Với bất kể một trang web thương mại điện tử nào thì việc xử lý giao diện và lượt truy cập hệ thống đông đảo cũng đều cần phải được kiểm soát. Jmeter chính là công cụ tốt nhất giúp cho những trang web giải quyết được những vấn đề này. Và thậm chí nó còn làm được nhiều điều hơn thế, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về Jmeter là gì và Jmeter có những ưu nhược điểm gì qua bài viết dưới đây nhé !

Jmeter là gì?

Stefano Mazzocchi là người đầu tiên tạo ra Jmeter nhưng về sau thì Apache đã cải tiến thiết kế lại Jmeter để nó hoàn thiện như hiện tại.

Jmeter là một công cụ được dùng để đo độ tải và performance của đối tượng, nó được coi là một ứng dụng với những mã nguồn mở được viết bằng ngôn ngữ lập trình Java, có thể dùng để test performance trên cả nguồn tĩnh và nguồn động.

Thế nào là Jmeter
Thế nào là Jmeter

Jmeter có thể mô phỏng được tải nặng trên máy chủ bằng cách tạo ra hàng loạt những người dùng ảo cùng lúc trên máy chủ.

Jmeter sẽ thực hiện việc kiểm tra về độ tải và hiệu năng của các web trên những loại server khác nhau như: Web – HTTP, HTTPS, Database via JDBC,Mail – SMTP(S), SOAP, POP3(S) và IMAP(S)… 

Ưu nhược điểm của Jmeter

Ưu nhược điểm của Jmeter là gì?
Ưu nhược điểm của Jmeter là gì?

Ưu điểm của Jmeter

  • Là công cụ mã nguồn mở nên, sử dụng Jmeter hoàn toàn miễn phí, nó cho phép các developer có thể dùng mã nguồn
  • Vì nó có 1 giao diện thân thiện nên rất dễ sử dụng và không mất quá nhiều thời gian nghiên cứu và tìm hiểu.
  • Jmeter là ứng dụng của Desktop Java thuần túy, có nền tảng độc lập nên Jmeter và có thể được thực hiện chạy trên nhiều nền tảng khác nhau
  • Jmeter cho mô phỏng cùng thời điểm với nhiều sample cùng các chức năng khác nhau dựa trên nhiều nhóm hoạt động khác nhau
  • Cho phép hiển thị kết quả kiểm thử ở nhiều định dạng khác nhau như: biểu đồ, tree, bảng avf file log
  • Jmeter rất dễ cài đặt, bạn chỉ cần copy, cho chạy tập tin đúng định dạng và khởi động Jmeter là được nên không cần đến cài đặt.
  • Có thể mở rộng cao: Các tester có thể thực hiện viết kịch bản kiểm thử sau đó các công cụ jmeter sẽ hỗ trợ các plugin trực quan
  • Jmeter có thể dùng để hỗ trợ cho nhiều chiến lược thực hiện kiểm thử như: Distributed Testing, Load Testing và Functional Testing.
  • Jmeter giúp mô phỏng được số lượng người dùng với những chủ đề cùng lúc và hoạt động tải nặng trên các ứng dụng web đang được kiểm thử.
  • Hỗ trợ nhiều giao thức như JDBC, LDAP,  HTTP, SOAP, JMS và FTP đồng thời cũng đánh giá được hiệu năng của máy chủ
  •   Record & Playback: là tính năng giúp ghi lại các hoạt động của người dùng trên trình duyệt đồng thời đưa ra mô phỏng trong một ứng dụng web sử dụng Jmeter
  • Jmeter có thể tích hợp được với Bean Shell và Selenium nhằm thực hiện công việc kiểm thử tự động.

Nhược điểm của Jmeter

Jmeter có thể mô phỏng tải nặng và trực quan báo cáo thử nghiệm nên tiêu tốn khá rất nhiều bộ nhớ, có thể dẫn ra khỏi bộ nhớ dưới việc tải nặng.

Mặc dù Jmeter là công cụ dùng để thực nghiệm trên các ứng dụng web nhưng nó lại không phù hợp với những thử nghiệm trên ứng dụng của máy tính để bàn

Thiếu sự hỗ trợ cho ngôn ngữ lập trình JavaScript: Vì bản chất của Jmeter không phải là trình duyệt, vì thế mà nó không thể chạy cho JavaScript của ứng dụng web. Và nó cũng hạn chế việc hỗ trợ xử lý JavaScript hoặc Ajax làm ảnh hưởng đến độ chính xác của mô phỏng.

Jmeter có cách thức hoạt động như thế nào?

Jmeter có cách thức hoạt động như thế nào?
Jmeter có cách thức hoạt động như thế nào?

Jmeter sẽ được thực hiện những giả  lập của nhóm người dùng khi gửi những yêu cầu tới cùng một máy chủ đồng thời nhận và xử lý những phản hồi được gửi tới máy chủ. Jmeter mang đến những kết quả báo cáo hiệu suất dưới hình thức biểu đồ trực quan nên rất dễ hiểu.

Mô hình hóa dự kiến của nó sẽ được sử dụng bởi số lượng những người dùng truy cập.

Các web server đều có thể được tải xuống một dung lượng lớn. Trong khi tải trọng của nó vượt quá giới hạn thì web server sẽ thực hiện phản hồi chậm và tạo ra lỗi. Mục đích là để tìm ra các độ tải lớn mà các web server có thể thực hiện xử lý.

Bài viết trên đây là những lý giải chi tiết về câu hỏi Jmeter là gì? và Jmeter có những ưu nhược điểm gì. Nếu bạn là một người đam mê khám phá thì những điều mới mẻ xung quanh lĩnh vực công nghệ, có dự định việc làm trong tương lai thì có thể tham khảo thêm những khóa học của chúng tôi. Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn cần giải đáp bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bài hát. Chúc các bạn thành công.

FPT Aptech trực thuộc Tổ chức Giáo dục FPT có hơn 25 năm kinh nghiệm đào tạo lập trình viên quốc tế tại Việt Nam, và luôn là sự lựa chọn ưu tiên của các sinh viên và nhà tuyển dụng.
0981578920
icons8-exercise-96