(Post 24/08/2007) Hiện nay, hễ nói đến dịch vụ tìm kiếm (search engine) là người ta nghĩ đến Google. Không những là là “bá chủ” trong lĩnh vực tìm kiếm online (trên mạng Internet), Google còn đưa sức mạnh tìm kiếm vào môi trường offline – Google Desktop.
Ví dụ công ty của bạn có một File Server để lưu dữ liệu tập trung phục vụ cho khoảng 20-30 nhân viên. Qua một thời gian hoạt động, số lượng file/folder trên server ngày càng nhiều (khoảng 2 triệu file .doc và .xls) làm cho việc tìm kiếm file lưu trên server tốn rất nhiều thời gian mặc dù được trang bị phần cứng khá mạnh. Trong tình huống này, Google Desktop có thể phát huy sức mạnh. Bài viết này sẽ giới thiệu cách cấu hình Google Desktop Search (GDS) để sử dụng cho môi trường mạng nội bộ (LAN).
Công cụ đầu tiên bạn cần tất nhiên phải là Google Desktop Search, kế tiếp quan trọng hơn là công cụ để “hô biến” GDS thành GLS (Google LAN Search), đó là DNKA.
Tính năng của DNKA
DNKA hoạt động như một Web Server (search engine), có các tính năng sau:
- Tìm kiếm file, email, … trên một máy ở xa.
- Cấp quyền truy cập cho user thông qua IP hoặc Computer Name (mặc định DNKA chỉ cho phép truy cập từ máy cục bộ).
- Cho phép thay đổi Port của GDS Web server
- Chia sẻ file, thư mục.
- Ghi nhật ký truy cập.
- Cấu hình và quản trị thông qua web.
- Bảo vệ ngăn thay đổi cấu hình bằng password
- Tích hợp với GDS, hoạt động đồng thời với GDS
Cấu hình GDS
Mặc định GDS sẽ tạo chỉ mục tất tần tật mọi thứ như email, lịch, sổ tay, tập tin Word, Excel, PowerPoint, media, PDF, Text… và ngay cả nội dung file nén ZIP có trong ổ cứng của bạn. Việc này nghe có vẻ hay nhưng thực sự có rất nhiều thứ trên máy của bạn không cần phải lập chỉ mục. Hơn nữa nếu hoạt động trên môi trường LAN, các máy khác có thể truy cập được các file nhạy cảm của Windows thông qua GDS (vì nó lập chỉ mục không chừa một file nào cả). Do đó bạn phải cấu hình lại GDS để nó sẽ lập chỉ mục trên thư mục hoặc/và ổ đĩa bạn chỉ định mà thôi.
Ở đây chúng ta sẽ cấu hình để GDS không tìm trên các ổ đĩa cục bộ mà chỉ tìm trên các thư mục chia sẻ trên mạng LAN. Vào mục Desktop References, tìm mục Don’t Search These Items, chọn Add file or folder to exclude, bạn chọn những ổ đĩa mà bạn muốn GDS chừa ra. Sau đó đến mục Search These Locations, ở đây liệt kê nhưng nơi mà GDS sẽ lập chỉ mục, trước hết bạn cần chia sẻ những thư mục chứa dữ liệu trên server, sau đó “add” những thư mục mà bạn muốn GDS lập chỉ mục, ví dụ \\SERVER\DATA, \\SERVER\Public.
Ngoài ra bạn có thể chọn loại file mà GDS sẽ lập chỉ mục, bạn có thể chỉ chọn Word, Excel, PDF, ZIP, Text…
Sau đó nhấn Save References.
Cấu hình DNKA
Khi cài đặt DNKA đã tự động tích hợp với GDS, do đó bạn không phải cấu hình gì nhiều, cái cần thiết nhất là cấp quyền truy cập nơi mà GDS lập chỉ mục.
Đầu tiên bạn bật GDS lên, nhấn vào mục Server Options, ta thấy màn hình thông báo tình trạng hoạt động của DNKA như sau:
Ngăn cấm truy cập từ máy bất kỳ theo IP/Hostname
Bạn nhấn vào mục Hosts, ở đây liệt kê danh sách các máy/IP có thể truy cập vào GDS trên DNKA.
Để thêm một máy/IP vào danh sách, nhập tên máy hoặc IP vào ô bên dưới và nhấn nút Allow, DNKA sẽ thêm máy vừa nhập vào danh sách được phép truy cập. Nếu bạn nhập IP, DNKA sẽ tự động tìm ra tên máy, và ngược lại. Để thêm một giải ip hay lớp mạng, bạn nhập IP đầu tiên và cuối cùng trong dãy, ví dụ 192.168.0.1-192.168.0.10, hoặc có thể sử dụng dấu * để đại diện cho IP hoặc tên máy, ví dụ để cho phép các máy có tên bắt đầu là PC, bạn nhập PC*. Nếu bạn chỉ nhập dấu * thì có nghĩa là tất cả các máy đều có thể truy cập được GDS.
Cấp quyền truy cập nặc danh
Nhấn vào mục Users, nếu bạn muốn mọi người dùng đều có thể truy cập được, nhấn nút Enable Anonymous Acess, ngược lại nhấn Disable Anonymous Acess.
Đổi port của GDS & cấm liệt kê nội dung thư mục (Directory Browsing)
Nhấn mục Misc Options đ Nhập port bạn muốn đổi vào ô Server port number và nhấn nút Change. Đánh dấu chọn Allow Directory Browsing để cho phép người dùng liệt kê nội dung thư mục thông qua GDS, ngược lại bỏ dấu chọn.
Đổi mật khẩu Admin
Nhấn vào mục Misc Options đ Change Admin password, nhập vào mật khẩu cũ và mật khẩu mới. Mặc định sau khi cài đặt password để rỗng.
Mọi việc coi như xong, bạn dùng một máy trong mạng, mở IE lên và nhập vào địa chỉ:
SERVER: tên server
PORT: port của GDS mà bạn đã cấu hình trong mục Misc Options (mặc định là 4664).
Và bạn có thể bắt đầu việc tìm kiếm.
Bùi Thiên Trúc
(theo PC World VN)
FPT Aptech – Hệ Thống Đào Tạo Lập Trình Viên Quốc Tế
FPT Aptech trực thuộc Tổ chức Giáo dục FPT có hơn 25 năm kinh nghiệm đào tạo lập trình viên quốc tế tại Việt Nam, và luôn là sự lựa chọn ưu tiên của các sinh viên và nhà tuyển dụng. |