11 Những cách bổ sung Wifi cho máy tính để bàn

(Post 31/05/2014) Máy tính để bàn (desktop) thường không được tích hợp WiFi, đặc biệt là các máy đời cũ. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp người dùng vẫn có nhu cầu sử dụng mạng không dây trên PC để bàn của mình. Ví dụ như diện tích phòng của bạn khó khăn cho việc đi dây…

Trong trường hợp này, bạn có một số lựa chọn để bổ sung WiFi cho PC mình. Trong đó bao gồm bổ sung adapter WiFi, card WiFi, hoặc nâng cấp lên loại bo mạch chủ được tích hợp WiFi. Vậy đâu là sự lựa chọn hợp lý nhất? Câu trả lời sẽ là phụ thuộc vào nhu cầu của bạn. Bởi mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng, và những phân tích dưới đây có thể sẽ giúp bạn đưa ra được lựa chọn phù hợp nhất cho mình.

Sử dụng adapter WiFi

Đây là phương pháp thuận tiện và dễ làm nhất cho việc bổ sung WiFi cho desktop. Bạn chỉ cần cắm adapter vào cổng USB trên máy và như vậy là đã có thể sử dụng WiFi. Công đoạn mất thời gian nhất có lẽ đó là lần đầu tiên sử dụng, khi bạn phải tiến hành cài đặt driver. Kể từ lần sau, bạn chỉ cần cắm và chạy mà thôi.

Ưu điểm:

Thuận tiện, dễ dùng: chỉ cần cắm và sử dụng, có thể rút ra khi không dùng tới, có thể mang đi sử dụng trên máy khác.

Do adapter sử dụng cổng USB, bạn có thể sử dụng 1 chiếc USB hub để việc cắm adapter được linh hoạt hơn – thay vì cố định nó vào cổng USB trên máy – từ đó cho phép bạn đặt adapter ở những vị trí khác để adapter phát WiFi được xa hơn.

Nhược điểm:

Phiền toái lớn nhất mà phương pháp này mang lại đó là việc nó có thể không hoạt động khi PC của bạn rơi vào trạng thái sleep (nói có thể bởi điều này còn tùy thuộc vào model bo mạch chủ). Sleep là chế độ tiết kiệm năng lượng được rất nhiều người dùng tới và nếu sử dụng phương pháp (bổ sung WiFi cho desktop) này, có thể bạn sẽ phải hy sinh điều đó. Cho tới nay, hầu như không có giải pháp nào để khắc phục nhược điểm này, trừ việc bạn tắt tính năng sleep của máy.

Card WiFi PCI

Adapter WiFi thường mang lại kết nối tương tự như WiFi mà nhà sản xuất tích hợp sẵn trên bo mạch chủ. Sự khác biệt khi bạn sử dụng tới thủ thuật USB hub nói trên. Trong trường hợp bạn cần tới kết nối ổn định hơn, khoảng cách xa hơn, card WiFi sẽ là sự lựa chọn tốt hơn.

Ưu điểm:

Ưu điểm lớn nhất của card WiFi đó là card có thể tận dụng được số angten của router. Cụ thể, nếu card WiFi của bạn cũng có 2 (hoặc nhiều hơn 2) angten, và router của bạn cũng có số angten tương ứng, kết nối WiFi của bạn sẽ ổn định hơn so với giải pháp adapter ở trên.

Nếu số cổng USB trên máy tính của bạn bị hạn chế về số lượng, trong khi khe PCI trên bo mạch chủ thì lại thừa thãi, thì card WiFi cũng là sự lựa chọn phù hợp hơn.

Nhược điểm:

Như bản chất của từng phương pháp, card WiFi không phải là sự lựa chọn lý tưởng nếu như bạn có nhu cầu sử dụng WiFi cho nhiều desktop. Nó chỉ có thể cố định cho 1 máy mà thôi. Còn adapter thì ngược lại, lý tưởng cho việc mang đi nơi khác để sử dụng cho nhiều máy tính.

Hiện không có nhiều card PCI hỗ trợ chuẩn 801.11ac, và nếu có thì giá bán của chúng cũng đắt hơn so với adapter chuẩn này.

Bo mạch chủ tích hợp WiFi

Những cách bổ sung WiFi cho máy tính để bàn

Có thể nói đây là giải pháp không phù hợp với quá nhiều người dùng. Bởi điều này đồng nghĩa với việc họ phải bỏ ra một khoản tiền không nhỏ để mua bo mạch chủ, trong khi việc đó chỉ để bổ sung WiFi cho máy – điều mà họ có thể tiết kiệm với các giải pháp ở trên. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn đang cần nâng cấp máy tính, thì việc lựa chọn bo mạch chủ tích hợp WiFi cũng là nên tính đến.

Trong một số trường hợp, bạn cũng nên cân nhắc nâng cấp cho bo mạch chủ tích hợp WiFi thay cho sử dụng card WiFi hay giải pháp adapter. Đó là khi bạn đang sử dụng một mẫu motherboard đã khá cũ. Lúc này, mặc dù tiền nâng cấp board mạch chắc chắn sẽ đắt hơn tiền mua card WiFi hay adapter, nhưng bù lại bạn sẽ có được một chiếc PC mới hơn, đủ dùng cho 4 – 5 năm tới.

Một số điểm cần lưu ý khác

Với những phân tích ở trên, hẳn lúc này bạn đã có thể lựa chọn 1 phương pháp tốt nhất cho mình. Tuy nhiên trong quá trình nâng cấp, bạn cần chú ý một số điểm khác như chọn loại adapter có tốc độ phù hợp với tốc độ mạng của mình (chọn adapter chuẩn N thay vì chuẩn G hay thậm chí chọn loại chuẩn AC nếu router của bạn tương thích).

 

 

(theo Genk)

FPT Aptech – Hệ Thống Đào Tạo Lập Trình Viên Quốc Tế

FPT Aptech trực thuộc Tổ chức Giáo dục FPT có hơn 25 năm kinh nghiệm đào tạo lập trình viên quốc tế tại Việt Nam, và luôn là sự lựa chọn ưu tiên của các sinh viên và nhà tuyển dụng.
0981578920
icons8-exercise-96