(Post 11/12/2008) Đó là Giang Thiên Phú, học viên lớp C0705K, Trung tâm đào tạo Lập trình viên Quốc tế Aprotrain-Aptech Hà Nội. Được xét chọn từ hàng trăm tấm gương tiêu biểu về học tập, rèn luyện, nghiên cứu khoa học, công tác Đoàn, Hội và phong trào sinh viên trên cả nước, với những thành tích đáng nể về nghiên cứu và sáng chế khoa học, Phú đã vinh dự được chọn là 1 trong 80 gương sinh viên tiêu biểu xuất sắc trong 5 năm (2003 – 2008) lên nhận danh hiệu “ Sinh viên Việt Nam học tập và làm theo lời Bác” trong đêm trao giải tối ngày 30/11/2008.

Đối với đại gia đình Aprotrain-Aptech, cái tên Giang Thiên Phú khá quen thuộc không chỉ bởi Phú là “chuyên gia” giành các giải thưởng uy tín của về sáng tạo khoa học kỹ thuật của Việt Nam và thế giới như giải thưởng VIFOTEC, giải thưởng Sáng tạo trẻ, giải thưởng “Mãi mãi tuổi 20”, giải thưởng Sáng tạo Thanh Thiếu niên thế giới của tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO)… mà còn là một thành viên với những dự án công nghệ táo bạo.

Sáng tạo và cái “duyên” cùng Aptech

Hàng loạt các phát minh và sáng chế kỹ thuật đạt được các giải thưởng trong nước như máy vệ sinh trại gà, robot xây thành Cổ Loa, xuồng máy, máy bay điều khiển từ xa… đã đưa Phú tới tới diễn đàn Thanh niên Sáng tạo trẻ thế giới diễn ra tại Ấn Độ năm 2006. Trong chuyến đi này, Phú đã có cơ hội tìm hiểu trực tiếp về lĩnh vực CNTT của Ấn Độ, quốc gia đã có những bước phát triển thần kỳ trong lĩnh vực CNTT trong những năm gần đây. Tại đây, Phú đã biết tới Aptech với chương trình đào tạo CNTT chuyên nghiệp và toàn diện.

Trở về Việt Nam, Phú đã lựa chọn một hướng đi mới cho mình: theo học tại Aprotrain-Aptech, một trong số hơn 3.000 trung tâm Aptech toàn cầu, để bắt đầu sự nghiệp trong lĩnh vực CNTT. “Khi Phú quyết theo học tại Aprotrain-Aptech, gia đình không đồng tình vì chúng tôi chưa biết nhiều thông tin về Aptech và muốn cháu thi và theo học một trường Đại học ở Việt Nam”, cô Nguyễn Thị Vĩnh, mẹ của Giang Thiên Phú chia sẻ, “Nhưng sau năm học đầu tiên tại Aptech và cho đến giờ, kết quả học tập và nghị lực của Phú đã thuyết phục được gia đình, tôi hoàn toàn tin tưởng vào quyết định của con”.

Và những điểm đổi thay khiến gia đình hoàn toàn bị thuyết phục lại nằm ở những điều tưởng như rất giản dị “Thay đổi nhiều nhất ở Phú là cách học. Trước khi vào Aptech, Phú đã là một học sinh rất ham thích nghiên cứu và có tư duy tự học. Khi vào học tại đây, khả năng tự học, tự nghiên cứu của Phú nhanh chóng phát huy”, mẹ Phú tiếp tục cho biết, “Điểm thứ hai là ngày càng đam mê máy tính hơn (cười)”. Thành tích của Phú tại các cuộc thi và kết quả học tập tại Aptech là niềm tự hào lớn của gia đình, và nhờ nó, nhiều người thân quen, hàng xóm đã thay đổi cái nhìn phiến diện về chuyện bằng cấp trước kia “nhiều người đến hỏi tôi về Aptech và dự định cho con cái họ theo học”, mẹ em tâm sự.

“Nếu không thất bại thì sao thành công được”

Vẫn bình lặng sau khi nhận giải thưởng, Aptechite này tiếp tục nung nấu cho dự án sắp tới, dự án mà bạn có thế ứng dụng những kiến thức lập trình đang học tại Aprotrain-Aptech. “Tới đây, em và nhóm bạn học cùng lớp ở Aprotrain-Aptech đang thực hiện một dự án về website cho điện thoại di động”, Phú trao đổi về dự án hiện tại. Để thuyết phục các bạn cùng thành lập nhóm và làm dự án mới, Phú đã truyền “lửa”, sự tự tin dám nghĩ dám làm cho cả nhóm “Em đã trao đổi với các bạn, hiện tại mình đang đi học, có thời gian, có khả năng áp dụng công nghệ thì tại sao lại không thử sức. Nếu thành công thì sẽ có một dự án của riêng mình và có thể phát triển thành một doanh nghiệp của riêng mình. Còn nếu thất bại, thì không thất bại sao thành công được”.

Được biết, trước dự án này, Phú đã xây dựng một diễn đàn dành cho các bạn trẻ yêu thích sáng tạo của Việt Nam. Tuy nhiên, do không tập hợp đủ nhân lực và cũng không có tài chính để đầu tư, website không tiếp tục phát triển được “Nếu nhận xét về dự án này thì em nghĩ nó đã thất bại. Nhưng không vì thế mà em không tiếp tục với các dự án mới. Vì nhờ nó, em có nhiều kinh nghiệm trong việc tự phát triển một trang web, hình dung được ngoài công nghệ, để có một website thành công thì cần phải có khả năng quản lý, tài chính…Nhóm em đang xây dựng tài liệu để xin tài trợ cho dự án”.

Kinh nghiệm và những điều học hỏi được từ các dự án cuối kỳ tại Aprotrain-Aptech giúp ích Phú rất nhiều “Làm project cuối học kỳ giúp em có tư duy hệ thống, khả năng phân chia nhân lực, khả năng teamwork giữa các thành viên trong nhóm và cách sắp xếp thời gian làm việc hợp lý, hiệu quả”. Với sự quyết tâm và đồng lòng, nhóm bạn trẻ đang bắt tay vào công việc, phòng máy thực hành tại Aprotrain-Aptech trở thành “xưởng làm việc” tạm thời cho các lập trình viên trẻ trao đổi, ráp nối công việc.

Chúc Giang Thiên Phú và nhóm của bạn, một ngày không xa, sẽ trình làng thành công sản phẩm mới đóng mác “Made by Aptechite”, khẳng định bản lĩnh và khả năng của giới trẻ trong lĩnh vực CNTT.

PV
(theo Aprotrain-Aptech)

FPT Aptech – Hệ Thống Đào Tạo Lập Trình Viên Quốc Tế

FPT Aptech trực thuộc Tổ chức Giáo dục FPT có hơn 25 năm kinh nghiệm đào tạo lập trình viên quốc tế tại Việt Nam, và luôn là sự lựa chọn ưu tiên của các sinh viên và nhà tuyển dụng.
0981578920
icons8-exercise-96