11 Những lỗi cơ bản dân IT mới vào nghề

(Post 02/08/2012) Những người mới (newbie) và thậm chí cả những chuyên gia trong ngành đôi khi cũng mắc phải những sai lầm gây ra những thiệt hại không chỉ về thời gian, tiền của mà cả thể diện. Dưới đây là bài tổng hợp 10 lỗi đơn giản dân iT hay mắc và cách tránh những lỗi này một cách dễ dàng của Jack Wallen trên TechRepublic.

Bạn có nhớ những ngày đầu tiên khi bạn bước ra khỏi cổng trường đại học và bắt đầu công việc trong ngành IT của mình? Bạn có nhớ những sai lầm của bạn không chỉ làm bạn tốn thời gian mà trong một số trường hợp còn làm bạn mất cả thể diện. Những sai lầm cơ bản này hoàn toàn có thể tránh được bằng một chút cẩn thận, một chút quan tâm và kiến thức cơ bản.

Điều quan trọng nhất là bạn luôn biết rằng chúng sẽ xảy ra, biết là chúng ở khắp mọi nơi và là một nửa của mọi vấn đề.

1. Dự phòng ở đâu?

Bạn gặp phải một vấn đề với máy tính bắt buộc bản phải cài đặt lại hệ điều hành và bạn ngồi hì hục cài lại hệ điều hành thay vì lục lọi trong kho kiến thức xem còn những phương pháp nào tương tự mà ít tốn thời gian hơn. Bạn có thông tin cá nhân, bạn có mật khẩu, bạn có thời gian. Nhưng thật không may, ngay khi bắt đầu cài đặt lại, bạn nhận ra rằng mình quên đi một mảnh ghép quan trọng của bộ ghép hình – bạn đã không sao lưu dữ liệu người dùng.

Thật tuyệt nếu như dữ liệu người dùng được đặt trên máy chủ, nhưng không phải tất cả các mạng đều được tạo ra một cách ngang bằng và một số dữ liệu người dùng được đặt trên ổ cứng trong máy của bạn chứ không được lưu trên máy chủ. Nếu bắt buộc phải cài đặt lại hệ điều hành bạn hãy nhớ bước đầu tiên là sao lưu dữ liệu người dùng để tránh những mất mát không đáng có làm bạn hao tổn thời gian, tiền bạc.

2. Mật khẩu là gì?

Một trong những sai lầm phổ biến khác là quên mật khẩu. Không sao, nếu bạn đang ở trên Active Directory domain và bạn biết mật khẩu quản trị của domain này. Trong trường hợp đó, bạn chỉ cần thiết lập lại mật khẩu đã quên và chuyển sang sử dụng mật khẩu này.

Nhưng nếu bạn quên mật khẩu quản trị domain, đoán xem chuyện gì sẽ xảy ra? Chắc chắn rằng có một con đường dài và khó khăn phía trước đang chờ bạn. Các mật khẩu quản trị domain bạn phải ghi nhớ hoặc lưu vào các tài liệu. Đây là một sai lầm mà ai cũng có thể mắc phải không chỉ những người mới bắt đầu công việc. Tuy nhiên, nên tránh được vấn đề này vì bạn sẽ không làm mọi người xung quanh bực bội và đương nhiên là tiết kiệm khá nhiều thời gian và chi phí.

3. Thông tin tài khoản của bạn là gì?

Nếu bạn đang làm việc với một khách hàng và vì một lý do nào đó bạn cần cho họ biết thông tin Outlook của bạn, hãy chắc chắn rằng bạn lưu các thông tin tài khoản của bạn trước khi bạn xoá các hồ sơ (profile) có vấn đề. Nếu hồ sơ cá nhân bị trục trặc và không cho phép bạn mở Outlook, hãy lấy những thông tin profile từ Mail tool trong Control Panel. Hãy chắc chắn rằng người dùng cuối biết mật khẩu của họ (và phải nhớ mật khẩu), đặc biệt khi bạn không kiểm soát mail server.

4. Bạn quên mang theo cái gì đó?

Bạn vừa tới chỗ khách hàng và nhận ra rằng mình quên mang theo một vật dụng rất quan trọng cho cuộc hẹn. Ngay lúc này, bạn có thời gian để quay về, chộp lấy phần cứng bị quên và hy vọng bạn có thể quay lại kịp thời gian để hoàn thành công việc. Đã từng có những kỹ sư tới nơi làm việc mà quên không mang theo chiếc máy tính mà họ đã lưu trữ các công việc chuẩn bị được triển khai. Hãy làm bất cứ điều gì để có thể tránh điều này như dùng các miếng ghim đánh dấu, sổ tay công việc… Vì nếu không bạn sẽ trở thành một người rất tồi tệ trong mắt mọi người vì lỗi này.

5. Chắc chắn rằng máy của bạn có phải máy kiểm soát dây chuyền sản xuất?

Trước khi làm điều gì đó không chắc chắn hãy tìm hiểu nó nếu bạn đang làm việc trên một máy chủ sản xuất, dẫn đầu, kiểm soát một dây chuyền. Nếu vậy, bạn phải chắc chắn về việc bạn đang làm vì bạn đang bắt đầu cả một quá trình. Hoặc bạn nên làm điều đó trên một máy khác không phải máy chủ sản xuất trước. Nếu để lỗi này xảy ra sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng và lâu dài, trong một số trường hợp nó là nguyên nhân làm mất đi khách hàng và thu nhập.

6. Hãy chắc chắn những gì bạn xoá đi

Hãy tưởng tượng xem bạn sẽ nhìn thấy, nhận được những gì từ khách hàng và người sử dụng cuối của bạn khi họ biết bạn đã xoá một tập tin quan trọng, không thể thay thế mà không có một bản sao lưu dự phòng. Những cái nhìn từ khách hàng sẽ ám ảnh bạn. Trước khi xoá bất cứ điều gì hãy xác nhận điều đó với khách hàng và người sử dụng cuối vì những thứ bạn xoá có thể có giá trị sau này. Nếu người khách hàng và người dùng cuối đồng ý, bạn mới được phép xoá. Còn nếu không hãy tạo ra một thư mục và đưa tất cả những thứ bạn nghĩ là có thể được xoá vào đó và chờ khách hàng và người sử dụng cuối thông qua.

7. Quên khởi động lại

Bạn cập nhật cái gì đó trên máy chủ hoặc máy con và nghĩ rằng đã hoàn thành nó, bạn bỏ đi khi chưa khởi động lại hệ thống. Trừ khi bạn làm việc với một chiếc máy chạy hệ điều hành Linux, đa số các hệ thống khác đều cần phải khởi động lại, đặc biệt là sau một bản nâng cấp lớn. Sau khi kết thúc các quá trình, dường như chắc chắn bạn sẽ nhận được một thông báo phải khởi động lại hệ thống. Nhưng đôi khi bạn bỏ qua các cảnh báo để kết thúc một việc khác và quên mất điều này. Đó là một sai lầm lớn. Nếu bạn không khởi động lại, tất cả những thay đổi sẽ không có tác dụng.

8. Bạn khởi động lại máy chủ mà quên cảnh báo người dùng.

Trong các trường hợp bạn cần khởi động lại máy chủ hãy chắc chắn rằng mình đã gửi cảnh báo cho tất cả người dùng. Bạn không bao giờ biết điều gì sẽ xảy ra nếu một ai đó đang xử lý một công việc quan trọng và bạn khởi động lại máy chủ mà không thông báo gì cho họ? Hoặc điều gì sẽ xảy ra nếu người dùng kết nối tới QuickBooks khi bạn khởi động lại? Luôn luôn chắc chắn bạn nhận được sự cho phép trước khi khởi động lại. Và xác minh rằng tất cả mọi người đã ngắt kết nối, dừng tất cả những tương tác họ đang làm trên máy chủ.

9. Luôn nhớ bạn đã thiết lập bao nhiêu máy chủ DHCP

Rất nhiều kỹ sư thiết lập các bộ định tuyến hoàn chỉnh với máy chủ DHCP trên một mạng mà máy chủ đã được kết hợp với các địa chỉ DHCP. Nếu bạn đang có nhiệm vụ phải thiết lập một bộ định tuyến mới trên một mạng lưới đã có sẵn, hãy chắc chắn bạn biết mục đích của bộ định tuyến đó. Có phải chỉ là một điểm truy cập mạng không dây? Có cần thiết phải hỗ trợ quan DHCP? Biết các chi tiết trước khi bạn hoàn thành công việc này.

10. Tại sao bạn không đăng ký các phần mềm?

Bạn nên đăng ký các phần mềm trước khi sử dụng để tránh gặp phải những rắc rối sau khi thời gian dùng thử kết thúc. Và đương nhiên là còn nhiều sai lầm khác.

Tất cả chúng ta đều có thể mắc sai lầm đôi khi nghiêm trọng hơn sai lầm của người khác. Nhưng những sai lầm này đều có thể và nên tránh, không chỉ tránh được những cái nhìn không thân thiện mà còn giữ được sự tôn trọng tự khách hàng và người sử dụng cuối. Mặc dù những sai lầm trong danh sách trên có thể là những thứ bạn chưa bao giờ mắc phải, nhưng nếu bạn nghĩ lại những ngày đầu mới làm việc bạn sẽ thấy có những điều tương tự. Khi bạn gặp những sai lầm hãy chia sẻ kinh nghiệm và cảnh báo cho đồng nghiệp.

 

Đỗ Kỷ
(theo VnR)

FPT Aptech – Hệ Thống Đào Tạo Lập Trình Viên Quốc Tế

FPT Aptech trực thuộc Tổ chức Giáo dục FPT có hơn 25 năm kinh nghiệm đào tạo lập trình viên quốc tế tại Việt Nam, và luôn là sự lựa chọn ưu tiên của các sinh viên và nhà tuyển dụng.
0981578920
icons8-exercise-96