tạp. Đây là một trong những phương pháp của Agile giúp đội nhóm áp dụng những quy trình và kỹ thuật khác nhau tốt hơn.

Lịch sử và nền tảng phát triển của khung tư duy Agile là gì

Để hiểu được Agile là gì, ta cần phải hiểu nguồn gốc xuất xứ của nó. Agile ra đời xuất phát từ bối cảnh đang phát triển các phần mềm trong ngành công nghệ. Trong quá trình phát triển và kiểm chứng đã gây khó khăn không ít cho các nhà phát triển khi họ triển khai bám sát theo mô hình truyền thống lâu đời Waterfall, một số khác thì sử dụng Plan-driven.

Mô hình truyền thống Waterfall
Mô hình truyền thống Waterfall

Đặc điểm của các phương pháp truyền thống là dễ tiếp cận, thực hiện từng bước từng bước “one-by-one”. Tuy nhiên, trong thực tiễn luôn tồn tại những xác suất mà con người hay thậm chí công nghệ AI không thể dự đoán được như thời tiết, ngân sách, phản ứng, con người,… Trong đó, con người hay có thể nói khách hàng là yếu tố thường xuyên thay đổi nhất.

Nguyên do đến từ các yếu tố chủ quan, thông thường là vì khách hàng ngay từ đầu họ vẫn chưa xác định được bản thân muốn gì, mục tiêu kinh doanh như thế nào trong tương lai hoặc ngân sách thay đổi do biến cố xảy ra đột ngột. Kết quả là sản phẩm làm ra không kịp tiến độ, không đạt yêu cầu hoặc quá tải ngân sách.

Đỉnh điểm là vào những năm 90 của thế kỷ 20, các chuyên gia trong ngành đã chứng kiến những thất bại chưa từng có tiền lệ của các dự án phần mềm. Từ 11/2017, các nhà phát minh và chuyên gia đã họp tại Hoa Kỳ để thảo luận về tương lai phát triển ngành công nghệ và phần mềm. Sau đó, một kết luận đã được ban bố và Tuyên ngôn Agile là kết quả của cuộc họp thế kỷ ấy.

Tuyên ngôn Agile, một bước ngoặt lớn và dấu mốc quan trọng trong xu thế phát triển phần mềm.

Mô tả về Agile qua nguyên tắc 4-12 tương ứng

4 giá trị trong tuyên ngôn Agile
4 giá trị trong tuyên ngôn Agile

Tuyên ngôn Agile chính là định nghĩa gói gọn trong 4 giá trị và 12 nguyên lý tương ứng.

4 giá trị đến từ Agile

Tuyên ngôn phát triển linh hoạt phần mềm, gọi tắt là Agile, được lập ra với mục đích phát triển phần mềm tốt hơn, thích hợp hơn và giúp đỡ khách hàng, doanh nghiệp. Nó chứa đựng 4 giá trị sau:

  • Individuals and interactions over processes and tools: Quy trình tương tác và cá thể quan trọng hơn nhiều so với công cụ.
  • Working software over comprehensive documentation: Sự hoạt động của phần mềm tốt hơn là các tài liệu bằng giấy.
  • Customer collaboration over contract negotiation: Cộng sự với khách hàng hơn là chỉ ký kết hợp đồng.
  • Responding to change over following a plan: Phản hồi tích cực với các thay đổi ngoại lai hơn là cứng nhắc đi theo những điều khoản trong kế hoạch ràng buộc.

12 nguyên lý để Agile hoạt động

Để một kế hoạch được quảng bá rộng rãi và ứng dụng tốt, các chuyên gia và nhà phát triển phần mềm đã đưa ra 12 nguyên lý đi kèm. Các nguyên lý bao gồm:

  • Ưu tiên cao nhất là thỏa mãn khách hàng thông qua việc đáp ứng và chuyển giao phần mềm như ý càng sớm càng tốt và phải có giá trị tương xứng.
  • Hoan nghênh sự thay đổi đến từ khách hàng cho dù ở thời điểm nào trong giai đoạn nào của hợp đồng. Các quy trình thay đổi tận dụng nguồn lợi thế cạnh tranh từ khách hàng.
  • Thường xuyên cập nhật và phát triển phần mềm tốt đến tay khách hàng, tốt nhất là trong khoảng thời gian ngắn.
  • Doanh nghiệp và khách hàng phải cùng nhau làm việc trong suốt tiến trình dự án và không bị mất kết nối.
  • Xây dựng dự án ngoại vi với cá nhân có động lực và nguồn lực, cung cấp cho họ mọi tài nguyên cần thiết, đặc biệt là sự tin tưởng để hoàn thành công việc.
  • Phần mềm chạy hiệu quả là thước đo đánh giá sự vận hành và quy trình đã chạy tốt.
  • Phương pháp giao tiếp hiệu quả nhất trong các mối quan hệ đồng nghiệp, nội bộ nhóm là hội thoại trực tiếp.
  • Quy trình cải thiện hiệu suất và phát triển tuần hoàn. Các nhà tài trợ, doanh nghiệp và khách hàng có thể duy trì vòng tuần hoàn không giới hạn.
  • Cần liên tục quan tâm và đốc thúc các kỹ sư để gia tăng hiệu suất.
  • Nghệ thuật để tối đa hóa công việc là đơn giản hóa mọi thứ.
  • Kiến trúc tuyệt đỉnh, yêu cầu đạt chất và thiết kế sáng tạo sẽ làm ra bởi sự tự do của nhóm.
  • Nhóm phát triển sẽ cần phải nghĩ đến hướng đi phát triển sau này, sau đó sẽ cân đối điều chỉnh và phân bổ cho các thành viên cấp dưới.

Ý nghĩa và ứng dụng trong thực tiễn của Agile là gì

Tuyên ngôn Agile ra đời là để phục vụ cho ngành công nghệ phần mềm phát triển và hướng tới cuộc cách mạng ngày nay. Tuy nhiên, nếu lược bỏ đi một số yếu tố chuyên ngành thì 4 giá trị cốt lõi và 12 nguyên lý hoạt động của Agile vẫn sẽ phù hợp với tất cả các ngành khác.

Doanh nghiệp có thể áp dụng các phương pháp Agile và nguyên lý hoạt động trong các ngành luôn có sự biến đổi theo thời gian thực như Marketing, truyền thông và đặc biệt có ý nghĩa trong quản trị nhân sự, quản trị doanh nghiệp.

Đặc điểm, ứng dụng của Agile và Agile Scrum

Quy trình Agile trong thực tiễn
Quy trình Agile trong thực tiễn

Agile Scrum và các phương pháp Agile là xu hướng được áp dụng nhiều nhất hiện nay bởi các doanh nghiệp lớn, nhất là ngành công nghệ. Bằng chứng là các ông lớn sau khi chuyển sang Agile đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật như FPT, Techcom hay VNGs. Một số doanh nghiệp vừa và nhỏ nếu muốn áp dụng phương pháp này cần biết rõ về đặc điểm, công cụ hay phương pháp thuộc Agile.

  • Tính lặp (Iterative): Các phân đoạn trong một dự án sẽ luôn lặp đi lặp lại trong thời gian ngắn, mỗi phân đoạn sẽ có thời lượng tối đa 4 tuần và trong đó, đội nhóm phải hoàn thành đúng deadline như thiết lập kế hoạch, phân tích, thiết kế, triển khai và kiểm thử để có được một phần nhỏ của sản phẩm. Đây cũng là điều bạn cần lưu ý, nguyên tắc là không triển khai các dự án theo kế hoạch dài hạn mà thay vào đó sẽ là short plan cho dự án dài để có thể kiểm soát và phản ứng.
  • Tính tăng trưởng (Incremental): Dựa theo đặc điểm đã nêu ra bên trên, Agile sẽ chia một sản phẩm lớn thành các bộ phận nhỏ và hoàn thiện chúng. Trong quá trình hoàn thiện cho phép sửa đổi và đáp ứng mọi yêu cầu khách hàng, từ đó đưa ra những phần nhỏ hoàn thiện nhất. “Tích tiểu thành đại”, mỗi sản phẩm nhỏ sẽ tạo nên sản phẩm cuối cùng hoàn mỹ và đáp ứng được khách hàng dù là ở thời điểm muộn nhất.

Do đó, khi kết hợp 2 đặc tính này lại, các phân đoạn trong một sản phẩm sẽ chỉ kéo dài trong thời gian ngắn, kế hoạch có thay đổi hay điều chỉnh gì cũng có thể đáp ứng nhanh chóng. Ngoài ra, sẽ phù hợp hơn khi cho khách hàng trở thành “cộng tác viên” thay vì chỉ ký kết hợp đồng. Bạn cũng cần lưu ý áp dụng đầy đủ 12 nguyên lý hoạt động của Agile, trong đó, giao tiếp chính là chìa khóa nắm giữ thành công với doanh nghiệp, đối tác và các thành viên trong đội.

Như vậy, thông qua sự chia sẻ về các giá trị cốt lõi, nguyên lý hoạt động và các đặc điểm tính chất cũng như một số lưu ý khi áp dụng Agile và Agile Scrum, hy vọng rằng bạn đã phần nào hiểu được “Agile là gì” và có cho mình phương án để giải quyết các điểm yếu của doanh nghiệp cũng như phương pháp làm hài lòng mọi vị khách.

FPT Aptech trực thuộc Tổ chức Giáo dục FPT có hơn 25 năm kinh nghiệm đào tạo lập trình viên quốc tế tại Việt Nam, và luôn là sự lựa chọn ưu tiên của các sinh viên và nhà tuyển dụng.
0981578920
icons8-exercise-96