Từ khoá “Server là gì” hay “Máy chủ là gì” hẳn đối với những ai quan tâm công nghệ cũng đã từng nghe qua, nhưng không phải ai cũng có cái nhìn đúng về nó. Sự ổn định về khả năng vận hành cho máy chủ hoạt động bình thường là điều quan trọng với bất kể website nào, bao gồm cả hệ thống cơ sở dữ liệu bên trong nó. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn có cái nhìn cụ thể hơn về hệ thống máy chủ, cũng như nắm rõ toàn bộ thông tin về nó. 

Server là gì?

Server hay với tên gọi khác là máy chủ, một máy tính bao gồm cả phần cứng và phần mềm có kết nối internet. Tại đây sẽ đặt thêm những phần mềm hay máy tính chuyên dụng đặc biệt. Hoặc cũng có thể là gồm nhiều máy tính có kết nối mạng và phải có thể lưu trữ để cung cấp, phục vụ những dịch vụ, tài nguyên cho hệ thống máy tính khách truy cập vào.

Server là gì? Tại sao trong doanh nghiệp lại phải có Server?

Để dễ hiểu hơn về “Server là gì”, tại máy chủ sẽ có nhiều tính năng vượt trội. Có khả năng lưu trữ cũng như xử lý lượng dữ liệu lớn so với những máy tính thông thường. Bên cạnh đó, nó phải có chức năng cung cấp tài nguyên cho máy của người dùng trên cùng một nguồn internet (mạng máy tính). Điều này đồng nghĩa với việc bất kể một dịch vụ nào mà máy khách muốn truy cập trên internet sẽ cần phải thông qua máy chủ.

Ví dụ: Nội bộ công ty thường sử dụng mạng LAN cho hệ thống máy tính. Thì đơn giản, trong tất cả máy này sẽ có một máy chuyên dùng để phân phối, lưu trữ dữ liệu. Những máy khác trong công ty chỉ cần truy cập vào và lấy dữ liệu cũng như tài nguyên. Vậy, máy mà có khả năng lưu trữ đó gọi là “máy chủ”

Sự hình thành của máy chủ

Thường thì mọi người có thể biết được khái niệm về Web Server là gì. Nhưng về lịch sử ra đời của nó thì không phải ai cũng rõ. Server hay máy chủ là thuật ngữ ra đời từ thuật toán “Black -box” và “Queue”. Thuật toán này có mục đích là khi có dữ liệu đầu vào, sẽ tự động xử lý và sau cùng là gửi lại kết quả cho người dùng. 

Quá trình ra đời của Server - Máy chủ

Máy chủ đều được cấu hình để đáp ứng nhu cầu của người dùng chứ không đơn giản có có chức năng kết nối giữa nó và máy khách. 

Quá trình hình thành sự phát triển của web server là gì? Khái niệm Server được ra đời sau khi xuất hiện máy tính IBM 7030 Stretch đã góp phần vào sự phát triển của nền công nghệ 4.0 ngày nay. 

Hiện nay trên thế giới cũng có nhiều máy chủ khác nhau. Bên cạnh máy chủ máy tính thì còn có máy chủ của truyền hình, mạng viễn thông,…

Có thể bạn quan tâm:

Vai trò của web Server

Như đã nói, máy chủ có vai trò chính là để lưu trữ, cung cấp cũng như xử lý dữ liệu, sau đó sẽ trực tiếp chuyển đến hệ thống máy trạm 24/7 cho một tổ chức, cá nhân thông qua mạng LAN hay internet. Máy chủ sẽ chạy liên tục và thường chỉ tắt khi có sự cố, hay có nhu cầu bảo trì.

Trong những doanh nghiệp nhỏ thì máy chủ có chức năng là máy chính để lưu trữ và vận hành hệ thống máy về dữ liệu. 

Đây cũng là bộ phận quan trọng trong bất kể công ty hay doanh nghiệp nào để đảm bảo lưu trữ dữ liệu, thông tin cung như khả năng về quản lý và vận hành phần mềm của công ty đó. 

Ví dụ: Người dùng có thể tự thiết lập nên máy chủ cho mục đích kiểm soát quyền truy cập mạng cũng như gửi hoặc nhận email hay lưu trữ dữ liệu trên một trang web. Có những máy chủ sẽ cam kết cho người dùng rằng chúng thực hiện một nhiệm vụ cụ thể. Thế nhưng thì những máy chủ bây giờ nếu dùng chung sẽ có trách nhiệm về DNS, email hay FTP. Và có thể nhiều trang web hiện nay cũng có thể là một Web Server.

Mô hình hoạt động của hệ thống máy chủ

Những máy chủ thì hoạt động theo mô hình Client – Server hay còn gọi là Máy khách – Máy chủ. Máy khách dùng giao thức IP, tên đầy đủ là Internet Protocol để kết nối tới máy chủ và một máy chủ sẽ hoạt động như Socket Listener.

Thông qua internet hoặc mạng những máy chủ cung cấp cho người dùng có thể là cá nhân trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, một mô hình mạng Peer – To – Peer thay thế sẽ cho phép nhiều máy tính hoạt động như Client hoặc Server.

Các loại server

  • Audio / Video
  • Application
  • Chat
  • Audio / Video
  • FTP
  • FTP
  • IRC
  • Groupware
  • Mail
  • List
  • Proxy
  • News

Câu hỏi thường gặp

Tại sao máy chủ bật 24/24?

Chúng được dùng để cung cấp các dịch vụ thông thường sẽ yêu cầu liên tục do vậy mà dường như tất cả máy chủ sẽ không bao giờ được tắt. 

Trường hợp máy chủ bị lỗi chúng đôi khi sẽ gây rắc rối cho người đang sử dụng. Và để hạn chế tối đa vấn đề này, các máy chủ sẽ được thiết kế với khả năng chịu lỗi.

Máy chủ được lưu trữ ở đâu?

Trong các doanh nghiệp thì máy chủ và những thiết bị mạng sẽ được lưu trữ trong tủ hay không gian nhà kính. Đây là khu vực có khả năng tách biệt máy chủ với những đối tượng hay thiết bị nhạy cảm không nên dính tiếp cận đến nó. 

Lưu trữ máy chủ trong nhà kính

Máy tính bạn đang sử dụng có khả năng trở thành một máy chủ không?

Tất cả những máy tính bao gồm cả laptop hay máy tính để bạn đều có khả năng hoạt động như một máy chủ dựa vào phần mềm phù hợp với nó. Vậy điều kiện để máy tính của bạn hoạt động như một máy chủ là gì?

  • Máy tính bạn sử dụng và phần mềm của máy chủ phải có khả năng hoạt động và truy cập được.
  • Nếu quyết định dùng nó làm máy chủ thì tất cả tài nguyên của máy sẽ không đủ để làm những việc khác.
  • Nếu dịch vụ máy bạn cung cấp phổ biến. Một máy tính với cấu hình bình thường sẽ không có đủ tài nguyên để xử lý những yêu cầu.

Trên đây là những kiến thức về máy chủ cũng như giải thích chi tiết cho bạn đọc hiểu về khái niệm “Server là gì”. Bên cạnh đó, là giải thích cho bạn những lý do tại sao trong doanh nghiệp dù là doanh nghiệp lớn, vừa hay nhỏ thì luôn luôn phải có máy chủ hoạt động xuyên suốt. Hi vọng bài viết của chúng tôi đã giải đáp tất cả những thắc mắc của bạn về máy chủ, giúp bạn có những cái nhìn cụ thể hơn.

FPT Aptech trực thuộc Tổ chức Giáo dục FPT có hơn 25 năm kinh nghiệm đào tạo lập trình viên quốc tế tại Việt Nam, và luôn là sự lựa chọn ưu tiên của các sinh viên và nhà tuyển dụng.
0981578920
icons8-exercise-96