11 STEAM là gì? Ý nghĩa của phương pháp này trong giáo dục ra sao?

Trong lĩnh vực giáo dục, STEAM được biết đến là một phương pháp mới được đánh giá cao, bao gồm nhiều lĩnh vực. Phương pháp này đã được ứng dụng rất phổ biến tại nhiều trường học, trung tâm quốc tế. Vậy để hiểu rõ hơn về STEAM là gì và ý nghĩa thực sự của phương pháp này trong giáo dục ra sao hãy cùng Aptech đón đọc bài viết với những chia sẻ chi tiết.

STEAM là gì?

STEAM là một phương pháp giảng dạy tích hợp, cung cấp các kiến thức cùng với kỹ năng toàn diện trong 5 lĩnh vực: Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật), Art (Nghệ thuật) và Mathematics (Toán học) cho học sinh mầm non. Nói cách khác, phương pháp STEAM là sự kết hợp giữa phát triển kỹ năng nghệ thuật và phương pháp giáo dục STEM.

STEAM – phương pháp giáo dục kết hợp kiến thức và kỹ năngSTEAM – phương pháp giáo dục kết hợp kiến thức và kỹ năng

Ngoài ra, thông qua việc tổng hợp kiến thức từ nhiều chủ đề thuộc 5 lĩnh vực trên, STEAM còn giúp phát triển tư duy đa chiều và kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ. Mỗi bài học trong chương trình là những tình huống, chủ đề thực tế, các bé phải áp dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề. Điều này giúp trẻ hiểu rõ vấn đề và dễ dàng ứng dụng vào thực tế thông qua việc nhìn, nghe và chạm vào.

Phương pháp STEAM trong giáo dục có ý nghĩa ra sao?

Sau khi đã hiểu rõ STEAM là gì, chắc hẳn nhiều người sẽ muốn biết ý nghĩa thực sự của phương pháp này trong lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là giáo dục mầm non. Dưới đây là những ý nghĩa mang lại dấu ấn lớn nhất của STEAM bạn có thể chưa biết:

Phát triển kỹ năng

Phương pháp STEAM giúp trẻ phát triển các kỹ năng quan trọng thông qua việc kết hợp kiến thức từ công nghệ, khoa học, kỹ thuật, toán học và nghệ thuật. Những kỹ năng mềm thiết yếu được rèn luyện bao gồm:

  • Kỹ năng đặt vấn đề: Trẻ được yêu cầu xác định bài toán trước khi bắt tay vào dự án, giúp phát triển khả năng phân tích và dự đoán.
  • Kỹ năng truy vấn: Trẻ học cách đặt câu hỏi và tìm ra đáp án, nâng cao kỹ năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề.
  • Kỹ năng quan sát: Phương pháp STEAM giúp trẻ rèn luyện kỹ năng quan sát để hiểu rõ bản chất của sự vật và hiện tượng.
  • Kỹ năng hợp tác: Trẻ thường xuyên làm việc theo nhóm, cùng đóng góp ý kiến và tìm giải pháp, từ đó phát triển kỹ năng làm việc nhóm.

Trẻ sẽ được tiếp cận và thực hành những kỹ năng cơ bản nhấtTrẻ sẽ được tiếp cận và thực hành những kỹ năng cơ bản nhất

Truyền cảm hứng

Phương pháp STEAM thành công nhờ khả năng truyền cảm hứng học tập cho học sinh mầm non. Trẻ được tự do tìm tòi, khám phá và thực hành thí nghiệm. Đồng thời vừa vui chơi cùng bạn bè và thầy cô, vừa tiếp thu nhiều kiến thức và phát triển kỹ năng mềm.

Khác với phương pháp truyền thống, STEAM có tính ứng dụng thực tiễn cao, giúp trẻ vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, phương pháp này được nhiều trường quốc tế áp dụng và rất được các bé yêu thích.

Khơi gợi sáng tạo

Khi áp dụng phương pháp giáo dục STEAM, trẻ sẽ được phát triển khả năng sáng tạo bởi môi trường vừa học vừa chơi, kết hợp lý thuyết và thực hành thú vị. Điều này giúp cho các bé có thể dễ dàng tiếp thu kiến thức.

STEAM giúp trẻ nâng cao sự sáng tạoSTEAM giúp trẻ nâng cao sự sáng tạo

Môi trường giáo dục STEAM còn truyền cảm hứng học tập, khơi gợi khả năng sáng tạo và đam mê khám phá, giúp trẻ chủ động hơn trong việc học. Trẻ phát huy tối đa tư duy logic, khả năng phân tích và giải quyết vấn đề.

Các kỹ năng được học trong phương pháp STEAM

Như đã nói ở trên, STEAM là viết tắt của Science (Khoa học) – Technology (Công nghệ) – Engineering (Kỹ thuật) – Art (Nghệ thuật) và Mathematics (Toán học). Do đó, giáo dục mầm non cũng sẽ tập trung giảng dạy cả 5 kỹ năng trên. Cụ thể:

Kỹ năng Khoa học

Khi được học theo phương pháp STEAM, trẻ sẽ có cơ hội liên kết các định nghĩa và khái niệm từ những buổi học lý thuyết với các hiện tượng thực tế. Trẻ sẽ học cách áp dụng kiến thức khoa học vào đời sống hàng ngày, từ việc hiểu rõ nguyên lý của các hiện tượng tự nhiên đến việc giải quyết các vấn đề cụ thể thông qua tư duy khoa học.

Kỹ năng Công nghệ

Mô hình STEAM – phương pháp giáo dục giúp trẻ mầm non thực hành và có kiến thức thực tế về công nghệ. Trẻ sẽ được tiếp cận và làm quen với các công cụ công nghệ hiện đại, từ máy tính, máy tính bảng đến các thiết bị công nghệ khác. Việc sử dụng công nghệ trong học tập không chỉ giúp trẻ nắm vững kiến thức mà còn phát triển kỹ năng sử dụng các công cụ này một cách hiệu quả.

Kỹ năng Kỹ thuật

Trong những buổi học kỹ thuật, giáo viên sẽ trực tiếp hướng dẫn học sinh về cách thức sản xuất và vận hành của một số sản phẩm trong đời sống. Trẻ sẽ được học về quá trình lắp ráp và chế tạo các phương tiện như xe đạp, công cụ cơ bản, giúp trẻ hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của các thiết bị xung quanh mình. Qua đó, trẻ sẽ phát triển kỹ năng thực hành, khả năng tư duy logic và giải quyết vấn đề.

Các kỹ năng về S-T-E-A-M đều được giảng dạy giúp trẻ tiếp cận đầy đủCác kỹ năng về S-T-E-A-M đều được giảng dạy giúp trẻ tiếp cận đầy đủ

Kỹ năng Toán học

Nhờ STEAM, trẻ sẽ không chỉ tiếp xúc với số học một cách khô khan mà còn được tương tác, phản xạ với những con số theo một hướng thú vị hơn. Các hoạt động học toán được thiết kế sao cho trẻ cảm thấy hứng thú, từ việc đếm số, tính toán cơ bản đến các bài toán ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày.

Kỹ năng Nghệ thuật

Kỹ năng nghệ thuật chính là yếu tố làm nên sự khác biệt giữa phương pháp STEAM và STEM. Trong các tiết học nghệ thuật, trẻ sẽ được tham gia vào các hoạt động như âm nhạc, mỹ thuật, thủ công, giúp tăng khả năng cảm thụ, tư duy sáng tạo và trí tưởng tượng.

Với kỹ năng này, trẻ có thể tự do “chế tạo” và trình bày mọi ý tưởng trong đầu, từ việc vẽ tranh, làm đồ thủ công đến sáng tác các giai điệu đơn giản, phát triển toàn diện khả năng sáng tạo của mình.

Một số giải pháp giúp phương pháp STEAM mang lại hiệu quả

Để hỗ trợ hiệu quả cho giáo dục STEAM, Makeblock đã ra mắt các sản phẩm robot và phần mềm hỗ trợ trực tiếp vào chương trình giảng dạy STEAM trong lớp học. Các chương trình này giúp trẻ cải thiện khả năng tư duy cao và kích thích hứng thú học tập, dẫn dắt các em vào thế giới công nghệ 4.0. Các giải pháp của Makeblock bao gồm phần cứng và phần mềm như sau:

Phần cứng 

Makeblock đưa ra 5 bộ phận phần cứng, bao gồm:

  • Nền tảng DIY: Có 500 bộ phận mô-đun cơ khí.
  • Robot Makeblock mBot v1.1: Hàng loạt bộ dụng cụ robot cơ khí.
  • Airblock: Robot / mô-đun lập trình.
  • Makeblock Neuron: Nền tảng của khối lập trình về điện tử.
  • Codey Rocky: Robot thông minh cho người mới bắt đầu học mã hóa và AI.

Áp dụng các giải pháp từ Makeblock giúp phương pháp STEAM hiệu quả hơnÁp dụng các giải pháp từ Makeblock giúp phương pháp STEAM hiệu quả hơn

Phần Mềm 

Makeblock cung cấp 4 chương trình phần mềm trực quan:

  • mBlock: Phần mềm lập trình trên nền tảng khối và dựa trên văn bản Scratch.
  • Makeblock App: Để điều khiển robot theo hướng dẫn của người sử dụng.
  • Ứng dụng mBlock: Ứng dụng học tập cải tiến, giúp lập trình dễ dàng cho người mới bắt đầu.
  • Makeblock Neuron App: Tạo ra các phát minh điện tử có thể dễ dàng thông qua các ngôn ngữ lập trình dựa trên luồng của nó.

Như vậy, STEAM là gì đã được giải đáp chi tiết qua bài viết, hy vọng bạn cũng đã phần nào hiểu được phần mềm này ý nghĩa như thế nào trong giáo dục. Việc học theo phương pháp này, chắc chắn cũng sẽ mang lại không ít những lợi ích cho trẻ mầm non, nếu bạn đang tìm kiếm phương pháp giáo dục cho bé có thể tham khảo về STEAM.

FPT Aptech trực thuộc Tổ chức Giáo dục FPT có hơn 25 năm kinh nghiệm đào tạo lập trình viên quốc tế tại Việt Nam, và luôn là sự lựa chọn ưu tiên của các sinh viên và nhà tuyển dụng.
Mục nhập này đã được đăng trong Blog. Đánh dấu trang permalink.
0981578920
icons8-exercise-96