CDN là gì và lợi ích của nó là gì? Đây là câu hỏi thắc mắc của nhiều người khi đang tìm hiểu về CDN. Đừng bỏ lỡ bài viết này, bởi sau đây FPT Aptech sẽ cung cấp những thông tin quan trọng liên quan đến CDN nhé!

Khái niệm

CDN là từ viết tắt của cụm từ Content Delivery Network. Nó là một mạng lưới máy chủ lưu giữ những bản sao nội dung trong website. Hệ thống CDN ở khắp toàn cầu và gồm nhiều máy chủ (được gọi là PoP) đồng bộ dữ liệu và liên kết với nhau. Khi người dùng truy cập website thì PoP sẽ xác định vị trí người dùng và truyền tải tới cho họ bản sao nội dung trên máy chủ gần nhất.

Định nghĩa CDN là gì?

Thời gian truy cập của người dùng sẽ càng lâu nếu khoảng cách giữa máy chủ và người dùng càng lớn. Do đó mà CDN sẽ làm giảm khoảng cách này đi và giúp hiệu suất tải trang website được cải thiện, từ đó sẽ phân phối nội dung tới người dùng nhanh hơn. 

Các hình thức trong CDN

Các hình thức phổ biến của CDN cụ thể bao gồm:

Pull HTTP/Static

Khi bạn khai báo tên miền cả trang website thì cần sử dụng IP hoặc CDN của máy chủ. Ngay sau đó thì các PoP CDN sẽ tự động truy cập trang website theo tên miền khai báo đó và lưu lại bản sao nội dung của website. Các nội dung có thể là video, hình ảnh, tập tin CSS,… Tiếp theo, bạn có thể truy cập tập tin trên website với đường dẫn CDN cung cấp hoặc sử dụng tên miền riêng cho CDN.

POST/PUSH/PUT/Storage CDN…

Bạn sẽ tải trực tiếp các nội dung cần phân phối qua CDN lên máy chủ qua các giao thức phổ biến như HTTP hoặc FTP, thay vì cho PoP CDN phải thu thập nội dung ở website. Hiện nay FPT là giao thức được hỗ trợ nhiều nhất và giúp bạn tiết kiệm không gian lưu trữ trên máy chủ rất nhiều.

Các hình thức phổ biến trong CDN

Streaming CDN

Với hình thức streaming CDN này sẽ giúp CDN phân phối nội dung phát streaming trực tiếp từ máy chủ. Sau đó, máy chủ sẽ cho người dùng xem để tiết kiệm băng thông từ máy chủ streaming gốc. Hay bạn cũng có thể tải trực tiếp nội dung streaming lên máy chủ giống như Push CDN.

Các đối tượng cần sử dụng CDN

Nếu doanh nghiệp của bạn chỉ dùng website phục vụ cho các user địa phương và vị trí địa lý gần thì chưa cần thiết dùng CDN. Còn nếu doanh nghiệp của bạn đang vận hành website với mức độ và mạng lưới truy cập rộng lớn thì chắc chắn sẽ cần dùng và hiểu rõ CDN là gì. Các lĩnh vực sử dụng như:

Thương mại điện tử

Thương mại điện tử đang là lĩnh vực xu hướng với số lượng người dùng truy cập ở mọi nơi trên khắp thế giới. Sàn thương mại điện tử có rất nhiều loại sản phẩm khác nhau mà người dùng lại không có thời gian tìm kiếm hết. Do đó, CDN sẽ giúp thương mại điện tử xử lý lượng lớn request mỗi ngày từ nhiều vị trí khác nhau. CDN có thể chống lại việc tăng lượng truy cập đột biến bằng cách lưu nội dung ở một nơi gần nhất.

Quảng cáo

Quảng cáo là phương tiện truyền thông hiệu quả bởi nó chứa thông tin hấp dẫn và thu hút người dùng. Tuy nhiên khi trang website quảng cáo mà tốc độ tải quá chậm thì người dùng sẽ rời đi. Để giải quyết vấn đề này, dùng CDN sẽ giúp lưu nội dung từ server gần nhất, từ đó giảm độ trễ tải trang và tốc độ truyền tải nội dung tới người dùng nhanh hơn.

Các lĩnh vực cần sử dụng CDN

Game online

Khi chơi game thì người dùng thường gặp vấn đề là truyền tải nội dung, hình ảnh bị lag nên để tránh việc này thì game online cần dùng CDN. Hiểu CDN là gì sẽ giúp game online có vùng chứa toàn bộ game được các lập trình viên tải lên server CDN.

Giải trí

Trong lĩnh vực giải trí thì việc tải nội dung hay streaming giải trí thu hút hàng chục triệu người dùng trên thế giới. Khi dùng CDN, nó sẽ lưu bản sao nội dung, đẩy nhanh tốc độ xử lý, từ đó giúp nội dung truyền tải tới người dùng không bị gián đoạn.

Lợi ích khi dùng CDN

Những lợi ích phải kể đến khi sử dụng CDN như sau:

Giảm băng thông cho máy chủ 

Có mạng lưới càng rộng lớn thì khả năng xử lý lượng truy cập nhiều không kém. Băng thông từ mạng máy chủ gốc chỉ cần chấp nhận request từ các PoP CDN. CDN sẽ xử lý lượng băng thông bằng cách chia nhỏ các điểm truy cập. Các lượt truy cập của người dùng chỉ vào nội dung trên CDN nên mức tiêu thụ băng thông của máy chủ gốc sẽ giảm tối đa. Các PoP CDN sẽ lấy nội dung và tốn băng thông trong trường hợp bạn xóa các bản sao nội dung trên CDN. Thêm vào đó, còn làm tăng khả năng đáp ứng lượng truy cập lớn đến website.

Tăng tốc lượt truy cập và cải thiện hiệu suất

Phân phối đến các PoP nên nó sẽ giúp đảm bảo cho tốc độ truy cập trang website nhanh hơn và các giao dịch trực tuyến cũng diễn ra ổn định hơn. CDN của bạn càng có nhiều PoP ở nhiều nước trên thế giới sẽ càng làm tăng tốc trang web và thời gian phản hồi nhanh. Việc này sẽ làm người dùng ưu tiên sử dụng, kéo theo lượng truy cập và doanh thu của website cũng tăng lên hiệu quả. 

Tiết kiệm dung lượng

Giúp tiết kiệm băng thông cũng như dung lượng lưu trữ cho máy chủ gốc nhờ việc tải thẳng lên máy chủ CDN khi sử dụng push CDN. Bên cạnh đó, CDN còn giúp mở rộng phạm vi tiếp cận toàn cầu và tăng độ tin cậy của trang website nhờ mạng lưới máy chủ phân tán. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu nội dung thêm ở một nơi khác để tránh trường hợp CDN gặp sự cố và đảm bảo an toàn. 

Tiết kiệm chi phí

Việc sử dụng CDN sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều chi phí băng thông thay vì phải tốn kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng để thiết lập server. CDN sẽ cung cấp nền tảng duy nhất để bạn có thể xử lý mọi hoạt động riêng biệt tại nhiều khu vực khác nhau.

Những lợi ích đặc biệt khi sử dụng CDN

Nâng cao trải nghiệm cho người dùng

CDN với mạng lưới PoP ở nhiều nơi khác nhau và giao dịch dữ liệu qua máy chủ sẽ giúp tăng tốc tải và truy cập trang web từ đó truyền tải nội dung với chất lượng cao tới người dùng. Các máy chủ biên được rút ngắn khoảng cách hơn nên làm giảm thời gian tải trang, giúp hiệu suất của website tốt hơn cũng như giảm tỷ lệ thoát trang và mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.

Cải thiện bảo mật

Cơ sở hạ tầng của CDN được bảo vệ bởi firewall nên nó có khả năng ngăn chặn website khỏi những tấn công mạng. Hơn nữa, nó còn có khả năng giảm thiểu các cuộc tấn công DDoS (từ chối dịch vụ) và ngăn chặn sự tăng traffic đột biến nhờ kiến trúc phân tán của CDN. CDN còn hoạt động như proxy ngược và tính năng tự động ẩn địa chỉ IP của máy chủ, giúp bảo vệ máy chủ gốc và chống lại những hacker không thể tìm được địa chỉ IP của máy chủ.

Nhờ những lợi ích nổi bật này mà CDN đang trở thành công nghệ được lựa chọn sử dụng nhiều nhất hiện nay. 

Hy vọng bài viết chia sẻ trên giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm CDN là gì, các hình thức và lợi ích của nó. Nếu bạn có cần tư vấn thêm về đào tạo lập trình viên hay có các câu hỏi thắc mắc thì hãy liên hệ với FPT Aptech để được hỗ trợ tận tình nhất nhé. 

FPT Aptech trực thuộc Tổ chức Giáo dục FPT có hơn 25 năm kinh nghiệm đào tạo lập trình viên quốc tế tại Việt Nam, và luôn là sự lựa chọn ưu tiên của các sinh viên và nhà tuyển dụng.
0981578920
icons8-exercise-96