Markdown sử dụng phổ biến trong định dạng văn bản dưới dạng danh sách, tiêu đề, chữ in đậm,… Ngôn ngữ đánh dấu này khá thông dụng và có nhiều hỗ trợ đối với người dùng. Sau đây sẽ là những sơ lược cũng như cú pháp và hiệu quả mà nó mang lại trong quá trình sử dụng!
Nội dung
Khái niệm
Markdown là ngôn ngữ đánh dấu văn bản. Vậy ngôn ngữ đánh dấu văn bản là gì? Hiểu đơn giản đó là cách để khiến cho một vài các đoạn văn bản có ý nghĩa khác so với những phần khác. Markdown được ra đời năm 2004 và phát triển bởi Gruber cùng sự đóng góp không nhỏ của Aaron Swartz.
Markdown sinh ra với mục đích cho phép người dùng dễ dàng hơn trong việc viết định dạng văn bản đơn giản, dễ đọc và có thể tùy chọn chuyển đổi chúng thành mã XHMLT hay HTML hợp lệ. Ngược lại, những văn bản viết bằng mã HTML cũng có thể chuyển đổi được sang mã Markdown.
Những định dạng cơ bản nào khi sử dụng Markdown
Hãy cùng xem qua một vài định dạng phổ biến trong văn bản sử dụng Markdown. Tuy nhiên cần lưu ý những cách thức định dạng này có thể khác và tùy thuộc và phiên bản Markdown mà bạn đang sử dụng.
Văn bản in nghiêng – in đậm
Người dùng có thể in nghiêng một đoạn văn bản bằng cách đặt chúng trong các dấu hoa thị. Sử dụng cặp hoa thị kép hoặc thay thế bằng cặp gạch dưới để in đậm đoạn văn bản đó. Cú pháp cơ bản như sau:
*văn bản cần in nghiêng* | __văn bản cần in đậm__
Sau đó sẽ có hiển thị như sau: văn bản in nghiêng | văn bản in đậm
Tiêu đề Heading
Các heading tiêu đề giống như HTML, từ heading h1 đến h6 có thể được viết bằng cách thêm tương ứng số lượng dấu thăng (#) vào đầu dòng. Tương ứng 1 ký tự # sẽ là h1, 2 dấu # là h2,… Tuy nhiên, để một đoạn mã dễ đọc thì không nên sử dụng quá 3 ký tự dấu thăng này. Cú pháp cơ bản như sau:
## This Is Heading 2
Here’s some text under the H2 heading. Next, we’ll have an H3.
### Here’s Heading 3
More text here!
Sau đó văn bản hiển thị tương ứng như sau:
Chỉ mục danh sách
Để tiến hành định dạng một đoạn văn bản thành danh sách với các gạch đầu dòng trong Markdown, người dùng sử dụng ký tự hoa thị (*) và tương ứng số lượng dấu cách cho các ý sẽ lùi thêm vào 1 cấp. Cú pháp như sau:
*Cấp 1.1
*Cấp 1.2
*Cấp 1.2.1
*Cấp 1.2.2
*Cấp 1.3
*Cấp 1.3.1
*Cấp 1.3.2
*Cấp 1.3.2.1
*Cấp 1.3.2.2
Đoạn danh sách hiển thị sẽ là:
- Cấp 1.1
- Cấp 1.2
- Cấp 1.2.1
- Cấp 1.2.2
- Cấp 1.3
- Cấp 1.3.1
- Cấp 1.3.2
- Cấp 1.3.2.1
- Cấp 1.3.2.2
Nếu muốn đánh chỉ mục số cho danh sách thì bạn sử dụng một số và một dấu chấm như sau:
- Mục 1
- Mục 2
- Mục 3
Sau đó hiển thị sẽ tương ứng như vậy ra bên ngoài màn hình
Siêu liên kết
Thêm siêu liên kết Hyperlink trong Markdown cũng khá đơn giản, đặt alt text trong một cặp ngoặc vuông [] và liên kết đặt trong cặp ngoặc tròn () với cú pháp:
[link facebook](https://facebook.com)
Link hiển thị sẽ là: link facebook
Hình ảnh
Cách thức thêm ảnh trong Markdown cũng gần giống với cú pháp thêm siêu liên kết ở trên: Bắt đầu bằng kí tự dấu chấm than (!), đặt alt text trong cặp [] và đường dẫn hình ảnh trong dấu (), cú pháp như sau:
![WhatsApp to Telegram](https://static0.makeuseofimages.com/wordpress/wp-content/uploads/2021/01/How-to-Move-WhatsApp-Chats-History-to-Telegram.png )
Hình ảnh hiển thị sẽ là :
Khối mã và trích dẫn
Đối với một trích dẫn khối, người dùng có thể mở đầu với ký hiệu như sau:
> “Tôi nghĩ rằng những chiếc máy tính thật tuyệt vời”
Kết quả văn bản sẽ là: “Tôi nghĩ những chiếc máy tính thật tuyệt vời”
Nếu muốn dùng một khối mã được định dạng trước đó, để giữ nguyên văn bản hãy sử dụng đặt khối đó trong cặp dấu huyền (“) như sau:
`Đây không phải định dạnh in đậm **định dạng** trong Markdown`
Văn bản kết quả sẽ là: Đây không phải định dạnh in đậm **định dạng** trong Markdown
- Sniffer là gì? Phần mềm Sniffer được dùng để làm gì?
- CDN là gì? Những điều quan trọng mà bạn phải biết về CDN
Escape character và những thẻ nội tuyến
Đôi lúc, những ký tự định dạng trong Markdown có thể sẽ tác động đến nhứng gì mà người dùng đang định viết. Ví dụ như viết cụm “*việc làm*” mà cần giữ nguyên cặp dấu hoa thị (**), thì bạn cần sử dụng dấu gạch chéo ngược ( escape character) trước một ký tự hoa thị (*) để giữ nguyên định dạng như sau:
- Đây là *việc làm* cần thiết.
- Đây là \*việc làm\* cần thiết.
Kết quả văn bản sẽ là:
- Đây là việc làm cần thiết.
- Đây là *việc làm* cần thiết.
Với những từ cần định dạng riêng nhưng không thể tìm được cú pháp Markdown, bạn cũng có thể sử dụng các thẻ HTML trong văn bản Markdown đó. Ví dụ, trong markdown không có định dạng gạch dưới, bạn có thể cú pháp như sau:
VD: Đây là định dạng <u>gạch dưới</u>.
Kết quả sẽ hiển thị: Đây là định dạng gạch dưới.
Lý do nên sử dụng Markdown
Lý do hàng đầu để nên sử dụng Markdown đó là nó viết dễ và nhanh chóng. Người dùng không cần học HTML, chỉ cần đọc qua các ví dụ của Markdown về những định dạng phổ biến thì có thể sử dụng các định dạng tương tự như trong HTML.
HTML tuy rất thông dụng và được sử dụng trên internet từ website đến email đều sử dụng ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản HTML. Tuy nhiên, nhược điểm của HTML đó là không được thân thiện với người dùng cho lắm nếu không muốn nói là cú pháp khá khó hiểu và rắc rốii với những mới. Số lượng thẻ rất nhiều trong HTML cũng là một thách thức cho những người mới tham gia học.
Chính vì vậy Markdown ra đời để hỗ trợ đơn giản hóa HTML để nó chỉ tập trung nhiều hơn vào writer. Markdown được lựa chọn là ngôn ngữ đánh dấu chính trên nền tảng Github. Gần đây nó đang trở nên phổ biến hơn trong lĩnh vực website, các blogger bởi tính gọn nhẹ, đơn giản và dễ học, dễ hiểu của nó.
Những lợi ích mà việc sử dụng Markdown
Chính sự dễ dàng, khả năng dễ hiểu và cũng như nhiều lợi ích mà Markdown mang lại, nên nó được sử dụng trong nhiều trường hợp như sau:
Nếu cần phải gửi nhiều email trong một ngày, việc định dạng riêng sẽ khá lâu và tốn công, tuy nhiên việc này có thể trở nên đơn giản hơn khi có tích hợp Markdown vào quá trình này.
Bạn có thể sử dụng tiện ích Markdown-here.com được tích hợp trên các trình duyệt Chrome, Safari và Firefox. Để dùng được tiện ích này, bạn cần tải xuống và kích hoạt nó trên trình duyệt, nhấp vào biểu tượng trên thanh công cụ và chọn Markdown Toggle.
Danh sách to do list
Với danh sách các việc cần làm, có rất nhiều ứng dụng dùng Markdown để hỗ trợ người dùng, điển hình là Hashify.me. Ứng dụng này cho phép bạn định dạng những danh sách các việc cần làm trong to do list bằng các cú pháp Markdown. Sự đơn giản về mặt tính năng và khả năng viết nhanh chóng giúp bạn hoàn thành list công việc dễ dàng hơn.
Wiki cá nhân
Trong trường hợp muốn lưu các file cá nhân, mục nhật ký hay ghi chú trên wiki cá nhân của mình, một vài tiện ích sử dụng Markdown mà bạn có thể thử như TiddlyWiki.com và MoinMo.in. Trong đó, TiddlyWiki.com thông dụng và phổ biến hơn. Cả hai đều có tài liệu hướng dẫn cụ thể, các giao diện và những tiện ích bổ sung hữu ích để giúp bạn thêm các chức năng cần cho wiki của mình.
Có thể thấy, Markdown là một ngôn ngữ định dạng văn bản hữu ích và trực quan hơn so với sử dụng HTML. Khả năng định dạng tốt, đơn giản về cú pháp và đặc biệt là dễ hiểu, tiết kiệm thời gian chính là những điểm làm hài lòng không chỉ những lập trình viên mà cho cả những người ngoài ngành trong những công việc cần thiết!
FPT Aptech trực thuộc Tổ chức Giáo dục FPT có hơn 25 năm kinh nghiệm đào tạo lập trình viên quốc tế tại Việt Nam, và luôn là sự lựa chọn ưu tiên của các sinh viên và nhà tuyển dụng. |