NestJS là một framework có tính năng vượt trội, được rất nhiều người dùng tin tưởng lựa chọn. Với việc dễ dàng cài đặt, sử dụng, NestJS đã rất nhanh trở framework giúp các máy chủ Node.js phát triển vượt bậc Hãy cùng Aptech tìm hiểu thêm các thông tin chi tiết về NestJS bằng bài viết dưới đây nhé!

Nest.JS là gì?
Nest.JS là gì?

NestJS là gì?

NestJS là một framework Node.js được xây dựng dựa trên nguyên tắc của Angular với cấu trúc tương tự. Bằng việc kết hợp TypeScript và các tính năng mạnh mẽ của Node.js, NestJS giúp xây dựng các ứng dụng server-side hiệu quả và dễ bảo trì. Ngoài ra, NestJS còn hỗ trợ các cơ sở dữ liệu như: MongoDB, MySQL, PostgreSQL.

Cài đặt NestJS

Để cài đặt NestJS, trước tiên bạn cần phải cài đặt Node.js và npm (node package manager). Sau đó, bạn có thể sử dụng npm để cài đặt NestJS CLI (Command Line Interface) và tạo dự án NestJS mới. Làm theo các bước sau để cài đặt NestJS trên các hệ điều hành như: Windows, macOS và Linux:

Bước 1: Cài đặt Node.js và npm

Truy cập vào trang chủ của Node.js tại đây https://nodejs.org/ . Tải phiên bản mới nhất và cài đặt Node.js và npm theo hướng dẫn.

Bước 2: Cài đặt NestJS

Sau khi cài đặt thành công Node.js và npm, hãy mở cửa sổ dòng lệnh hoặc terminali trên máy tính của bạn và chạy lệnh sau để cài đặt NestJS CLI

npm install -g @nestjs/cli

Bước 3: Tạo dự án NestJS

Để tạo một dự án NestJS mới, chạy lệnh su trong cửa sổ dòng lệnh hoặc terminal và NestJS CLI sẽ tạo ra một cấu trúc dự án cơ bản gồm các tập tin và thư mục cần thiết.

nest new project-name

*Project name: tên dự án

Bước 4: Chạy ứng dụng NestJS

Dự án NestJS sau khi được tạo thành công, bạn có thể chạy ứng dụng NestJS thông qua lệnh sau:

npm run start

Nếu bạn muốn để chế độ tự động khởi động khi ứng dụng có sự thay đổi trong mã nguồn thì sử dụng lệnh sau:

npm run start:dev

Ứng dụng đã chạy thành công, bạn hãy truy cập vào http://localhost:3000 để xem ứng dụng NestJS của bạn.

Cấu trúc của NestJS

Cấu trúc của NestJS dựa trên mô hình cấu ​​trúc  lõi giúp tạo các ứng dụng phía máy chủ sạch (server-side), có thể quản lý và có thể mở rộng. Cấu trúc NestJS thường được chia thành các phần chính sau:

Controller

Controller là thành phần chịu trách nhiệm ử ý các yêu cầu HTTP trong NestJS. Bằng việc sử dụng decorator `@Controller` và các decorator khác như `@Get`, `@Post`, `@Put`, `@Delete`, bạn có thể xác định các route và điều hướng yêu cầu đến các phương thức xử lý tương tự.

Providers

Providers là thành phần chịu trách nhiệm cung cấp dữ liệu và logic cho các controllers và các thành phần khác trong ứng dụng dữ liệu và logic cho các controllers và các thành phần khác trong ứng dụng NestJS. Việc sử dụng decorator `@Injectable`, bạn có thể đánh dấu một class như một provider và sử dụng nó trong các controllers và thành phần khác.

Providers trong NestJS
Providers trong NestJS

Modules

Modules là thành phần tổ chức code trong NestJS. Chúng giúp bạn xác định phạm vi của các controllers, providers và các thành phần khác trong ứng dụng. Bằng cách sử dụng decorator `@Modules`, bạn có thể định nghĩa các dependencies giữa các modules và tổ chức code một cách rõ ràng

Middleware

Middleware là thành phần xử lý các yêu cầu trung gian trong NestJS. Sử dụng decorator `@Middleware`, bạn định nghĩa được các middleware và áp dụng cho các route hoặc toàn bộ ứng dụng.

Pipes và Guards

Pipes là thành phần xử lý và kiểm tra dữ liệu đầu vào trong NestJS. Sử dụng decorator `@Pipes` bạn sẽ định nghĩa các pipes và áp dụng cho các route hoặc các phương thức xử lý.

Guards là thành phần kiểm tra quyền truy cập trong NestJS. Khi sử dụng `@Guards`, bạn định nghĩa được các guards và áp dụng chúng cho route và các phương thức xử lý.

Interceptors

Interceptors là một chức năng xử lý mà NestJS sử dụng để chặn và sửa đổi phản hồi trước khi gửi nó tới client. Interceptors cho phép bạn thực hiện các thao tác thông thường đối với các phản hồi trước khi chúng hết hạn.

Testing

Testing là một phần quan trọng trong quá trình phát triển ứng dụng, nó cung cấp các phương pháp và công cụ để kiểm thử ứng dụng của bạn. Bạn có thể viết được các unit tests và integration test cho ứng dụng NestJS của mình khi sử dụng các thư viện Jest hoặc Supertest.

Tính năng của NestJS

NestJS là một framewwork phát triển backend được nhiều người dùng sử dụng, bởi nó mang cho mình những tính năng vượt trôi, hữu ích đối với người dùng. Cụ thể như sau:

  • NestJS thúc đẩy sự phát triên của TypeScript
  • Mã nguồn mở của Node.js được phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây.
  • Sử dụng ngôn ngữ lập trình TypeScript và JavaScript
  • Không tốn nhiều thời gian cho việc cài đặt và nghiên cứu sử dụng.
  • Phát triển mạnh mẽ nhờ giao diện của dòng lệnh CLI
  • Tài liệu phong phú, đa dạng, đầy đủ
  • Khả năng mở rộng, phát triển và bảo trì cơ sở mã được thực hiện.
  • Hỗ trợ các modules giúp ứng dụng được tích hợp các công nghệ và khái niệm như: Caching, WebSockets, Validation, TypeORM,…
Tính năng của NestJS
Tính năng của NestJS

Ưu điểm của NestJS

Trong hai thập kỷ qua, Java đã trở thành ngôn ngữ lập trình được sử dụng rộng rãi để xây dựng các ứng dụng kinh doanh. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, cái tên Node.js đã khiến các nhà phát triển phát cuồng vì nó tận dụng tối đa sức mạnh của JavaScript để viết cả front-end và back-end trong một ngôn ngữ lập trình duy nhất. NestJS hiện là framework nhanh nhất cho Node.js. Dưới đây là một số ưu điểm của NestJS:

  • NestJS làm cho các ứng dụng của bạn có thể mở rộng, nhanh chóng, hiệu quả và dễ bảo trì.
  • Trong ba năm qua, NestJS đã là khung hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển vượt trội của Node.js.
  • NestJS kết hợp phát triển front-end và middleware, điều không thể thực hiện được ở hầu hết các ngôn ngữ khác.
  • Sử dụng TypeScript, cho phép ngôn ngữ lập trình này phản ứng nhanh với những thay đổi trong JavaScript.
  • Tài liệu tốt, quy trình thanh toán dễ dàng. NestJS được sử dụng để xây dựng các ứng dụng cho các doanh nghiệp lớn.
  • NestJS cung cấp cho các nhà phát triển các ứng dụng độc lập để xây dựng các ứng dụng dễ kiểm tra, cập nhật và bảo trì.
  • NestJS cho phép bạn xây dựng các ứng dụng Rest API, MVC, Microservices, Websockets, GraphQL hoặc CRON Job.
  • Cấu trúc của NestJS chủ yếu dựa trên Angular, cho phép bạn tập trung vào việc thiết kế các điểm cuối thay vì cấu trúc của ứng dụng.
  • NestJS cung cấp các mô-đun (Modules), nhà cung cấp (Providers) và bộ điều khiển (Controllers) giống như Angular giúp ứng dụng của bạn có thể mở rộng, kiểm tra và liên kết lỏng lẻo hơn, không giống như một số framework Node.js như Express và Koa

Trên đây là một vài thông tin về NestJS mà FPT Aptech muốn chia sẻ đến bạn. NestJS là giải pháp tối ưu nếu bạn muốn nâng hay xây dựng một ứng dụng mới cho mình. Nếu có những thắc mắc nào hay muốn tìm hiểu về tuyển sinh aptech, học bổng aptech, học phí aptech và các khóa học aptech  hãy liên hệ với chúng tôi qua website hoặc liên hệ tới hotline của FPT Aptech để được giải đáp chi tiết nhất.

FPT Aptech trực thuộc Tổ chức Giáo dục FPT có hơn 25 năm kinh nghiệm đào tạo lập trình viên quốc tế tại Việt Nam, và luôn là sự lựa chọn ưu tiên của các sinh viên và nhà tuyển dụng.
Mục nhập này đã được đăng trong Blog. Đánh dấu trang permalink.
0981578920
icons8-exercise-96