Đối với lĩnh vực phát triển phần mềm, hệ thống, JMS (Java Message Service) là một cụm từ rất đỗi quen thuộc nhưng chưa chắc đã hiểu chi tiết. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ nói rõ hơn về Java Message Service là gì, ưu nhược điểm, thành phần, cơ thế cũng như ứng dụng, nếu bạn đang tìm hiểu về điều này thì đừng bỏ lỡ nhé!
Nội dung
JMS là gì?
JMS là viết tắt của “Java Message Service”, là một API (Application Programming Interface) trong ngôn ngữ lập trình Java. API này được sử dụng để tạo, gửi, nhận và quản lý các tin nhắn trong môi trường ứng dụng phân tán. JMS cho phép các ứng dụng Java gửi và nhận tin nhắn một cách đáng tin cậy, không đồng bộ giữa các thành phần trong một hệ thống phân tán.
JMS – một API dùng trong ngôn ngữ lập trình Java
Java Message Service cung cấp các giao diện và công cụ mạnh mẽ để hỗ trợ truyền thông tin giữa các ứng dụng và thiết bị thông qua các message broker, thường dựa trên các tiêu chuẩn truyền tin như AMQP (Advanced Message Queuing Protocol) hoặc MQTT (Message Queuing Telemetry Transport).
Đánh giá ưu, nhược điểm của JMS
Để hiểu hơn về API này cần phải nắm rõ về ưu điểm cũng như nhược điểm của nó. Cụ thể:
Ưu điểm của Java Message Service
- JMS đảm bảo các tin nhắn được gửi đến đích an toàn, ngay cả khi người nhận tạm thời không hoạt động, giúp tránh mất thông tin. Mỗi tin nhắn chỉ gửi một lần, hạn chế trùng lặp nội dung.
- Tính bất đồng bộ của JMS giúp người gửi và người nhận tin nhắn hoạt động bình thường không cần chờ đợi cả hai cùng hoạt động. Tăng cường hiệu suất và giảm thời gian chờ đợi trong quá trình giao tiếp giữa các thành phần của hệ thống.
- Java Message Service dễ dàng tích hợp vào các ứng dụng phần mềm khác nhau, bất kể ngôn ngữ lập trình hay nền tảng sử dụng, giảm bớt sự phụ thuộc và tăng cường khả năng mở rộng của hệ thống.
- Java Message Service cung cấp khả năng phát triển cho phép quảng bá tin nhắn đến nhiều người nhận, tối ưu hóa sử dụng tài nguyên, mở rộng hệ thống linh hoạt.
- Khả năng kết nối của JMS với việc tương tác giữa các ngôn ngữ lập trình khác nhau tạo ra môi trường giao tiếp ứng dụng tiêu chuẩn, đáp ứng nhu cầu của các ứng dụng trong lĩnh vực công nghệ hiện nay.
Java Message Service an toàn, đồng bộ, dễ tích hợp và nhiều tính năng
Nhược điểm của Java Message Service
Tuy có nhiều ưu điểm nổi trội, JMS cũng tồn tại một số hạn chế nhất định:
- Hiệu suất không tối ưu: Trong một số trường hợp, Java Message Service có thể không phản hồi khi hệ thống quá tải hoặc gặp các vấn đề hiệu suất khác, dẫn đến chậm trễ trong xử lý tin nhắn và giảm hiệu suất tổng thể của hệ thống.
- Khó khăn trong việc gỡ lỗi: Do Java Message Service thường hoạt động trong môi trường phân tán và không đồng bộ, việc gỡ lỗi những vấn đề liên quan đến truyền tải, xử lý tin nhắn có thể khó khăn và mất thời gian.
- Việc triển khai và duy trì một hệ thống JMS đòi hỏi chi phí đáng kể để cấu hình, quản lý và bảo trì. Điều này có thể tạo ra gánh nặng tài chính đối với người dùng, đặc biệt là khi phải xử lý các hệ thống lớn và phức tạp.
JMS có những thành phần nào?
Nói đến Java Message Service sẽ nói đến các thành phần có trong API này, cụ thể các thành phần chính của JMS bao gồm:
- JMS Provider: Đây là hệ thống bên thứ ba chịu trách nhiệm triển khai Java Message Service API để cung cấp các chức năng gửi và nhận tin nhắn cho khách hàng. Nó cũng được gọi là phần mềm MOM (Message Oriented Middleware) và cung cấp giao diện người dùng để quản lý và kiểm soát hệ thống MOM.
- JMS Client: Bao gồm các chương trình độc lập hoặc thành phần của ứng dụng được viết bằng Java, có khả năng giao tiếp với các tin nhắn. Khách hàng Java Message Service bao gồm cả JMS producer/publisher và JMS consumer/subscriber.
- JMS Message: Là đối tượng dữ liệu trung gian được sử dụng để truyền thông giữa khách hàng Java Message Service và nhà cung cấp Java Message Service. Nó chứa dữ liệu và thông tin cần thiết để xác định cách xử lý tin nhắn.
- Administered Objects: Bao gồm ConnectionFactory Object và Destination Object.
+ ConnectionFactory Object: Được sử dụng để tạo kết nối giữa ứng dụng Java và nhà cung cấp Java Message Service.
+ Destination Object: Là nơi lưu trữ tin nhắn và xác định đích hoặc nguồn tin nhắn trong hệ thống Java Message Service. Destination Object bao gồm JMS Queue và JMS Topic.
Bảng thành phần ấn tượng của Java Message Service
Trong JMS, cơ chế giao tiếp chính là gì?
Cơ chế gửi nhận tin nhắn trong Java Message Service có thể được chia thành hai phần chính:
- Synchronous (Đồng bộ): Đối tượng nhận và gửi tin nhắn thực hiện thông qua phương thức receive, trong đó ứng dụng sẽ chờ đợi cho đến khi tin nhắn được gửi tới.
- Asynchronous (Bất đồng bộ): Đối tượng nhận phải đăng ký một MessageListener để lắng nghe tin nhắn và phương thức onMessage sẽ được kích hoạt để đón nhận và xử lý tin nhắn.
Những mô hình chủ đạo của Java Message Service
JMS bao gồm hai mô hình trao đổi dữ liệu chính: P2P (Point to Point) và Pub/Sub (Publisher/Subscriber). Mỗi mô hình đều có những đặc điểm, thành phần riêng, cụ thể:
P2P (Point to Point)
Thành phần chính: Bao gồm ứng dụng gửi (sender), Queue và ứng dụng nhận (receiver). Queue được sử dụng làm nơi lưu trữ tin nhắn và giữ lại các tin nhắn cho đến khi client nhận hoặc đến thời gian timeout được thiết lập.
Đặc điểm:
- Chỉ 1 người gửi và 1 người nhận tin nhắn.
- Tin nhắn được chuyển đi tuần tự (FIFO).
- Người nhận không cần phải hoạt động tại thời điểm gửi tin nhắn và sử dụng tín hiệu acknowledge để xác nhận việc nhận tin nhắn.
- Mô hình này đảm bảo tính bảo mật cao nhưng đôi khi có thể gây chặn do chờ tin nhắn đến.
Java Message Service gồm hai mô hình chính là P2P và Pub/Sub
Pub/Sub (Publisher/Subscriber)
Thành phần: Mô hình này bao gồm ba thành phần chính: phía gửi (sender), Topic và phía nhận (receiver). Topic: Được sử dụng làm nơi lưu trữ tin nhắn. Mỗi Subscriber chỉ nhận được tin nhắn sau khi đã subscribe.
Đặc điểm:
- Cho phép một người gửi và nhiều người nhận.
- Không yêu cầu sử dụng thông tin acknowledge.
- Mỗi Subscriber nhận được bản sao của tin nhắn.
- Người nhận không cần phải hoạt động hoặc lắng nghe tại thời điểm nhận tin nhắn.
- Để đảm bảo tin nhắn không bị mất, cần kích hoạt chức năng durable.
Trường hợp nào nên sử dụng JMS?
Với những ưu điểm và các tính năng nổi bật ở trên, Java Message Service có thể được sử dụng trong một số trường hợp cụ thể sau:
- Truyền tải tin nhắn đáng tin cậy: JMS thích hợp cho việc truyền tải tin nhắn đáng tin cậy giữa các ứng dụng đang hoạt động trên nhiều máy chủ khác nhau.
- Tích hợp ứng dụng và dịch vụ: Khi cần tích hợp các ứng dụng hoặc dịch vụ khác nhau mà không phụ thuộc vào chi tiết của giao diện, Java Message Service cung cấp một lớp trung gian chung để truyền tải tin nhắn giữa các ứng dụng.
- Xây dựng hệ thống chịu tải lớn: Trong việc xây dựng hệ thống chịu tải lớn và cần quảng bá tin nhắn đến nhiều người nhận, Java Message Service cung cấp khả năng mở rộng hiệu quả.
- Ứng dụng đòi hỏi độ tin cậy cao: JMS phù hợp cho các ứng dụng đòi hỏi độ tin cậy cao, đảm bảo rằng tin nhắn sẽ được chuyển đến và nhận một cách đáng tin cậy mà không bị mất mát.
- Gửi thông tin không đồng bộ: Trong trường hợp cần ứng dụng gửi thông tin mà không cần chờ đợi phản hồi ngay lập tức từ người nhận, Java Message Service cung cấp tính năng bất đồng bộ giúp hệ thống tiếp tục hoạt động mà không phụ thuộc vào phản hồi ngay lập tức.
Java Message Service được sử dụng rất rộng rãi trong truyền tài, tích hợp
Như vậy, khái niệm về JMS, những ưu nhược điểm, thành phần, cơ thế cũng như ứng dụng của JMS đều đã được chia sẻ chi tiết qua bài viết. Tin rằng với nội dung này bạn đã hiểu hơn và có những kiến thức cơ bản về điều mình đang thắc mắc. Đừng quên đồng hành cũng chúng tôi để đón đọc nhiều chia sẻ hay, hữu ích mỗi ngày!
FPT Aptech trực thuộc Tổ chức Giáo dục FPT có hơn 25 năm kinh nghiệm đào tạo lập trình viên quốc tế tại Việt Nam, và luôn là sự lựa chọn ưu tiên của các sinh viên và nhà tuyển dụng. |