DNS là gì và cơ chế hoạt động của nó diễn ra như thế nào? Đây là khái niệm khá mới mẻ đối với những ai đang tìm hiểu và muốn tạo website riêng. Đừng bỏ lỡ bài viết này bởi sau đây Aptech sẽ chia sẻ tới bạn đọc tất tần tật thông tin liên quan nhé.

DNS là gì?

DNS là hệ thống phân giải tên miền và từ viết tắt của Domain Name System. Đây là hệ thống chuyển đổi các tên miền website ở dạng www.tienmien.com sang một địa chỉ IP tương ứng với tên miền và ngược lại. Các thao tác của DNS với mục đích định vị và gán địa chỉ cụ thể cho thông tin trên internet, có vai trò liên kết các thiết bị mạng với nhau. Chính vì vậy mà, khi nhập tên miền website vào thanh tìm kiếm là bạn sẽ không cần phải nhập địa chỉ IP mà có thể truy cập trực tiếp đến trang website luôn.

Tìm hiểu DNS là gì?

Chức năng của hệ thống phân giải tên miền

Vai trò và chức năng của DNS thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau nhưng không thể thiếu trong chức năng phân giải phần mềm. Đây được xem như là một “người thông dịch viên” với chức năng truyền đạt thông tin. Hệ thống phân giải tên miền với công việc dịch tên miền thành địa chỉ IP có 4 nhóm số khác nhau. 

Khi dịch tên miền như vậy giúp trình duyệt đọc hiểu và đăng nhập vào dễ dàng. Vì vậy, khi bạn đăng nhập vào một trang website, bạn chỉ cần nhớ và nhập tên website. Sau đó, trình duyệt sẽ tự động nhận diện thay vì phải nhớ những địa chỉ IP phức tạp. Việc này giúp người dùng tiết kiệm thời gian khi truy cập các trang web đã từng dùng trước đó. 

Mỗi máy tính khác nhau trên internet đều có một địa chỉ IP duy nhất được dành riêng. Địa chỉ IP này làm nền tảng để tạo lập kết nối các máy khách với máy chủ để bắt đầu kết nối. Các thiết bị này sẽ giao tiếp với nhau thông qua DNS. Do đó mà hệ thống phân giải tên miền này đóng vai trò rất quan trọng trong trường hợp bất cứ khi nào bạn đều có thể truy cập vào một trang website hay gửi email.

Các chức năng của DNS

Với số lượng trang website rất nhiều như hiện nay thì việc nhớ hết và đăng nhập từng dãy địa chỉ IP là điều gần như không thể. Nhờ vậy mà mỗi trang website được xác định với tên miền duy nhất. Địa chỉ IP là nền tảng kết nối các thiết bị mạng với nhau. Các thiết bị có thể giao tiếp với nhau qua nơi hệ thống phân giải tên miền thực hiện phân giải tên miền thành địa chỉ IP. Thêm vào đó, bạn có thể thay vì nhập tên miền mà chỉ cần nhập trực tiếp địa chỉ IP để tải trang website. Do đó, việc hiểu DNS là gì rất quan trọng.

Nhờ vậy mà người dùng có trải nghiệm duyệt internet tốt hơn. Mỗi ngày lại có thêm vô số tên miền mới cùng với những địa chỉ IP khác nhau. Tại đây xử lý số lượng yêu cầu rất lớn trên internet bất kể thời gian và địa điểm nào. Chính vì vậy mà hiệu suất mạng là vấn đề ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống phân giải tên miền.

Có thể bạn quan tâm:

Phân loại

DNS server có 5 loại chính với những đặc điểm, tính năng và cách dùng khác nhau, cụ thể như sau:

Root Name Server

Root Name Server là máy chủ tên miền chứa các thông tin và đây là server quan trọng nhất trong hệ thống. Nó chính là thư viện để định hướng tìm kiếm các máy chủ tên miền trong các miền cấp cao nhất (top-level domain name servers). Máy Root đóng vai trò là máy chủ tên miền cao nhất và tham chiếu đến các DNS server thấp hơn. 

Sau đó, máy chủ tên miền ở mức top-level-domain có thể cung cấp thông tin địa chỉ máy chủ cho miền ở cấp hai chứa tên miền muốn tìm. Quá trình tìm kiếm sẽ tiếp tục cho đến khi một máy chủ tìm thấy tên miền mong muốn. Bạn có thể tìm kiếm bất kỳ tên miền nào trong không gian tên miền dựa vào cơ chế hoạt động này. 

Thêm vào đó, quá trình tìm kiếm tên miền này được bắt đầu bằng các truy vấn gửi đến máy chủ Root.  Việc tìm kiếm này sẽ không thực hiện được nếu mà các máy chủ tên miền không hoạt động ở mức Root. Do đó để ngăn chặn việc này thì hiện nay có 13 hệ thống máy chủ tên miền ở mức Root. 

4 phân loại của DNS server

Local Name Server

Local Name Server chứa các thông tin giúp tìm kiếm máy chủ tên miền lưu trữ các tên miền thấp hơn. Nó thường được vận hành và duy trì bởi các doanh nghiệp và những nhà cung cấp dịch vụ internet – ISPs.

DNS Recursor

DNS Recursor đóng vai trò như một thủ thư với nhiệm vụ đi tìm địa chỉ IP và trả thông tin đúng mà trình duyệt cần tìm. Nó sẽ giữ trách nhiệm liên lạc và dùng các hệ thống phân giải tên miền server khác để phản hồi đến client. Bên cạnh đó, thay vì khi nào cũng đi tìm IP thì nó còn có cache giúp tăng tốc độ phản hồi nhanh hơn.

TLD Name Server

TLD Name Server ( Top level domain name server) là nhà quản lý hệ thống thông tin của phần mở rộng tên miền chung. Trong quá trình tìm kiếm địa chỉ IP thì máy chủ định danh sẽ lưu trữ phần cuối cùng của tên máy chủ. Ví dụ như khi truy cập google.com thì máy chủ này sẽ trả về IP của DNS chứa .google.

Authoritative Name Server

Authoritative Name Server có chứa thông tin cho biết tên miền gắn với địa chỉ nào. Nó là điểm dừng cuối trong truy vấn và phân giải địa chỉ IP cần thiết cung cấp cho DNS Recursor. 

Cơ chế hoạt động

Việc tìm hiểu cơ chế hoạt động của DNS sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nó. Cụ thể như sau:

Tìm hiểu về cơ chế hoạt động của DNS như thế nào?

Giả sử bạn muốn truy cập vào một trang website có địa chỉ như fpt.vn.

Đầu tiên, chương trình trên máy người dùng sẽ gửi yêu cầu tìm kiếm địa chỉ IP tương ứng với tên miền fpt.vn tới máy chủ quản lý tên miền cục bộ thuộc mạng của nó. Sau đó, máy chủ tên miền cục bộ này tiến hành kiểm tra cơ sở dữ liệu của nó. Bằng cách xem nó có chứa cơ sở dữ liệu chuyển đổi từ tên miền sang địa chỉ IP của tên miền mà người dùng yêu cầu không. Nó sẽ trả lại địa chỉ IP của máy có tên miền cần tìm kiếm nếu máy chủ của tên miền cục bộ chứa cơ sở dữ liệu này.

Còn trong trường hợp máy chủ của tên miền cục bộ không có cơ sở dữ liệu tên miền đang tìm kiếm thì máy chủ sẽ hỏi các máy chủ tên miền ở mức Root. Máy chủ tên miền ở mức cao nhất này sẽ chỉ dẫn cho máy chủ tên miền cục bộ địa chỉ của máy chủ có tên miền với đuôi .vn. Tiếp theo, máy chủ tên miền cục bộ sẽ gửi yêu cầu đến máy chủ quản lý tên miền .vn để tìm tên miền mà bạn đang cần tìm kiếm. 

Sau đó, máy chủ tên miền cục bộ sẽ hỏi máy chủ tên miền .vn địa chỉ IP của tên miền fpt.vn. Máy chủ quản lý tên miền có cơ sở liệu về tên miền fpt.vn nên địa chỉ IP sẽ được gửi kết quả về cho máy chủ tên miền cục bộ. Cuối cùng, máy chủ tên miền cục bộ sẽ chuyển thông tin tìm kiếm được đến máy người dùng. Người dùng nhận địa chỉ IP và kết nối với server chứa trang website fpt.vn mà bạn đang tìm kiếm và truy cập vào trang website này.

Trên đây là bài viết chia sẻ đến bạn hiểu rõ hơn khái niệm DNS là gì, chức năng cũng như cơ chế hoạt động của nó một cách chi tiết nhất. Hy vọng với thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm nguồn tham khảo và hỗ trợ phần nào trong việc tạo website. Nếu bạn có thắc mắc hay cần tư vấn hay tìm hiểu về tuyển sinh aptech, lịch học aptech, lập trình viên quốc tế,… đừng ngần ngại hãy liên hệ với Aptech liền để được giải đáp nhanh nhất nhé.

FPT Aptech trực thuộc Tổ chức Giáo dục FPT có hơn 25 năm kinh nghiệm đào tạo lập trình viên quốc tế tại Việt Nam, và luôn là sự lựa chọn ưu tiên của các sinh viên và nhà tuyển dụng.
0981578920
icons8-exercise-96