Postman là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Khi nghe thấy Postman chắc hẳn bạn cũng tò mò không rõ chúng là gì? Có tác dụng ra sao? Cơ sở chức năng có gì đặc biệt? Để giải đáp chính xác những câu hỏi này bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé. 

Postman là gì?

Postman là một phần mềm được sử dụng phổ biến trong quá trình thử nghiệm rest API. Phần mềm sẽ hỗ trợ toàn diện phương thức HTTP, cụ thể là những thao tác như Get, Put, Delete, Post, Patch. Bên cạnh đó Postman còn lưu trữ toàn bộ thông tin những lần request để người dùng có thể dùng khi cần thiết. Nhờ thế người dùng có thể API đơn giản, không cần đến code.

Postman là phần mềm hỗ trợ quá trình thử nghiệm rest API hiệu quả Đây là phần mềm hỗ trợ quá trình thử nghiệm rest API hiệu quả 

Các thành phần chính

Phần mềm này có 3 thành phần chính là Settings tùy chỉnh, Collections và API content. Mỗi một thành phần sẽ đảm nhận nhiệm vụ riêng để hỗ trợ cho lập trình viên khi sử dụng:

Settings 

Settings là thành phần giúp người dùng tùy chỉnh themes, shortcut hoặc format… trong quá trình thử nghiệm rest API.

Collections

Thành phần Collections giúp Postman lưu trữ thông tin các loại API theo folder hoặc theo thời gian.

API content

Thành phần sẽ có 3 thành phần nhỏ là Environments, Request và Response. API content sẽ hiển thị nội dung chi tiết, còn 3 thành phần nhỏ kia sẽ thực hiện việc test API. Thành phần này đòi hỏi tester phải làm việc nhiều nhất, cụ thể :

  • Environments: Chứa các thông tin môi trường.
  • Request: Chứa thông tin chính của API như URL, Method, Headers, Body.
  • Response: Chứa thông tin trả về sau khi Send Request.

Vai trò tuyệt vời của phần mềm Postman

Hiện nay Postman đã có số lượng tải về hơn 4 triệu, trở thành một công cụ được mọi người sử dụng phổ biến nhờ vào những lý do như:

Khả năng truy cập dễ dàng 

Người dùng có thể tải, sử dụng Postman trên máy tính dễ dàng bằng cách đăng nhập tài khoản cá nhân để truy cập các tệp mọi lúc, mọi nơi.

Cho phép sử dụng Collection

Phần mềm này cho phép người dùng tạo collection các lệnh gọi API. Mỗi một collection có thể tạo ra các thư mục con và nhiều yêu cầu khác. Điều này giúp người dùng có thể tổ chức lại các bộ kiểm thử.

Lưu trữ và quản lý thông số kỹ thuật API 

Postman giúp người dùng dễ dàng lưu trữ, lập danh mục, cộng tác xung quanh với các tạo phẩm API trên một nền tảng trung tâm. Phần mềm sẽ lưu trữ, đồng thời quản lý tài liệu, công thức quy trình làm việc, thông số kỹ thuật API cũng như trường hợp và kết quả thử nghiệm, chỉ số cùng nhiều thứ khác của API.

Vai trò của Postman là lưu trữ và quản lý thông số kỹ thuật API  Vai trò của Postman là lưu trữ và quản lý thông số kỹ thuật API  

Công cụ toàn diện 

Postman nền tảng bao gồm một bộ công cụ toàn diện, do đó phần mềm sẽ đẩy nhanh vòng đời của API. Từ việc thiết kế, thử nghiệm, tài liệu, mô phỏng, chia sẻ và khả năng khám phá các API của bạn.

Dẫn đến các API chất lượng tốt hơn 

Phương pháp quản trị toàn vòng đời của phần mềm này người dùng chấp nhận thay đổi các phương pháp phát triển của họ. Qua đó Postman sẽ dẫn đến các API chất lượng tốt hơn, đồng thời thúc đẩy sự hợp tác giữa các nhóm nhà phát triển và nhóm thiết kế API.

Không gian làm việc đa dạng 

Postman có tổng cộng 3 loại không gian làm việc, đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng của người dùng. Bao gồm không gian làm việc cá nhân, không gian nhóm và không gian công cộng. Người dùng có thể sử dụng không gian phù hợp nhất để tổ chức công việc API của mình.

Tích hợp với các công cụ quan trọng nhất

Phần mềm này cho phép người dùng tích hợp những công cụ quan trọng nhất trong quy trình phát triển phần mềm, thực hành API ưu tiên. Nền tảng Postman cũng mở rộng thông qua các công nghệ mã nguồn mở .

Kiểm thử tự động hóa

Người dùng thông qua việc sử dụng Postman có thể thực hiện việc kiểm thử tự động hóa bằng cách dùng Collection Runner hoặc Newman. Nhờ đó bạn sẽ tiết kiệm thời gian và công sức cho các bài kiểm thử lặp đi lặp lại.

Postman giúp người dùng kiểm thử tự động hóa Postman giúp người dùng kiểm thử tự động hóa 

Gỡ lỗi

Bảng điều khiển của phần mềm Postman giúp người dùng kiểm tra dữ liệu đã được truy xuất giúp và gỡ lỗi kiểm thử cực kỳ dễ dàng.

Nghiên cứu giao diện khả dụng của phần mềm Postman 

Giao diện phần mềm này được thiết kế để mang tới trải nghiệm sử dụng tối ưu nhất cho người dùng khi phát triển và kiểm thử API. Để sử dụng thuần thục Postman, bạn hãy tìm hiểu giao diện của phần mềm này thông qua những thành phần dưới đây:

Thanh công cụ

Thanh công cụ Postman cung cấp cho người dùng những nút lệnh để thực hiện các tác vụ như lưu trữ, chia sẻ, tạo yêu cầu mới, kiểm thử API. Bên cạnh đó còn có tính năng tìm kiếm để người dùng dễ dàng truy cập xem xét những yêu cầu từ bộ kiểm thử.

Thanh công cụ của phần mềm Postman Thanh công cụ của phần mềm Postman 

Các chế độ khác

  • Trình soạn thảo yêu cầu: Người dùng có thể tạo hoặc chỉnh sửa một yêu cầu bằng trình soạn thảo tích hợp nhằm chỉnh những tham số như phương thức HTTP, header, body và authorization.
  • Kết quả và gỡ lỗi: Sau khi gửi yêu cầu, người dùng sẽ nhận được kết quả từ API. Postman tiếp tục cung cấp công cụ gỡ lỗi để người dùng xác định và khắc phục vấn đề (nếu có).
  • Quản lý môi trường và biến: Phần mềm này cung cấp giao diện để người dùng quản lý biến toàn cục và biến môi trường. Hơn nữa có thể thêm, sửa đổi và xóa các biến dễ dàng.
  • Quản lý bộ kiểm thử: Bạn có thể tạo, chỉnh sửa và chạy những bộ kiểm thử tự động thông qua giao diện tương ứng.

Khung làm việc chính

Khung làm việc chính của phần mềm sẽ hiển thị danh sách các yêu cầu cũng như bộ kiểm thử. Người dùng có thể chuyển đổi giữa các tab để quản lý biến toàn cục, môi trường và các bộ kiểm thử.

Khung làm việc chính của Postman  Khung làm việc chính của Postman  

Phân tích cơ sở chức năng của phần mềm Postman

Có thể thấy rằng phần mềm này đang cung cấp hàng loạt những tính năng thông minh để tạo ra cơ sở mạnh mẽ nhằm hỗ trợ người dùng tối đa trong quá trình lập trình và kiểm thử API. Dưới đây là một số cơ sở chức năng chính của Postman mà bạn nên rõ:

  • Cho phép người dùng tạo và tùy chỉnh những yêu cầu HTTP như POST, GET, PUT, DELETE và nhiều phương thức khác để tương tác với API.
  • Tạo các bộ kiểm thử tự động để kiểm tra tính đúng đắn và hiệu suất hoạt động của API.
  • Cung cấp công cụ gỡ lỗi để dễ dàng xác định và sửa lỗi trong API.
  • Tương tác với nhiều môi trường như Linux, MacOS và Windows.
  • Tích hợp nhiều công nghệ, dịch vụ lưu trữ dữ liệu.
  • Cho phép người dùng tạo nên môi trường phát triển, kiểm thử API linh hoạt và mạnh mẽ.

Đánh giá lợi thế và hạn chế khi sử dụng mã nguồn mở để phát triển, kiểm thử API

Mã nguồn mở là những phần mềm công khai code, do đó ai ai cũng có thể tải về để tiến hành chỉnh sửa theo ý mình. Mục đích chính của mã nguồn mở đó là giúp đỡ các lập trình viên có thể chia sẻ kiến thức và thành quả của mình cho mọi người cùng tham khảo và sử dụng. Tuy nhiên mã nguồn mở khi phát triển, kiểm thử API sẽ tồn tại những lợi thế và hạn chế như:

Lợi thế 

  • Lập trình viên sẽ phát huy tính sáng tạo khi phát triển phần mềm, website nhờ vào mã nguồn mở.
  • Mã nguồn mở có thể giúp lập trình viên tạo ra các chức năng tiên tiến và hiện đại hơn.
  • Các website sử dụng mã nguồn mở sẽ dễ quản trị hơn.
  • Mã nguồn mở mang lại nhiều sự lựa chọn cho người dùng.
  • Phù hợp sử dụng cho những dự án “dài hơi” của công ty, doanh nghiệp.
  • Sử dụng mã nguồn mở giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí khi hoạt động.

Hạn chế

  • Mã nguồn nếu xảy ra lỗi sẽ khiến cho website gặp vấn đề lớn, đại đa số doanh nghiệp phải xây dựng lại website mới.
  • Sử dụng mã nguồn mở còn khiến lập trình viên khó nâng cấp web, phần mềm và ứng dụng bởi vì người dùng phải tuân thủ theo mã nguồn đó.
  • Nên tránh sử dụng mã nguồn nếu ít kiến thức về lập trình để tránh bị lừa, trục lợi bất chính.
  • Những website sử dụng mã nguồn mở sẽ có tốc độ tải trang chậm hơn rất nhiều so với các mã nguồn đóng. Bởi vì bộ mã nguồn mở không tránh khỏi các đoạn code dư thừa, dẫn tới website nặng hơn bình thường.
  • Các mã nguồn mở được công khai trên internet do đó nhiều hacker có thể nhanh chóng có trong tay bộ mã nguồn của bạn. Họ sẽ xâm nhập website của thương hiệu một cách dễ dàng, dẫn tới việc bị đánh cắp dữ liệu, ảnh hưởng danh tiếng của doanh nghiệp.

Làm thế nào để tải và cài đặt phần mềm Postman?

Nếu bạn đã hiểu rõ về tính ứng dụng và cơ sở chức năng của Postman thì đừng bỏ qua hướng dẫn tải và cài đặt phần mềm này đã được hướng dẫn chi tiết các bước dưới đây như sau:

  • Bước 1: Truy cập vào web https://www.getpostman.com/downloads/.
  • Bước 2: Chọn nền tảng Download tương thích (Mac, Windows hoặc Linux).
  • Bước 3: Đợi quá trình tải xuống máy tính hoàn tất, ấn vào “Run”.
  • Bước 4: Bắt đầu cài đặt, sau đó khởi chạy ứng dụng.
  • Bước 5: Đăng ký tài khoản (tạo tài khoản riêng hoặc sử dụng tài khoản Google).
  • Bước 6: Chọn workspace tools bạn cần, ấn “Lưu tùy chọn của tôi” .
  • Bước 7: Bạn sẽ thấy màn hình bắt đầu Rest API.

Tải và cài đặt phần mềm Postman tương đôi nhanh và đơn giảnTải và cài đặt phần mềm Postman tương đôi nhanh và đơn giản

Tương lai của Postman trong lĩnh vực phát triển phần mềm

Công cụ này thực sự có tính năng vô cùng hữu ích có thể hỗ trợ lập trình viên phát triển và kiểm thử API. Đồng thời còn loại bỏ các lỗi API và hợp lý hóa các quy trình tạo API đáng tin cậy cực tốt. Trong tương lai gần, phần mềm Postman chắc chắn sẽ phát triển API phụ trợ và dịch vụ web tốt hơn nữa. Lập trình viên nên yên tâm sử dụng Postman để tạo tài liệu, giám sát hiệu suất API và cộng tác theo thời gian thực.

Kết luận 

Sau khi theo dõi bài viết này bạn đọc có lẽ đã thu thập và nắm được nhiều thông tin liên quan tới Postman rồi. Hy vọng bạn sẽ dùng đến phần mềm này để quá trình thử nghiệm API trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn.

FPT Aptech trực thuộc Tổ chức Giáo dục FPT có hơn 25 năm kinh nghiệm đào tạo lập trình viên quốc tế tại Việt Nam, và luôn là sự lựa chọn ưu tiên của các sinh viên và nhà tuyển dụng.
0981578920
icons8-exercise-96