Bạn đã bao giờ tự hỏi làm sao các ông lớn mạng xã hội có thể “thâu tóm” người dùng và xuất hiện trước mặt họ mọi lúc, mọi nơi? Làm cách nào họ có thể kết nối sự trải nghiệm của người dùng trên rất nhiều nền tảng khác nhau mà không bị tách biệt rườm rà, đồng thời tạo nên một “xã hội online” thật sự, và nó có liên quan gì đến React Native không? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Hiểu về thuật ngữ React Native là gì?

Hiểu React Native là gì không khó khi đây là cụm từ khá quen thuộc đối với những ai sử dụng mạng xã hội đến từ khắp các nơi trên thế giới. Tuy nhiên, React Native thực chất không chỉ là một cụm từ với nghĩa đen là tương tác mà nó còn là cả một công cụ, một giải pháp để phát triển các ứng dụng hàng triệu người truy cập mỗi giây như ngày nay.

React Native là gì?
React Native là gì?

Nguồn gốc xuất xứ của tương tác tự nhiên React Native

React Native là một framework do Facebook phát hành vào thời điểm năm 2015 và tiếp tục phát triển đến tận bây giờ. Công cụ này ban đầu chỉ được Facebook xây dựng, tuy nhiên, tính đến hiện tại thì nó còn là sự sự đóng góp của các “ông lớn Social Network”như: Call Stack, Expo, Infinite, Red, Microsoft và Software Manager.

Ứng dụng của React Native

React Native mang lại rất nhiều lợi ích cho dân lập trình cũng như các công ty công nghệ khi biết toàn bộ công năng của nó. Tuy nhiên, cái gì cũng có hai mặt, React Native có những ưu nhược điểm cần khắc phục liên tục để đạt được kết quả như ý.

Ứng dụng của React Native là gì trong lập trình
Ứng dụng của React Native là gì trong lập trình

Ứng dụng thực tế của React Native

– Tính năng cơ bản nhất chính là sử dụng React Native để tạo ra một Native App, nói cơ bản dễ hiểu là App có thể kết nối với các nền tảng khác một cách tự nhiên.

React Native có thể tạo ra 100% Native UI để mang đến cho người dùng sự trải nghiệm mượt mà nhất có thể trên Multiple Platform.

– Nhờ việc tạo ra 100% Native UI, nó có thể xóa bỏ và thu hẹp khoảng cách giữa ứng dụng đa nền tảng, kết nối người dùng gần nhau hơn chỉ qua một tài khoản hay 1 truy cập, thay thế cho ứng dụng một nền tảng Hybrid App truyền thống.

– Nhờ render UI “mượt mà” mà phần chỉnh sửa cũng nhanh chóng và hiệu quả hơn, tiết kiệm thời gian cho Developer trong việc hiệu chỉnh lâu dài, dễ dàng nhìn ra vấn đề một cách trực quan.

– Đây là đáp án cho bài toán đau đầu cần phải lựa chọn ngôn ngữ nào khi thiết kế ứng dụng. Đối với React Native, chỉ cần dùng ngôn ngữ cơ bản nhất là JavaScript cùng các thuật toán và quá trình cài đặt đơn giản, bạn đã có thể tạo ra ứng dụng Native.

Những ý tưởng ứng dụng React Native
Những ý tưởng ứng dụng React Native

Ưu điểm và nhược điểm của tương tác tự nhiên React Native

Như đã nói, đây là công cụ có thể giúp nhà phát triển tạo ứng dụng hoạt động đa nền tảng, nó có những ưu điểm mà dân đam mê lập trình ứng dụng không thể bỏ qua:

– Tiết kiệm thời gian, tăng năng suất khi cần phát triển một ứng dụng đáp ứng nhanh và ổn định.

– Vì lợi ích hoạt động đa nền tảng hỗ trợ tăng mạnh mẽ doanh thu nên song song đó nó cũng tồn tại một cộng đồng mạnh mẽ.

– Một lợi ích mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng thích chính là số tiền bỏ ra tỷ lệ nghịch với doanh thu nó mang lại theo hướng tích cực.

React Native được phát triển bởi ông lớn Facebook, nay đã chuyển đổi thành Meta, được mệnh danh là ứng dụng mạng xã hội lớn nhất hành tinh nên lượt chuyển đổi cực kỳ cao, kèm theo đó là mức độ uy tín tuyệt đối.

– Đa nền tảng là cốt lõi của sự phát triển React Native, do đó, công năng của nó cho phép xây dựng hệ điều hành với số lượng native code cực ít, lập trình viên dễ dàng thao tác.

– Tăng hiệu suất và cải thiện trải nghiệm người dùng đạt mức tiêu chuẩn.

Sau khi hiểu được React Native là gì, nó cho thấy một bước ngoặt làm thay đổi cả một nền công nghệ ứng dụng, trở thành mối quan tâm của rất nhiều lập trình viên theo trường phái lập trình ứng dụng và phát triển app. Tuy vậy, sau bao nhiêu nghiên cứu và áp dụng thực tế, một số nhược điểm của React Native đã được chỉ ra:

– Dù là ít nhất, nhưng một ứng dụng không thể thiếu code, do đó, React Native vẫn còn một chút xu hướng truyền thống là cần Native Code.

– Đa nền tảng điểm yếu nhất chính là hiệu năng, khi phải hoạt động nhiều như vậy thì hiệu năng so ra vẫn thua so với app chỉ “run” trên 1 nền tảng.

– Thật không thỏa đáng khi việc có thể lập trình dễ dàng trên JavaScript lại vừa là điểm mạnh, vừa là điểm yếu. Nhưng vì quá dễ để lập trình nên các lớp bảo mật nguyên thủy không cao.

– Khả năng quản lý bộ nhớ kém, bạn có thể ví nó như một bộ não đa nhiệm thường sẽ gặp vấn đề về xử lý lâu dài.

– Hoạt động đa Platform là thế mạnh nhưng nó chưa thực sự hoạt động tốt trên một vài module.

Có thể bạn quan tâm:

Thị trường và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ React Native

Ở thời đại 4.0 như hiện nay, công nghệ thông tin đang chiếm lĩnh trên mọi mặt trận, từ đời sống thường ngày cho đến sự hiện diện của người dùng và các hoạt động của họ trên mạng xã hội. Từ thời điểm smartphone ra đời, cuộc cách mạng công nghệ đã làm cho các công ty, các nhà phát triển phải liên tục cho ra mắt các ứng dụng không bị lỗi thời và đáp ứng được nhiều yêu cầu.

Bởi vì số lượng smartphone gần như là phủ kín toàn cầu nên thời gian con người sống và tương tác trên mạng xã hội chiếm 80%. Do đó, nhu cầu công việc cũng như các hoạt động kinh doanh liên quan đến điện thoại thông minh hay ứng dụng cũng ngày càng cao. Nó đòi hỏi một sự cải tiến vượt bậc và nhanh chóng ở mỗi ứng dụng, từ đó tạo ra thách lớn dành cho dân lập trình.

Một số brand uy tín có mạng xã hội lớn nhất nhì thế giới với app được xây dựng bằng React Native như Facebook, Skype, QQ, hay Meitu.

Chi tiết về React Native hoạt động ra sao
Chi tiết về React Native hoạt động ra sao

Lưu ý dành cho người dùng khi sử dụng các ứng dụng dựa trên React Native

Như đã nói từ trước, điểm yếu bất lợi cho người sử dụng các ứng dụng này là vấn đề bảo mật thông tin, một điểm nóng mà đến giờ vẫn chưa giải quyết được trong xã hội ngày nay.

Theo đó, khi bạn sử dụng Facebook hay QQ, ứng dụng sẽ yêu cầu truy xuất thông tin của bạn từ giấy tờ nhân thân, vị trí hay danh bạ. Bởi vì mọi thông tin cá nhân của bạn đều được tải lên đám mây, do đó, khi có bất kỳ sự cố nào tấn công vào máy chủ như rò rỉ thông tin, tin tặc thì thông tin người dùng sẽ bị đem rao bán.

Vì vậy, gợi ý cho bạn một số lưu ý khi sử dụng những ứng dụng đa nền tảng:

– Không cung cấp thông tin cá nhân liên quan đến tài chính, nhân thân nếu không thực sự cần thiết trên các nền tảng.

– Không click hay theo dõi những đường liên kết lạ không được gửi từ chính admin của ứng dụng.

– Sử dụng ứng dụng một cách thông minh và hạn chế cấp quyền cho bên thứ 3 như các ứng dụng trò chơi, các ứng dụng cho vay,…

Ngoài ra, các ứng dụng hoạt động đa nền tảng đều có chính sách quyền riêng tư và chính sách hoạt động cộng đồng riêng lẻ, nếu bạn muốn thật thoải mái và không lo lắng trên chính sân chơi mình lựa chọn, hãy tìm hiểu kỹ càng về luật trước nhé.

Trên đây là một số vấn đề liên quan đến công cụ tạo ra ứng dụng mà chúng ta sử dụng 80% thời gian mỗi ngày như Facebook hay Instagram. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ hiểu được React Native là gì, cách hoạt động như thế nào và nhanh chóng gia nhập cuộc đua lập trình ứng dụng đa nền tảng trước khi nó “out meta” nhé.

FPT Aptech trực thuộc Tổ chức Giáo dục FPT có hơn 25 năm kinh nghiệm đào tạo lập trình viên quốc tế tại Việt Nam, và luôn là sự lựa chọn ưu tiên của các sinh viên và nhà tuyển dụng.
0981578920
icons8-exercise-96